Top 5 câu hỏi phỏng vấn Vuejs hay và khó

15310

Bài viết được sự cho phép của tác giả Kiên Nguyễn

Bữa rồi rảnh rỗi ngồi lướt Facebook thấy có status đăng như sau “Phỏng vấn Vuejs một bạn làm Vuejs 2 năm nhưng không rõ về mounted, computed và created“.

  Cách sử dụng các plugins jQuery trong VueJS
  Instant AJAX Search với Laravel và Vuejs

Nghĩ mà buồn thay, nên tiếp sau bài viết về Vuejs life cycle – hiểu sao cho đúng. Mình quyết định viết thêm bài viết một số câu hỏi phỏng vấn Vuejs cơ bản. Hy vọng sẽ giúp đỡ các bạn khi try hard phỏng vấn Vuejs nha.

Top 5 câu hỏi phỏng vấn Vuejs hay và khó
Đệch, đặt tên con đi phỏng vấn đâu cũng pass. LOL

1. Sự khác biệt giữa v-if và v-show?

// V-if condition group 
<template v-if="ok">
<h1>Title</h1>
<p>Paragraph 1</p>
<p>Paragraph 2</p>
</template>

v-if only renders the element to the DOM if the expression passes whereas v-show renders all elements to the DOM and then uses the CSS display property to show/hide elements based on expression.

v-if chỉ render các element tới cây DOM nếu biểu thức bên trong dấu bằng đúng (true). Trong khi đó, v-show render tất cả các element đó trên DOM và sử dụng CSS để ẩn hiện thông qua tính đúng sai trong biểu thức

Rõ ràng mà nói, sự khác biệt cơ bản và chuẩn chỉnh nhất giữa v-if và v-show là có render lên DOM tree hay không?. V-if rõ ràng không hề render object đó nếu không thỏa điều kiện, còn v-show thì có.

v-if has higher toggle costs while v-show has higher initial render costs

v-if có chi phí render khá cao, chắc chắn là cao hơn v-show, thoải điều kiện thì v-show sẽ render lại object đó trên DOM. Nên cẩn thận khi dùng

// v-show render trên DOM, nhưng display: none để ẩn đi
<h1 v-show="ok">Hello!</h1>
Top 5 câu hỏi phỏng vấn Vuejs hay và khó

Nên một số đối tượng thường xuyên ẩn hiện nên sử dụng v-show. Bạn nào chưa biết về cây DOM có thể tham khảo bài viết này tại Kieblog.

Đấy, đọc thì tưởng là câu hỏi phỏng vấn Vuejs dễ. Trả lời cho đúng với bài bản thì không phải dễ nha.

2. Tại sao khi bind v-for thường phải mapping key

Hơi kì kì nhưng câu trả lời cũng có ý đúng là v-if thì có v-else còn v-show thì không

3. Có thể for loop một range với v-for được không?

Căng, trước giờ v-for với index cho từng item thì thấy nhiều, chứ for cho range thì hơi lạ. Tuy nhiên đây không phải câu phỏng vấn Vuejs khó. Chỉ là một câu hỏi mẹo thôi

v-for với kiểu mapping idx kiểu này thì bình thường, xài rất nhiều.

 <div
class="message-content"
v-for="(msg, idx) in message.contents"
v-bind:key="idx"
v-html="msg"
></div>
Tuy nhiên, vẫn có một kiểu khác ít biết hơn có thể for trong range như sau:
// Sử dụng từ khóa in, loop trong dãy từ 1->10
<div>
<span v-for="n in 10">{{ n }} </span>
</div>

Đù, hỏi thách đố vl, nhưng không sao, biết thêm chừng nào tốt chừng đó. Code kiểu này trong pro ra hẳn.

4. Dynamic route matching là gì?

Dynamic route cũng là một câu hỏi phỏng vấn khá hay. Tất nhiên đã làm nhiều với Vuejs sẽ trả lời hoặc đưa ra được ví dụ về câu hỏi này. Đã làm Vue thì mình nghĩ trong quá trình phỏng vấn Vuejs chắc chắn sẽ có một câu liên quan tới Router. Nên ôn kĩ nha!.

Tuy nhiên, chính xác mà nói:

Dynamic route matching to map routes to the same component based on a pattern.

Dynamic route matching giúp ta map các route tới component với các pattern khác nhau

Cùng xem xét ví dụ dưới đây:

// Sử dụng từ khóa in, loop trong dãy từ 1->10
const Aritcle = {
template: '<div>Aritcle {{ $route.params.subjectId }}, PostId: {{ route.params.postid }}</div>'
}

const router = new VueRouter({
routes: [
// dynamic segments start with a colon
{ path: '/subject/:subjectId/post/:postid', component: Aritcle }
]
})

Khi sử dụng, các URL mapping với router param sẽ cho các kết quả như sau:

/subject/vuejs/post/123 hoặc /subject/react/post/234

5. Mục đích của keep alive tag?

Câu hỏi phỏng vấn Vuejs về keep-alive thường không hỏi nhiều. Tuy nhiên khá dễ để nắm bắt, bạn nào có đọc qua chắc chắn trả lời được.

Keep-alive tag is an abstract component used to preserve component state or avoid re-rendering. When you wrapped tag around a dynamic component, it caches the inactive component instances without destroying them.

Keep-alive tag sử dụng để giữ trạng thái hiện có của component và tránh việc render lại component quá nhiều lần. Các đối tượng được đóng ở trong tag keep-alive sẽ được giữ instances

Keep-alive component đặc biệt hữu ích ở các component stepper. Một khi đã lưu các thông tin ở step này, back lại sẽ có ngay, không phải render.

<!-- Inactive components will be cached! -->
<keep-alive>
<component v-bind:is="currentTabComponent"></component>
</keep-alive>

Ngoài việc không phải render lại (về perfomance), sử dụng keep alive tag còn tránh việc sử dụng Store vô tội vạ để lưu trữ khi back đi back lại

<!-- basic -->
<keep-alive>
<component :is="view"></component>
</keep-alive>

<!-- multiple conditional children -->
<keep-alive>
<comp-a v-if="a > 1"></comp-a>
<comp-b v-else></comp-b>
</keep-alive>

<!-- used together with `<transition>` -->
<transition>
<keep-alive>
<component :is="view"></component>
</keep-alive>
</transition>

6. Tham khảo một số câu hỏi phỏng vấn Vuejs khác

Cảm ơn vì đã đọc bài. Nhớ đón đọc vào thứ 2 và thứ 5 hằng tuần nha. Happy coding!

Bài viết gốc được đăng tải tại kieblog.vn

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên TopDev