Tự viết Messenger Desktop cho Linux với Nativefier

1441

Bài viết được sự cho phép của tác giả Trần Khôi Nguyên Hoàng

Nguyên nhân

Mình không dùng Facebook nhiều mà chỉ dùng mỗi Messenger để nhắn tin chat chit cho công việc và bạn bè – Mặc dù mình thích thằng Telegram hơn, ngon hơn thằng Messenger của anh Mark 3000 lần. Thằng Messenger thì hiện tại hình như bên Windows thì đã có Official rồi thì phải, còn bên Linux như con ghẻ, chả có gì, toàn phải dùng bản Web App. Mỗi lần sử dụng toàn phải tìm lại trong đống tab của mình. Nên mình tim hiểu tự làm một cái thử xem. Sau một lhời gian tìm hiểu thì thấy có một package làm giúp cho mình việc này, tất nhiên nó không phải là native app, mà làm wrapper của Electron.

  Discord đã lưu trữ hàng tỉ messages mỗi ngày như thế nào?
  Messaging App sẽ định hình lại E-commerce

Nativefier

Nativefier là một wrapper của Electron dùng để tạo Desktop Application cho Linux và các platform khác. Tuy nhiên mình chỉ dùng cái này trên Linux thôi nên không test được ở platform khác nha. Ngoài ra, có thể vọc vạch thêm một chút cho application này, ví dụ như inject javascript hay css.

Tự viết Messenger Desktop cho Linux với Nativefier

Cài đặt và cách sử dụng

Cài đặt package này, rồi gắn global flag rồi để sau này có gì sử dụng cho nó tiện cũng được. Nếu không thì bỏ cái global flag ra cũng ok.

sudo npm i nativefier -g
Bash

Sử dụng thì đơn giản cực kỳ. Sử dụng nativefier để convert web app messenger.com cho platform linux.

nativefier https://www.messenger.com -p linux
Bash

Sau khi chạy command này xong thì nativefier sẽ generate ra một folder là Messenger-linux-x64

Tự viết Messenger Desktop cho Linux với Nativefier
Cấu trúc folder khi generate ra

Tới lúc này thì start lên với câu lệnh

./Messenger.com
Bash

Thế là xong, có một Desktop Application rồi.

Mở rộng

Tất nhiên là nếu như vậy không thôi thì cũng không tận dụng hết được tính năng của Nativefier. Ở đây thì mình sẽ mở rộng thêm một chút, mình sẽ làm Dark Mode cho con ứng dụng ghẻ của mình. Electron là một framework dùng để build desktop application bằng html, css, javascript. Thì thằng nativefier này được build dựa trên thằng electron. Như vậy thì muốn thay đổi giao diện của ứng dụng thì chỉ việc add thêm dark mode css là xong. Để inject được css trong natifier thì dùng flag —inject. Vì thế mình sửa code lại một tí.

nativefier https://www.messenger.com -p linux --inject dark.css
Bash

Sau đó vào trong Messenger-linux-x64/resources/app/inject ****để sửa file dark.css như sau. Mình bợ của anh nào đấy trên github

Thế là có một Messenger Dark Mode Desktop Application rồi.

Các bạn có thể xem thêm các API hay ho khác của Nativefier ở đây nhé. Còn nhiều thứ hay ho có thể dùng lắm.

Đến đây thì có vẻ như chưa đủ, mình còn phải tạo shortcut cho nó để bấm là chạy nữa chứ. Lúc này thì phải dùng một số câu lệnh SHELL của Linux.

Đầu tiên là tạo shortcut cho nó tên là shortcut.sh

#!/bin/sh
set -e
WORKING_DIR=`pwd`
THIS_PATH=`readlink -f $0`
cd `dirname ${THIS_PATH}`
FULL_PATH=`pwd`/Lotion
cd ${WORKING_DIR}
cat <<EOS > Messenger.desktop
[Desktop Entry]
Name=Messenger
Name[en_US]=Messenger
Comment=Unofficial Facebook Messenger application for Linux
Exec="${FULL_PATH}/Messenger"
Terminal=false
Categories=Social
Type=Application
Icon=${WORKING_DIR}/icon.png
StartupWMClass=Messenger
EOS
chmod +x Messenger.desktop
## This can be updated if this path is not valid. 
cp -p Messenger.desktop ~/.local/share/applications
Bash

Tiếp theo là tạo file install.sh

#!/bin/bash
PD=`pwd`
INSTALL_DIR=$PD"/Messenger"
echo $INSTALL_DIR
mkdir -p $INSTALL_DIR
tar xvf $PD/Messenger-linux-x64.tar.xz -C $INSTALL_DIR --strip 1
/bin/bash $PD/shortcut.sh
Bash

Rồi làm nốt file remove.sh cho nó đủ bộ

#!/bin/bash
PD=`pwd`
INSTALL_DIR=$PD"/Messenger"
rm -r $INSTALL_DIR
rm ~/.local/share/applications/Messenger.desktop
Bash

Kết luận

Trên đây đơn giản chỉ là một package giúp mình convert một Web App ra Desktop App. Tuy nhiên, nếu Custom tốt thì cũng không đến nổi nào. Ngoài ra thì mình có thể xài thằng này để làm một số App cho mình, ví dụ như thằng Zalo, hay Whatsapp. Cũng là một ứng dụng, vì có app vẫn thích hơn là dùng browser.

Các bạn có thể xem repo tại GIthub của mình nhé.

Bài viết gốc được đăng tải tại htknguyen.com

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm các việc làm Developer hấp dẫn tại TopDev