Khám Phá Chân Dung Lập Trình Viên Việt Trong Năm 2022

1367

Theo số liệu trong “Báo Cáo Thị Trường IT Việt Nam 2021 | Developers Recruitment State” do TopDev phát hành, hiện nay nhân sự ngành IT tại Việt Nam phần lớn là các lập trình viên trẻ thuộc thế hệ Millennials và Gen Z vì vậy các nhà tuyển dụng cần chú ý đến độ tuổi, sở thích, kỹ năng,… để điều chỉnh kế hoạch tuyển dụng phù hợp với xu hướng tuyển dụng đa thế hệ hiện nay. 

Hãy cùng khám phá chân dung của lập trình viên Việt Nam trong năm 2021 ngay bên dưới đây nhé!

DOWNLOAD

1. Độ tuổi

Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 50% số lượng lập trình viên tại Việt Nam là những người trẻ có độ tuổi từ 20 – 29. Điều này cho thấy thế hệ Millennials (Gen Y) là lực lượng lao động chủ đạo trong ngành IT trong 2021. Nói về Millennials, đây là thế hệ mong muốn sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn, biết thêm thông tin về công ty, sản phẩm của mình và muốn tham gia vào hầu hết quá trình phát triển sản phẩm. Họ cũng mong đợi sản phẩm góp phần hữu ích cho cộng đồng. Với nhịp sống nhanh đòi hỏi một lối sống năng động và linh hoạt, việc xây dựng các chiến lược săn đón cũng như giữ chân các nhân tài IT thế hệ Millennial là điều cần thiết đối với các nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng cũng cần chuẩn bị cho Centennials (GenZ), theo sau Millennials. Tư duy của GenZ và cách tương tác với họ đang trở nên khác biệt hơn rất nhiều. Chúng được dự báo như một làn sóng mới có thể thay đổi bối cảnh ngành dịch vụ và giải trí, chắc chắn tuyển dụng IT không phải là trường hợp miễn trừ.

2. Giới tính

Công nghệ thông tin được xem là ngành do nam giới “thống trị” bởi số lượng lập trình viên nam nhiều hơn hẳn nữ. Theo số liệu thống kê trong “Báo cáo thị trường IT Việt Nam 2021 – Developers Recruitment State”, giới tính nam chiếm ưu thế trong giới lập trình viên hoặc những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ với hơn 92,05%. Bên cạnh đó nữ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn với 7,85%, tuy nhiên, tỷ lệ lập trình viên nữ đã tăng lên đáng kể so với những năm trước, đặc biệt là những người có từ 2 năm kinh nghiệm trở lên. 

3. Công nghệ và kỹ năng chuyên môn

Phần lớn các Lập trình viên cho rằng ngành kỹ thuật AI & Cloud sẽ dẫn đầu xu hướng hiện tại, tiếp theo là Fintech/ Payment và xếp thứ 3 là Thương mại điện tử/ Bán lẻ. Không có gì ngạc nhiên khi Cloud Engineering, Fintech, e-Commerce, Cybersecurity và Business Service là lựa chọn hàng đầu để học hỏi và phát triển của các lập trình viên. Vào 2020, xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số diễn ra trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày cũng như nơi làm việc. Sự phát triển của mua sắm trực tuyến, quản lý trực tuyến và tầm quan trọng của an ninh mạng đã khiến những ngành này trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

So với 2 năm trước, mối quan tâm hàng đầu của các công nghệ đã có một số thay đổi đáng kể. Đáng chú ý nhất là sự quan tâm ngày càng tăng về các công nghệ DevOps và Cloud, được thúc đẩy bởi chuyển đổi kỹ thuật số và các vấn đề mới nảy sinh trong thời đại dịch. 

Theo sau danh sách là những cái tên luôn nổi trong “đường đua” công nghệ: Big Data/ Data Science, Machine Learning/ Artificial Intelligence. Khi công nghệ dữ liệu tiên tiến dần cung cấp các giải pháp tối ưu cho cuộc sống hiện tại cũng như dự đoán tốt và chính xác hơn các xu hướng trong tương lai (cả rủi ro và mối đe dọa), các tài năng IT càng có mong muốn áp dụng các công nghệ này vào các sản phẩm và công việc lập trình của họ. 

Công nghệ không thể thiếu tiếp theo là An ninh mạng, đại dịch đã hình thành rất nhiều hành vi, nhu cầu và sự thay đổi mới, từ offline sang online, từ onsite đến remote, đã đặt ra nhiều vấn đề về quản lý, bảo mật, ổn định và mức độ riêng tư của dữ liệu/ hệ thống. Từ đó, đã khiến cho các lập trình viên có nhu cầu muốn học hỏi và có thêm cơ hội thực hành về lĩnh vực An ninh mạng. 

Danh sách còn lại như Mobile Development, Thiết kế UX/ UI, Business Intelligence, IoT/ Robotics và Game Development vẫn là những chủ đề hấp dẫn mà các lập trình viên muốn thử sức trong năm 2022.

4. Ngôn ngữ lập trình phổ biến

Theo báo cáo của TopDev, JavaScript là ngôn ngữ phổ biến nhất cùng với các kỹ năng IT khác. Trong đó, React, Nodejs & Vue là 3 lựa chọn hàng đầu của các framework Javascript, và mức độ phổ biến của React & Node.js khá tương đồng. Lựa chọn hàng đầu để làm việc với Java là Spring (hơn 55%) sau đó tương ứng là Struts & Hibernate. Không có nhiều thay đổi trong danh sách .NET/ C#, trong đó .NET Framework, .NET Core & ASP.NET Core đứng đầu danh sách. Laravel vẫn là framework phổ biến nhất trong danh sách các công nghệ PHP với hơn 61%, tiếp theo là Symfony (34,17%) & CodeIgniter (28,38%). 

