Tác giả: Hugo Rocha
Trong những năm vừa qua tôi đã thực hiện hơn 100 cuộc phỏng vấn về kỹ sư phần mềm – software engineer. Nếu các bạn thắc mắc cách mà nhà phỏng vấn hiểu ứng viên, làm thế nào họ đánh giá ứng viên có phù hợp với vị trí công việc hay không, hãy đọc hết bài viết này. Mặc dù mỗi công ty có một quy trình của riêng họ, nhưng vẫn có một số bẫy rất quen thuộc mà ứng viên thường không vượt qua được, và sau đây là lời khuyên chân thành để tránh được chúng.
Software engineer giỏi
Colin R. Davis từng nói “Con đường dẫn đến thành công và thất bại là gần như nhau”. Không có một tiêu chuẩn độc nhất nào để miêu tả một SE – software engineer giỏi cả. Nó còn phụ thuộc vào nhu cầu vị trí ấy và mức độ đa dạng sản phẩm và tuổi đời của một công ty. Một công ty startup dĩ nhiên thì cần marketing trong thời gian ngắn, trong khi một công ty lão làng đã có lượng khách hàng lớn và ổn định sẽ đối mặt với những thách thức khác về quy mô và cấu trúc công ty. Từ đó, xây dựng product với sự hiểu biết về doanh nghiệp sẽ khác với chuyện giải quyết những challenge công nghệ phức tạp.
Một engineer cầu toàn đến từng chi tiết sẽ khác với engineer phải thực hiện công việc trong thời gian gấp rút. Vì thế bài toán ở đây là phải hiểu được công ty nào đang tìm kiếm điều gì và hướng hành động và cách giao tiếp phù hợp vào “khung” ấy. Hạn chế những CV “one-fits all” mà hãy ứng dụng với từng trường hợp thực tế. Ngoài ra bạn cũng nên định hình “giỏi” là như thế nào trong tình cảnh của công ty và chứng minh kiến thức, kinh nghiệm và thái độ của mình phù hợp thế nào với hoàn cảnh ấy.
Hãy làm homework
Benjamin Franklin nói rằng “Thất bại trong khâu chuẩn bị cũng có nghĩa là chuẩn bị để thất bại”
Đi phỏng vấn mà không biết chút gì về công ty cũng như đi hẹn hò mà chỉ toàn nói về bản thân, cũng không hẳn là sẽ không có buổi hẹn tiếp theo mà chỉ là ấn tượng đầu chưa được tốt lắm. Hãy bỏ một chút công sức tìm hiểu về doanh nghiệp, mục tiêu, sứ mệnh, chiến lược và kết quả. Tôi thì không đánh rớt ứng viên chưa tìm hiểu về công ty, nhưng đó là dấu hiệu cho động lực của người nhân viên ấy. Ngoài những mục đích kinh doanh, bạn cũng nên check qua techblog của công ty (nếu có) và tìm hiểu chút về team tech. Không nhiều ứng viên thể hiện sự quan tâm đến doanh nghiệp, nên nếu bạn làm những chuyện ấy thì bạn sẽ rất nổi bật.
Tư duy phản biện
“Trí óc có học thức sẽ có khả năng suy nghĩ phản biện, chứ không dễ dàng chấp nhận và hài lòng với bất cứ điều gì” – Aristotle
Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã gặp nhiều chuyên gia công nghệ “ngoại hạng” và họ đều là những tuýp người rất khác nhau. Dù vậy thì ở họ có ít nhất một điểm chung như: họ sẽ là những người thách thức tình trạng hiện tại để cải tiến quy trình và công nghệ.
Một số người khi được yêu cầu đưa ra câu hỏi cho người phỏng vấn, thì không biết phải hỏi cái gì. Trốn tránh việc đặt câu hỏi là chính bạn đã lãng phí cơ hội. Hãy chớp lấy thời cơ để hỏi về những quyết định technical của công ty và những thách thức mà họ đang đối mặt, từ đó trao đổi về ưu/khuyết điểm của từng loại công nghệ.
Ví dụ:
- Họ có đang cân nhắc chuyển sang HTTP/3 chưa?
- Họ có đang chuyển sang cấu trúc event-driven microservice không? Họ đang dùng message broker gì? Tại sao không dùng Kafka thay vì RabbitMQ?
- Họ đang dùng công nghệ database gì? Usecase là gì?
- Liệu rằng ElasticSearch có là sự thay thế hoàn hảo cho SQL trong use case đó không?
Vân vân. Đặt câu hỏi về technical decision sẽ chứng minh không những bạn hiểu về những thứ công nghệ ấy, có thể tranh luận khi nào nên sử dụng mà còn show được mức độ bạn quan tâm đến việc cải thiện những công nghệ được công ty áp dụng.
Câu hỏi phỏng vấn về thách thức kỹ thuật
“No amount of experimentation can ever prove me right; a single experiment can prove me wrong.” | – Albert Einstein
Với một số quy trình, có thể bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề về thuật toán hay cấu trúc dữ liệu, và sẽ không thể nào tránh chúng được đâu trừ việc nắm chắc những kiến thức nền tảng về khoa học máy tính. Những cuốn sách bạn có thể tham khảo: Cracking the coding interview, Leetcode, or Pramp.
