Hướng dẫn sử dụng design system framework cho iOS

1247

Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Xuân Quỳnh

Xin chào, lại là codetoanbug.com đây. Hôm nay chúng ta sẽ cùng sử dụng 1 design system framework cho iOS. Cụ thể chúng ta sẽ xây dựng màn hình giao diện như sau:

Giao diện này thư viện đã làm sẵn, việc của bạn là thay đổi chữ trên màn hình. Hoàn toàn đơn giản và không mất thời gian.

  30 tiện ích Chrome cho designer và dev
  3 sai lầm các iOS Developers thường mắc phải

Xem thêm nhiều Việc làm iOS hấp dẫn trên TopDev

FinniversKit framework

FinniversKit framework là một mã nguồn mở được xây dựng dựa trên design system UI/UX của họ. Các bạn có thể xem mã nguồn tại đây:

https://github.com/finn-no/FinniversKit

Nếu bạn là 1 developer thích quan tâm về trải nghiệm người dùng, các phong cách thiết kế, thì có lẽ bạn đã nghe qua khái niệm design system. Mình xin phép chia sẻ các bài viết dễ hiểu về design system tại đây của tác giả An:

Vậy FinniversKit là chuyển thể 1 design system trên figma hay các công cụ thiết kế khác thành framework có thể sử dụng được trên iOS.

Cùng dạo qua về framework này 1 chút:

Color – Font – Spacing

Chúng ta có dải màu như sau:

Đây là toàn bộ những màu có thể sử dụng ở trong framework này, hay nói cách khác nếu bạn dùng 1 màu khác dải màu này bạn đã không tuân thủ design system của nó.

Nếu như bạn đã đọc về POP trong 1 bài viết trước của tôi, thì hãy theo dõi đoạn code dưới đây bạn sẽ thấy sự quen thuộc:

public protocol ColorProvider {
    var bgPrimary: UIColor { get }
    var bgSecondary: UIColor { get }
    var bgTertiary: UIColor { get }
    var bgBottomSheet: UIColor { get }
    var bgAlert: UIColor { get }
    var bgSuccess: UIColor { get }
    var bgCritical: UIColor { get }
    var btnPrimary: UIColor { get }
    var btnDisabled: UIColor { get }
    var btnCritical: UIColor { get }
    var btnAction: UIColor { get }
    var textPrimary: UIColor { get }
    var textSecondary: UIColor { get }
    var textTertiary: UIColor { get }
    var textAction: UIColor { get }
    var textDisabled: UIColor { get }
    var textCritical: UIColor { get }
    var accentSecondaryBlue: UIColor { get }
    var accentPea: UIColor { get }
    var accentToothpaste: UIColor { get }
    var textCTADisabled: UIColor { get }
    var textToast: UIColor { get }
    var tableViewSeparator: UIColor { get }
    var imageBorder: UIColor { get }
    var decorationSubtle: UIColor { get }
    var iconPrimary: UIColor { get }
    var iconSecondary: UIColor { get }
    var iconTertiary: UIColor { get }
}

Bạn sẽ thấy họ thiết kế 1 protocol để định nghĩa tất cả các màu có thể sử dụng. Định nghĩa mã màu như sau:

public struct DefaultColorProvider: ColorProvider {
    public var bgPrimary: UIColor {
        .dynamicColorIfAvailable(defaultColor: .milk, darkModeColor: UIColor(hex: "#1B1B24"))
    }

    public var bgSecondary: UIColor {
        .dynamicColorIfAvailable(defaultColor: .ice, darkModeColor: .darkIce)
    }

    public var bgTertiary: UIColor {
        .dynamicColorIfAvailable(defaultColor: .marble, darkModeColor: UIColor(hex: "#13131A"))
    }

    public var bgBottomSheet: UIColor {
        .dynamicColorIfAvailable(defaultColor: .milk, darkModeColor: .darkIce)
    }

    public var bgAlert: UIColor {
        .banana
    }

Với POP chúng ta sẽ không cần phải kế thừa, nhưng vẫn đảm bảo tính đóng gói của data, cụ thể là màu sắc ở trên.

Còn muốn apply chúng vào project của chúng ta, hãy xem demo của họ:

hay đơn giản là UIColor.ice 😆

Thứ 2 hãy nói về Font. Hay nói cách khác là Typography – kiểu chữ.

Đây là những kiểu chữ mà chúng ta có thể sử dụng. Để vận dụng cách apply vào, đơn giản vào file FontDemoView.swift.

lazy var items: [FontItem] = {
        return [
            FontItem(font: .title1, title: "title1"),
            FontItem(font: .title2, title: "title2"),
            FontItem(font: .title3, title: "title3"),
            FontItem(font: .bodyStrong, title: "bodyStrong"),
            FontItem(font: .detailStrong, title: "detailStrong"),
            FontItem(font: .captionStrong, title: "captionStrong"),
            FontItem(font: .caption, title: "caption"),
            FontItem(font: .bodyRegular, title: "bodyRegular"),
            FontItem(font: .body, title: "body"),
            FontItem(font: .detail, title: "detail")
        ]
    }()

Về spacing – khoảng cách có thể sử dụng như hình:

Components

Về các components trong framework này, là phần rất quan trọng để chúng ta có thể tái sử dụng nó ở nhiều nơi. Các components phổ biến nhất như button, textfield, loading… sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho chúng ta. Thay vì bạn sẽ phải vẽ lại 1 nút: về độ bo, đổ bóng, shadow, hiệu ứng… thì việc đơn giản là tái sử dụng lại các dạng nút mà họ đã hỗ trợ:

Để hiểu cách dùng, chúng ta lại đơn giản vào màn hình demo ButtonDemoView.swift của họ. Nếu bạn thực sự không biết nó thuộc phần demo nào, hãy sử dụng công cụ debug UI xem 🤔

Còn rất nhiều components khác mà bạn có thể chạy ứng dụng demo của họ để xem. Tôi rất thích framework này, vì nó còn hỗ trợ cả dark mode – chế độ tối:

Nhiều components khác, ví dụ loading:

Sử dụng FinniversKit vào project iOS

Để sử dụng framework này, trong phần readme có nhiều cách, trong đó có cách đơn giản là sử dụng pod.

