AMA (Ask Me Anything), một sự kiện Q&A ( Hỏi đáp trực tiếp ) diễn ra đều đặn trên fanpage của TopDev. Trong chương trình vừa rồi, anh Nguyễn Thanh Tùng đã có những chia sẻ hết mình với những thành viên trên cộng đồng lập trình.
Hiện anh đang đảm nhiệm vai trò là trưởng bộ phận phát triển sản phẩm Web – app thuộc công ty cổ phần Thế Giới Di Động. Anh có trên 10 năm kinh nghiệm làm Product Management và UI/UX, cộng thêm anh đã kinh qua rất nhiều dự án ở các công ty lớn như Baamboo MP3 (VCcorp), Anhso.net (Moorecorp),Thegioididong.com, Dienmayxanh.com, Ứng dụng TGDD. Hãy cũng xem qua những chia sẻ của anh với bạn đọc trong tuần qua.
Chào anh Tùng, anh cho em hỏi là nếu học UX có cần phải biết kỹ thuật không anh? Em muốn nghiên cứu UX thì nên bắt đầu từ đâu ạ?
Muốn làm UX designer không nhất thiết cần phải biết lập trình, nhưng nên rèn cho mình để có engineering/hacker mindset + trang bị cho mình kỹ năng Research thông tin khi gặp vấn đề (cần tiếng Anh tốt). Anh lấy một ví dụ cụ thể về Hacker mindset giúp ích thế nào cho việc gia tăng trải nghiệm UX (case study này của Instagram): xem link tại đây
Ở thegioididong.com, Product Manager kiêm luôn vai trò UX và nhiều vấn đề về trải nghiệm người dùng cần được giải quyết bằng lập trình thì PM có thể research và đưa ra giải pháp cho Dev triển khai luôn (vì ko phải Dev nào cũng có kỹ năng research hay nhạy về UX). Ví dụ đợt rồi để tối ưu trải nghiệm loading app cho nhanh, anh là người đưa ra một số hướng đi kỹ thuật cho bên Dev tối ưu (dù anh xuất thân là dân Ngoại thương, học UI)
Em là iOS Dev. Mặc dù nhiều năm làm mobile nhưgn k có nhiều kiến thức về UX cũng như làm sao để tối ưu quy trình làm app của bản thân, vì nhiều khi k hiểu dc ý đồ của UX design lai đâm ra khó chịu không hợp lí. Với dev, nên bắt đầu học và hiểu UX từ nền tảng nào? Cảm ơn anh Tùng.
Ở thegioididong đã có lúc anh gặp vấn đề tương tự với team IT, và anh có làm một buổi chia sẻ với họ về việc vì sao IT nên biết UX và nên trang bị gì, em có thể tham khảo ở đây nhé
Xem thêm: Tuyển ui ux designer lương cao
Cái này có hơi kì 1 tí nhưng anh có thể chia sẻ với em cách để thuyết phục sếp duyệt UX của mình là gì ạ? Mặc dù mình tin là cái UX này sẽ work nhưng các sếp thì lại không thì làm sao anh?
UX tốt ko phải do em hay sếp em quyết định, mà do user sử dụng sp đó quyết định. Cách tốt nhất là sau khi thiết kế hãy mang sp ra ngoài cho user trải nghiệm thử (kỹ thuật thì nhiều: gửi survey hàng loạt, phỏng vấn ngẫu nhiên 5 user, gọi điện khách hàng cũ mời họ tham gia focus group testing). Ở tgdd, sau khi thiết kế xong bọn anh hay dựng prototype và mang nó cho một số user sử dụng thử, kết quả mang về thảo luận với team. Sếp mà sai thì cũng loại 🙂
Em muốn hỏi về con đường trở thành UX design của anh như thế nào ạ? hiện tại em đang muốn trở thành 1 UX designer nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu ạ?
Quá trình học UX design của anh đến từ 2 nguồn:
– Học từ thực tế: em có thể xem qua con đường công việc mà anh đã làm. Trong đó trải nghiệm UX sâu sắc nhất là khi làm ở Thegioididong (5 năm). Các bài học truyền cảm hứng nhất về UX lại đến từ những người không ở trong lĩnh vực chuyên môn của mình mà đến từ những người “ngoại đạo”, họ cho mình thấy một điều là “UX bắt nguồn từ cuộc sống” và người làm UX nên ra ngoài trải nghiệm thực tế nhiều hơn là chỉ đọc và nghiên cứu. Quan điểm thiết kế UX của anh hiện tại là “tối giản” và “lúa hoá”. Anh có chia sẻ lúc trước ở đây:
– Tự học: anh đọc tài liệu, các bài viết về UI/UX mỗi ngày (nguồn chính giờ là medium.com, quora.com), tham gia trao đổi ở một số nhóm về UI/UX/Product Management trên Slack (group VN thì team Marquee, nước ngoài thì có https://www.productmanagerhq.com), kết nối và follow một số UI/UX designer + PM nổi tiếng trên thế giới ở Facebook, medium.com.
