Tại sao sinh viên giỏi chưa hẳn sẽ là nhân viên tốt?

11488

Cậu tệ quá! Tốt nghiệp loại giỏi, lại xuất thân từ trường danh tiếng, cậu thể hiện chỉ được như thế thôi sao? Cậu không phải là nhân viên tốt. Chúng tôi cần nhiều hơn thế!

Đó là những câu nói mà nhiều ứng viên đã chia sẻ với TopDev. Thực tế ấy cho thấy một sinh viên giỏi chưa hẳn đã làm việc tốt. Lãnh đạo là người có chuyên môn, và chắc chắn sự phê bình hay góp ý của họ đều có cơ sở? Vậy bạn lẽ làm gì? Không lẽ bạn sẽ xù lông để tự bảo vệ mình: Ai cũng bảo tôi học giỏi, từ ba mẹ đến thầy cô, bạn bè, các người dựa vào gì để chê tôi? Việc phản bác như vậy sẽ không khiến bạn trở thành một nhân viên tốt hơn.

Hãy bình tĩnh! Và thật tỉnh táo để loại bỏ ngay suy nghĩ “Các sinh viên ưu tú thì nhất định là một nhân viên giỏi”. Nhiều yếu tố khác nhau giữa cả hai môi trường doanh nghiệp và giảng đường đã tạo ra sự chi phối lớn đến tiêu chi đánh giá chất lượng một sinh viên/nhân viên. Do vậy, việc áp đặt chung một quy chuẩn đánh giá là thiếu nhất quán.

Cùng TopDev phân tích rõ hơn về vấn đề này thông qua bài viết sau.

Hệ tiêu chuẩn đánh giá không đồng nhất

Ở Đại học, tiêu chuẩn đánh giá về năng lực là thái độ, kết quả học tập. Ngược lại, môi trường doanh nghiệp lại đề cao về thái độ và sự thể hiện thông qua những kết quả thực tế.

nhân viên tốt

Nếu ở chốn giảng đường, bạn đáp ứng được những chỉ dẫn, điểm của bạn sẽ tốt. Và hiển nhiên, bạn thuộc top những sinh viên nổi trội. Thế nhưng, trong một tổ chức, cấp trên chỉ đánh giá bạn dựa vào những kết quả đạt được.

Hơn thế nữa, tiêu chuẩn về năng lực trong công ty còn chịu tác động bởi các hệ giá trị về tính trách nhiệm: đi đúng giờ, hoàn thành deadline,… Trường hợp bạn đạt hiệu suất sẽ được xem xét là một nhân viên tốt. Ngược lại, việc khiển trách hoặc sa thải sẽ dành cho những cá nhân không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xem thêm: 5 “quả bom nổ chậm” có thể đánh bay sự nghiệp của bạn 

Nhiều sinh viên mới ra trường do thiếu trải nghiệm, họ bị chật vật với mọi thứ. Dù họ đã cố gắng nhưng vẫn luôn bị phê bình. Dường như lời phát ngôn: “Tôi đã cố gắng rồi” không còn hữu hiệu trong hoàn cảnh công sở nữa. Thay vào đó, giá trị của bạn chỉ được công nhận khi bạn thực hiện được phát ngôn: “Tôi đã hoàn thành”.

Cách nhìn nhận về năng lực có sự khác biệt

Học tập trên giảng đường, IQ được xem là hệ giá trị phản ánh tài năng. Thế nhưng, khi đi làm EQ mới là hệ giá trị được các công ty quan tâm nhất.

Chẳng hạn, các sinh viên khối ngành khoa học xã hội cần tận dụng năng lực trí nhớ. Sinh viên khối ngành khoa học tự nhiên tận dụng năng lực suy luận – tính toán.

Thế nhưng, các doanh nghiệp lại cần mỗi nhân viên phát huy tối đa các kỹ năng: thiết lập mối quan hệ – networking, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán,… Đó lại là những năng lực về EQ.

  Cách thiết lập và duy trì mối quan hệ (networking) hiệu quả
  Kỹ năng giao tiếp? Làm thế nào để cải thiện giao tiếp hiệu quả?

nhân viên tốt

Chúng ta không thể phủ nhận những thành tích xuất sắc mà một sinh viên giỏi đạt được. Đó là những nỗ lực thật sự của họ. Thế nhưng, để trở thành một nhân viên tốt với đầy đủ những tố chất thì họ chưa đạt được. Nhiều sinh viên có kết quả học tập chưa tốt nhưng họ lại thành công. Họ tinh tế và có cách ứng xử chuyên nghiệp. Đồng thời, biết phát huy thế mạnh EQ để chứng tỏ năng lực của mình. Đó là lý do tại sao họ lại nhận được nhiều sự hậu thuẫn từ đồng nghiệp, bạn bè.

Sự khác biệt trong quy luật về Điểm giá trị năng lực

Điểm số học tập càng cao thì điểm giá trị năng lực càng lớn. Đó cũng chính là thước đo đánh giá duy nhất tại môi trường Đai học. Ngoài ra, tiêu chí phụ sẽ được phát huy nếu cá nhân sinh viên có tham gia vào các họat động xã hội, công trình nghiên cứu. Lúc ấy, điểm giá trị năng lực của bạn có thể được gia tăng lên. 

Khác với quy luật trên, thước đo đánh giá ở công ty rất đa dạng. Tùy vào từng vị trí khác nhau đều có sự linh hoạt thể hiện các năng lực tương ứng. 

Xem thêm: 4 cách thúc đẩy sự phát triển nhân viên tại công ty

nhân viên tốt

Ví dụ như cùng là công ty về công nghệ, ở phòng ban Dev, cần những bạn có kỹ năng lập trình tốt. Trong khi đó ở phòng ban Social lại đòi hỏi những bạn có kỹ năng về sáng tạo. Chính sự khác biệt ấy dẫn đến yêu cầu thể hiện và phát triển các năng lực cũng khác nhau. Điểm giá trị năng lực trong công ty hướng đến những nhân viên phù hợp nhất, không phải tìm kiếm những nhân viên ưu tú nhất. 

Dù bạn giỏi hay chưa giỏi theo quy chuẩn về thành tích, bạn cũng cần quan tâm đến cái gọi là sự phù hợp với môi trường công ty. Hãy thật sự hiểu được công ty cần gì. Bạn có gì để đáp ứng được những nhu cầu mà họ đang tìm kiếm. Lúc ấy, bạn mới thật sự là một cử nhân/ứng viên giỏi đúng nghĩa.

Lời kết

Không cần biết bạn giỏi thế nào, khi bắt đầu trở thành một nhân viên tốt, hãy tôn trọng các quy tắc. Hãy tìm hiểu để thích nghi nhanh chóng với môi trường mới. Quan tâm đến việc học hỏi và phát huy tốt các kỹ năng, bạn sẽ tiến bộ nhanh thôi. Đối với các công ty, nên tăng cường công tác đào tạo kỹ năng cho nhân viên thay vì chỉ dựa vào sự phán đoán đơn thuần – thành tích học tập. Hãy lưu tâm: sự cân bằng luôn quan trọng.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Top Việc làm it trên TopDev