Hãy nhớ giải thích cách làm của bạn thành tiếng. Bài toán này có khi lại là lời giải của bài toán khác, nên nếu bạn không giải được bài toán này cũng không sao, miễn sao bạn có thể vượt qua được hầu hết bài toán. Ngoài ra người phỏng vấn còn có thể cho bạn một số lời khuyên nếu bạn trục trặc trong quá trình xử lý, và điều đó cũng không “trừ điểm” bạn đâu. Vì vậy đừng ngại trình bày những khó khăn cũng như hướng giải quyết để người phỏng vấn có thể nắm được mức độ hiểu biết của bạn.
Đừng nản chí nếu phỏng vấn thất bại
“Thành công là đứng lên nhiều hơn một lần so với thất bại” Oliver Goldsmith
Có lần tôi phỏng vấn một ứng viên khá run và không tự tin lắm trong buổi phỏng vấn. Tuy nhiên anh ấy làm khá tốt nên vẫn được nhận. Đến ngày nhận việc, anh ấy đột nhiên rất tự tin, có thể dẫn các cuộc thảo luận discussion và hướng dẫn team về vấn đề kỹ thuật. Tôi hỏi ảnh tại sao có sự khác biệt về phong độ như thế, thì ảnh giải thích rằng trong khoảng thời gian trước đó ảnh đã trải qua một chuỗi những buổi phỏng vấn thất bại, và ảnh không thể đối mặt với chuyện ấy. Tuy rằng từ chối là một phần của quy trình nhưng bạn lại không thể chấp nhận nó.
Đơn giản mà nói thì không thể đánh giá chính xác một kỹ sư chỉ trong vài giờ phỏng vấn. Mỗi quy trình chỉ chọn người phù hợp với công ty và phát triển họ sau đó theo cách tốt nhất. Những gì bạn đang làm rất tốt có thể không phải thứ công ty đang tìm kiếm.
Nếu tôi rớt phỏng vấn mà lại đọc những dòng thế này thì tôi cũng thấy nhảm nhí. Tôi luôn cố gắng trở thành chiến binh. Tuy nhiên, có thời điểm chiến binh này thua quá nhiều trận đấu, một chiến binh mà luôn thua cuộc thì không khác gì một cái bao cát boxing. Tuy vậy, hãy tìm lấy sức mạnh nội tại để kéo bản thân ra khỏi những gì làm bạn nản chí. Để đứng lên, hãy chiến đấu thêm một lần để thất bại không còn là điểm đến tiếp theo.
Phỏng vấn về đam mê
“Công việc của bạn sẽ lấp đầy phần lớn cuộc sống của bạn, và cách duy nhất để hài lòng tuyệt đối là làm những gì bạn tin đó là một công việc tuyệt vời. Vậy nên hãy tiếp tục tìm kiếm cho đến khi bạn thấy nó. Đừng dừng lại. Sẽ đến lúc con tim sẽ chỉ lối cho bạn. Giống như một mối quan hệ, hãy quyết tâm đến cùng, đừng bao giờ bỏ cuộc.” – Steve Jobs
Khi làm chuyện mà bạn đam mê, bạn thậm chí còn không biết cả cuộc đời đã trôi qua. Đó là ý nghĩa bất biến của lập trình, niềm đam mê của tôi và chính bạn. Niềm đam mê chính là nguyên liệu bí mật để thành công,
Đôi lúc bạn giỏi hơn ở những mảng bạn không thật sự thích, nhưng chính niềm đam mê sẽ thúc đẩy bạn. Và để đánh giá sự yêu nghề của một kỹ sư thì không hề dễ dàng. Tuy vậy, khi tôi hỏi bạn về side project hay project đỉnh nhất bạn từng làm, có thể bạn sẽ kể về chúng cả buổi. Không cần biết đó là một platform có hàng triệu người dùng hay một side project chưa từng hoạt động, một lập trình viên đam mê sẽ mô tả rất nhiệt tình về từng cái pattern, từng challenge phải vượt qua, thậm chí những lần hack chưa được. Ứng viên, hay người phỏng vấn, cũng chỉ là những techguy với những dòng code đầy nhiệt huyết.
Người phỏng vấn có thể nhận ra nhiệt huyết thông qua ánh mắt hay body language của ứng viên. Hãy kể về dự án khiến bạn khó quên nhất và đó chính là điểm khác biệt giữa bài phỏng vấn trung bình với buổi phỏng vấn xuất sắc.
Tóm lại
Phần căng thẳng nhất đối với ứng viên là khi rất cần công việc và phải chứng minh mình đủ giỏi. Người phỏng vấn cũng không hề dễ dàng, họ phải có những lý do xác đáng để chọn hay loại ứng viên. Hy vọng bài viết này sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn về suy nghĩ của một người phỏng vấn, từ đó giúp bạn nắm bắt cơ hội việc làm mà bạn đang tìm kiếm.
Bài viết gốc được đăng tải tại Medium
Có thể bạn quan tâm:
- Tìm đồng nghiệp thật khó
- Chia sẻ kinh nghiệm khi chuẩn bị ra trường, xin việc và phỏng vấn (Phần 1)
- STAR – Bí quyết chinh phục mọi mục tiêu phỏng vấn
Xem thêm việc làm Software Engineer hấp dẫn tại TopDev