Anh có thể giới thiệu một số các UX designs từng truyền cảm hứng cho anh với em được không ạ?
Đây là một số UX design story mà anh ấn tượng thời gian gần đây – một case stuty chi tiết về quá trình thiết kế UX/UI của một ứng dụng giả định Google Hobbies
– Thiết kế lại trải nghiệm Uber theo hướng “lúa” và dễ sử dụng cho người già
– Thiết kế trải nghiệm nghe nhạc trên Spotify, anh rất ngạc nhiên khi biết cách thuật toán của spotify thông minh thế nào và làm sao mà họ có thể gợi ý nhạc đúng gu mình như vậy
-Phân tích về flow User onboard của các web/app nổi tiếng. Cũng học được nhiều về UX và cách làm UX audit
Em chào anh. Khó khăn lớn nhất trong 10 năm giữ vị trí PM của anh là gì? Cách anh vượt qua khó khăn đó ạ? Thêm nữa, tố chất để trở thành 1 PM giỏi là gì vậy anh? Cảm ơn anh.
Có 2 thách thức lớn nhất với anh sau 10 năm làm PM
– Năng lực quản trị và triển khai dự án: Làm sao để sản phẩm mà mình ấp ủ ra mắt ĐÚNG TIẾN ĐỘ, ĐÚNG THIẾT KẾ. Một số vấn đề mà các team thường hay gặp: Dev code xấu, ko như thiết kế; Dev ko đưa ra được giải pháp kỹ thuật để giải quyết vấn đề mình nêu hoặc chỉ được 50% kỳ vọng; Content long lanh như thiết kế lấy ai viết; quy trình giao hàng 30 phút ai làm được; …. Rất nhiều yếu tố chi phối đến kết quả của dự án và người PM giỏi phải có power và sự quyết liệt, cầu toàn để đưa mọi thứ về đích
– Thường thì khi em làm 10 năm trong một lĩnh vực, em sẽ có nhiều kinh nghiệm và các kinh nghiệm đó sẽ dần chuyển hoá thành các quan điểm, triết lý của em, điều này đôi khi sẽ khiến em khó tiếp thu các luồng suy nghĩ trái chiều hay các góc nhìn mới. Một người PM/UX designer nên giữ một thái độ cởi mở với mọi luận điểm, anh có chia sẻ ý đó trong slide này hoặc em đọc bài này.
Em có thể đọc series bài viết của chị này (Product Director của Facebook), chị ấy chia sẻ rất nhiều điều thú vị để trở thành một PM giỏi: https://medium.com/@joulee Còn muốn đọc sâu hơn để chuẩn bị làm một PM thì có nguồn này rất đầy đủ.
Dự án UI/UX mà anh tâm đắc nhất & những gì anh học được từ dự án đó? Em với team đang ấp ủ 1 dự án game chạy trên nền tảng di động, anh có kinh nghiệm UI/UX đối với dự án kiểu này không? Rất mong được nghe anh chia sẻ.
Mỗi nămthegioididong.com và Điện Máy Xanh (dienmayxanh.com) sẽ có một lần thay đổi UI/UX lớn để phục vụ cho việc bán hàng và phục vụ user tốt hơn, và sau mỗi dự án (khoảng 3-4 tháng) thì anh và team đều rút ra những bài học mới. Một số điều anh cho là quan trọng khi quản trị một dự án:
– Chọn một mô hình quản lý dự án hiệu quả: ở tgdd bọn anh dùng scrum
– Giao tiếp team minh bạch, rõ ràng, liên tục và thường xuyên là yếu tố mấu chốt quyết định thành công cho dự án
– Huy động nguồn lực từ nhiều bộ phận vào quá trình làm UX: trong quá trình làm, để sản phẩm có UX tốt nhất nhiều khi em sẽ đụng đến các team khác như content, logistics, call center. Đặt khách hàng làm trọng tâm, em sẽ thấy có nhiều thứ cần tác động đến các bộ phận để sản phảm có một UX flow tốt.
Xin cảm ơn anh Tùng về những chia sẻ của mình!
Truy cập ngay việc làm IT đãi ngộ tốt trên TopDev