Riêng bài viết này tôi sẽ sử dụng Carthage. Lý do vì tôi bị ám ảnh việc pod build rất chậm khi sử dụng quá nhiều pods trong Podfile. Và bài hướng dẫn này cũng có mục đích cho bạn tham khảo triển khai Carthage như thế nào.

Đầu tiên bạn phải cài đặt Homebrew:

ruby -e "$(curl -fsSL https://raw.githubusercontent.com/Homebrew/install/master/install)"

Rồi update:

brew update

Cài đặt carthage:

brew install carthage

Khi máy bạn đã cài xong. Hãy tạo 1 file Cartfile trong thư mục project của bạn:

touch Cartfile

Thêm dòng này vào file:

github "finn-no/FinniversKit" "master"

Tạo file input.xcfilelist:

$(SRCROOT)/Carthage/Build/iOS/FinniversKit.framework

Tạo file output.xcfilelist:

$(BUILT_PRODUCTS_DIR)/$(FRAMEWORKS_FOLDER_PATH)/FinniversKit.framework

Tạo file carthage.sh:

# carthage.sh
# Usage example: ./carthage.sh build --platform iOS

set -euo pipefail

xcconfig=$(mktemp /tmp/static.xcconfig.XXXXXX)
trap 'rm -f "$xcconfig"' INT TERM HUP EXIT

# For Xcode 12 make sure EXCLUDED_ARCHS is set to arm architectures otherwise
# the build will fail on lipo due to duplicate architectures.

CURRENT_XCODE_VERSION=$(xcodebuild -version | grep "Build version" | cut -d' ' -f3)
echo "EXCLUDED_ARCHS__EFFECTIVE_PLATFORM_SUFFIX_simulator__NATIVE_ARCH_64_BIT_x86_64__XCODE_1200__BUILD_$CURRENT_XCODE_VERSION = arm64 arm64e armv7 armv7s armv6 armv8" >> $xcconfig

echo 'EXCLUDED_ARCHS__EFFECTIVE_PLATFORM_SUFFIX_simulator__NATIVE_ARCH_64_BIT_x86_64__XCODE_1200 = $(EXCLUDED_ARCHS__EFFECTIVE_PLATFORM_SUFFIX_simulator__NATIVE_ARCH_64_BIT_x86_64__XCODE_1200__BUILD_$(XCODE_PRODUCT_BUILD_VERSION))' >> $xcconfig
echo 'EXCLUDED_ARCHS = $(inherited) $(EXCLUDED_ARCHS__EFFECTIVE_PLATFORM_SUFFIX_$(EFFECTIVE_PLATFORM_SUFFIX)__NATIVE_ARCH_64_BIT_$(NATIVE_ARCH_64_BIT)__XCODE_$(XCODE_VERSION_MAJOR))' >> $xcconfig

export XCODE_XCCONFIG_FILE="$xcconfig"
carthage "$@"

Thêm quyền chạy cho nó bằng cách gõ terminal:

chmod +x ./carthage.sh

Cuối cùng chạy lệnh sau để build thư viện trên:

./carthage.sh update --platform iOS  --new-resolver

Lệnh trên để nó không build lại các framework Carthage đã build và chỉ build cho iOS. Đợi chờ lần đầu build, sau đó Carthage sinh ra thư mục framework đã build cho iOS:

../Carthage/Build/iOS/FinniversKit.framework

Phần còn lại là thêm thư viện vào.

Đầu tiên Tab vào General của project và nhấn vào nút “+” của phần Linked Frameworks and Library

Sau khi đã add Lib cần thiết vào, chúng ta đi chuyển đến Build Phases, nhất vào nút +, chọn New Run Script Phase:

/usr/local/bin/carthage copy-frameworks

Và điền như hình:

Việc này để Xcode copy framework vào project và sử dụng.

Sau khi đã thêm FinniversKit thành công, chúng ta hãy tạo màn hình login demo chẳng hạn:

import UIKit
import FinniversKit

class ViewController: UIViewController {
    private lazy var loginView: LoginView = {
        let loginView = LoginView()
        loginView.translatesAutoresizingMaskIntoConstraints = false
        return loginView
    }()
    
    override func viewDidLoad() {
        super.viewDidLoad()
        self.setup()
    }
    
    
    private func setup() {
        loginView.model = LoginViewDefaultData()
        
        view.addSubview(loginView)
        
        NSLayoutConstraint.activate([
            loginView.topAnchor.constraint(equalTo: view.topAnchor, constant: 50),
            loginView.bottomAnchor.constraint(equalTo: view.bottomAnchor),
            loginView.leadingAnchor.constraint(equalTo: view.leadingAnchor),
            loginView.trailingAnchor.constraint(equalTo: view.trailingAnchor)
        ])
    }
    
}

Kết quả như hình ảnh đầu bài.

Toàn bộ project mẫu bạn có thể tải tại đây:

https://github.com/lexuanquynh/petProject.git

Bài viết gốc được đăng tải tại codetoanbug.com

Xem thêm tại https://www.facebook.com/codetoanbug 

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên TopDev