Hướng dẫn sao lưu, khôi phục data mongo (mongodump, mongorestore)

1672

Bài viết được sự cho phép của tác giả Trần Hữu Cương

Hướng dẫn sao lưu, khôi phục data mongo (mongodump, mongorestore)

Trong bài này mình sẽ hướng dẫn sao lưu, khôi phục data của mongodb một cách đơn giản nhất.

  Mong đợi gì từ hội nghị lập trình viên Google IO 2016 (P1)
  MongoDB là gì? Cơ sở dữ liệu phi quan hệ

Xem thêm nhiều việc làm MongoDB lương cao trên TopDev

Ví dụ mongodump, mongorestore

Mongo hỗ trợ 2 cách để sao lưu, khôi phục data là mongodump/mongorestore với mongoimport/mongoexport tuy nhiên mongoimport/mongoexport chỉ dùng cho trường hợp data nhỏ nên ở đây mình chỉ đề cập tới mongodump/mongorestore.

1. Ví dụ mongodump

Để sao lưu data thành file .gz ta dùng câu lệnh sau:

mongodump --host={host:port} --authenticationDatabase={authenticationDatabase} -u={username} -p={password} --db={database} --collection={collection} --archive={filename.gz} --gzip --query=<json>

(lệnh mongodump còn nhiều tùy chọn khác, tuy nhiên ở đây mình chỉ đưa ra các lựa chon đơn giản nhất để có thể sao lưu data).

Trong đó:  --host={host:port} --authenticationDatabase={authenticationDatabase} -u={username} -p={password} là thông tin của database mà bạn cần backup lại

  • default host:port sẽ là localhost:27017 nên nếu bạn chạy ở local thì có thể bỏ qua option --host
  • nếu bạn ko cài password cho database thì cũng có thể bỏ qua các option --authenticationDatabase,  -u-p
  • --db: chỉ rõ database bạn muốn backup, nếu ko chọn thì mặc định nó sẽ sao lưu lại tất cả database trên host
  • --collection: chỉ rõ collection bạn muốn backup, nếu bỏ qua thì nó sẽ sao lưu tất cả collection trong database
  • --archive={filename.gz} --gzip: để chọn backup ra file .gz (nếu ko có sẽ lưu lại thành folder với nhiều mục nhỏ)
  • --query=<json>: dùng để tùy chọn các bản ghi được backup, ví dụ chỉ chọn backup các bản ghi có tên là ‘xyz’…

Lưu ý: khi sử dụng --query trên window thường hay bị lỗi parse json nên người ta hay dùng --queryFile=path_file. Với path_file là đường dẫn tới file json chứa thông tin query, cách này vừa hạn chế lỗi, vừa cho phép các câu query nâng cao).

2. Ví dụ mongorestore

Để khôi phục (restore) data từ file .gz được backup bằng lệnh mongodump, ta sử dụng lệnh mongorestore với cú pháp như sau:

mongorestore --host={host:port} --authenticationDatabase={authenticationDatabase} -u={username} -p={password} --db={database} --collection={collection} --archive={filename.gz} --gzip

Nếu bạn ko chỉ rõ --db và --collection thì nó sẽ restore lại tất cả data trong file .gz, theo đúng database name và collection name đã backup

Trường hợp tên database hoặc tên collection ở nơi bạn muốn restore khác với tên lúc backup thì ta sử dụng option --nsFrom và --nsTo như sau:

mongorestore --host={host:port} --authenticationDatabase={authenticationDatabase} -u={username} -p={password} --archive={filename.gz} --gzip --nsFrom={sourceDatabase.sourceCollection} --nsTo={destinationDatabase.destinationCollection}

Demo

Ví dụ mình muốn chuyển data từ collection fruit từ database store_1 sang collection fruit của database store_2

Hướng dẫn sao lưu, khôi phục data mongo (mongodump, mongorestore)

Thực hiện backup lại data của collection fruit của của database store_1 thành file fruit.gz

mongodump --db=store_1 -c=fruit --archive=fruit.gz --gzip

Hướng dẫn sao lưu, khôi phục data mongo (mongodump, mongorestore)

Thực hiện restore data từ file fruit.gz vào collection fruit của database store_2

mongorestore --archive=fruit.gz --gzip --nsFrom=store_1.fruit --nsTo=store_2.fruit

Hướng dẫn sao lưu, khôi phục data mongo (mongodump, mongorestore)

Kết quả:

Hướng dẫn sao lưu, khôi phục data mongo (mongodump, mongorestore)

Okay, Done!

References:

https://docs.mongodb.com/database-tools/mongodump

https://docs.mongodb.com/database-tools/mongorestore

Bài viết gốc được đăng tải tại stackjava.com

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên TopDev