MySQL tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng SQL với hơn 53%. Tuy nhiên, mức độ phổ biến giữa các hệ thống SQL không khác nhau nhiều với Top 5 (MySQL, SQL Server, PostgreSQL, MongoDB & Redis) đóng góp tương ứng tầm quan trọng của các chức năng cơ sở dữ liệu trong hầu hết sản phẩm. 5 vị trí hàng đầu của bộ xử lý tiền xử lý CSS thuộc về Sass, Less, Stylus, PostCSS & SCSS. 

Python – một trong ngôn ngữ nổi lên gần đây trong thế giới công nghệ – cho thấy khoảng cách đáng kể về mức độ phổ biến giữa các lựa chọn, trong đó lựa chọn khung Django chiếm 35,22% trong khi hạng 5 (Buttle) chỉ chiếm 2,1%. Trong số các Lập trình viên di động, Java, Swift & Objective-C chiếm vị trí trong 3 danh sách lựa chọn ngôn ngữ lập trình hàng đầu. Trong khi đó, những công nghệ mới – React Native và Flutter đã có sự gia tăng đáng kể về mức độ phổ biến trong những năm gần đây.

Tham khảo các vị trí tuyển nhân viên QA, MySQL, React Native,……

5. Sở thích

Các lập trình viên thực sự yêu thích và đánh giá cao những gì họ làm — và niềm đam mê này tiếp tục được phát triển. Phần lớn động lực chính của các lập trình viên để học một công nghệ mới chỉ đơn giản là vì họ thích nó. Khi được hỏi về điều gì đã thu hút họ bắt đầu sự nghiệp với tư cách là Lập trình viên, 75% cho biết đó là “đam mê công nghệ, lập trình và máy tính”, tiếp theo 63% cho rằng “Mức lương hấp dẫn & sự phát triển nghề nghiệp tương lai” và 55% cho rằng “Nền tảng máy tính và logic tốt” .

Các lập trình viên cũng thích đóng góp vào các dự án mã nguồn mở. 39,3% đã đóng góp cho mã nguồn mở một vài lần, trong khi 5,3% làm như vậy thường xuyên. Các dự án mã nguồn mở là một hoạt động mà các lập trình viên phần mềm thích làm trong thời gian cá nhân của họ. Cũng theo báo cáo cho thấy, 28,4% các lập trình viên đóng góp cho nguồn mở đơn giản vì nó thú vị. Các rủi ro/ cơ hội kinh tế, thất nghiệp và các vấn đề xã hội là 3 vấn đề hàng đầu mà các lập trình viên muốn giải quyết thông qua lập trình. Đặc biệt là tình hình đại dịch này, đã có rất nhiều dự án xã hội do các lập trình viên đóng góp để theo dõi các ca Covid-19, lịch trình di chuyển hoặc các trường hợp cảnh báo/ theo dõi thời gian thực xung quanh, điều này đã thu hút rất nhiều tài năng & tổ chức CNTT tham gia hỗ trợ.

Đối với phần lớn các lập trình viên, code không chỉ là việc họ làm ở nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc. 76,2% người được hỏi cho biết họ có code ngoài công việc. Khoảng 51,4% lập trình viên dành khoảng 1 giờ cho các dự án cá nhân. Gần 43,2% lập trình viên dành 2-5 giờ cho các dự án cá nhân.

Bên cạnh đó, hầu hết các lập trình viên vẫn sử dụng Windows, 29,7% sử dụng MacOS, phần còn lại dành cho hệ điều hành Linux & các nền tảng khác.

6. Động lực phát triển

Không thể phủ nhận rằng ngành CNTT là một ngành năng động và có tốc độ thay đổi nhanh chóng. Điều này đòi hỏi lập trình viên phải cập nhật thêm các công nghệ mới để duy trì tính cạnh tranh và tiếp tục phát triển trong ngành. Hơn 50% lập trình viên dưới 30 tuổi thường cố gắng học điều gì đó mới trong vòng vài tháng. Con số này ở những người từ 15 đến 24 tuổi lên đến 80%. Đối với lập trình viên trên 35 đến 45 tuổi, tần suất dành thời gian học thêm kiến ​​thức mới là mỗi năm một lần. Việc này đối với lập trình viên trên 45 tuổi càng giảm nhiều hơn, thường họ sẽ học công nghệ mới trong vòng vài năm. 

Các lập trình viên ở level Fresher/ Junior với lợi thế về sức học cũng như quỹ thời gian tương đối thoải mái, có thể cập nhật xu hướng công nghệ mới vài tháng một lần. Đối với các lập trình viên trên 35 tuổi, hầu hết họ đã xác định được chuyên môn của mình và tập trung để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó, vì vậy ưu tiên của họ sẽ không còn là mở rộng kiến ​​thức theo chiều ngang mà thay vào đó là chiều sâu.

7. Lời kết

Hiện Việt Nam đang nhận được làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào ngành Công nghệ thông tin, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó nhu cầu về nhân lực IT tại Việt Nam trong 5 năm gần đây không ngừng tăng cao. Vì vậy, các nhà tuyển dụng cần hiểu rõ chân dung của nguồn nhân lực IT tại Việt Nam để có những chiến lược tuyển dụng phù hợp với công ty.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về rất nhiều thông tin và chỉ số khác của toàn ngành IT thông qua bản báo cáo đầy đủ nhất tại: “Báo Cáo Thị Trường IT Việt Nam 2021 | Developers Recruitment State” bằng cách tải xuống bên dưới

Tải ngay báo cáo

Tìm việc IT lương cao, đãi ngộ tốt trên TopDev ngay!