MySQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở được sử dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới, được phát triển bởi Oracle Corporation và hiện đang được phát hành miễn phí. Bài viết này của TopDev sẽ giới thiệu chi tiết về MySQL là gì, lịch sử phát triển cũng như những tính năng quan trọng của MySQL và xem MySQL có gì khác với SQL Server.
MySQL là gì?
MySQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database Management System – RDBMS) mã nguồn mở, được sử dụng rộng rãi để lưu trữ, quản lý và truy xuất dữ liệu. MySQL hoàn toàn miễn phí nằm trong nhóm LAMP (Linux – Apache – MySQL – PHP).
MySQL đọc như thế nào? Một số người sẽ đọc là My Sequel một số khác lại phát âm chúng là MY-ES-KYOO-EL. Cả hai cách đọc trên đều đúng và những ai đã biết đến MySQL đều sẽ hiểu.
Vì hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL ổn định và dễ sử dụng, có tính khả chuyển, hoạt động trên nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh và Mysql cũng có cùng một cách truy xuất và mã lệnh tương tự với ngôn ngữ SQL chính vì thế nên MySQL được sử dụng và hỗ trợ của những lập trình viên yêu thích mã nguồn mở.
Nhưng MySQL không bao quát toàn bộ những câu truy vấn cao cấp như SQL Server. Vì vậy MySQL chỉ đáp ứng việc truy xuất đơn giản trong quá trình vận hành của website, thích hợp cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên internet và có thể giải quyết hầu hết các bài toán trong PHP, Perl.
MySQL có nhiều phiên bản cho các hệ điều hành khác nhau: phiên bản Win32 cho các hệ điều hành dòng Windows,Linux, Mac OSX, Unix, FreeBSD, NetBSD, Novell NetWare, SGI Irix, Solaris, SunOS,…
MySQLlà một trong những ví dụ rất cơ bản về Hệ Quản trị Cơ sở dữ liệu quan hệ sử dụng Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL).
Lịch sử hình thành và phát triển của MySQL
MySQL được phát triển vào năm 1994 bởi công ty Thụy Điển MySQL AB. Sau khi trải qua nhiều giai đoạn phát triển và chuyển giao, với những cột mốc quan trọng như việc trở thành mã nguồn mở vào năm 2000, sau đó Sun Microsystems đã mua lại MySQL vào năm 2008. Nhưng sau đó chỉ hai năm gã khổng lồ Oracle đã giữ quyền sở hữu MySQL vào năm 2010
Sự ra đời của MariaDB như một “fork” của MySQL đã tạo ra một cuộc cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy cả hai hệ thống không ngừng cải tiến. Nhờ tính năng mã nguồn mở, hiệu suất cao, dễ sử dụng và cộng đồng lớn, MySQL đã trở thành một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nhất thế giới, được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng web và các hệ thống lưu trữ dữ liệu.
Đọc thêm: So sánh MySQL và MariaDB
Đặc điểm của MySQL
- Hiệu suất cao và khả năng mở rộng: MySQL được tối ưu hóa để xử lý một lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hệ thống có thể dễ dàng mở rộng để đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu ngày càng tăng.
- Bảo mật và tính toàn vẹn dữ liệu: MySQL cung cấp các tính năng bảo mật mạnh mẽ như xác thực người dùng, phân quyền, mã hóa dữ liệu và phát hiện xâm nhập, giúp bảo vệ dữ liệu khỏi các mối đe dọa an ninh.
- Tính linh hoạt và tùy biến cao: MySQL hỗ trợ nhiều nền tảng, nhiều loại engine lưu trữ và cho phép người dùng tùy chỉnh cấu hình để phù hợp với nhu cầu cụ thể của ứng dụng.
- Cộng đồng lớn và hỗ trợ mạnh mẽ: MySQL có một cộng đồng người dùng rất lớn, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giải đáp thắc mắc.
- Mã nguồn mở: MySQL là một phần mềm mã nguồn mở, người dùng có thể tự do sử dụng, sửa đổi và phân phối.
- Cơ chế quản lý dữ liệu: MySQL quản lý dữ liệu thông qua các cơ sở dữ liệu (database). Mỗi cơ sở dữ liệu có thể chứa nhiều bảng (table), mỗi bảng lưu trữ một loại dữ liệu cụ thể. Các bảng được liên kết với nhau thông qua các khóa (key) để tạo thành các mối quan hệ.
- Cơ chế phân quyền: MySQL có cơ chế phân quyền người dùng rất chi tiết. Mỗi người dùng có thể được cấp quyền truy cập đến một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu, với các quyền hạn khác nhau như đọc, ghi, sửa đổi cấu trúc bảng, v.v.
- Ngôn ngữ SQL: MySQL sử dụng ngôn ngữ SQL (Structured Query Language) để tương tác với dữ liệu. SQL là ngôn ngữ chuẩn để truy vấn, cập nhật, xóa và quản lý dữ liệu trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ.
Xem thêm: Lộ trình học MySQL cơ bản từ A-Z
Xem thêmcác việc làm MySQL lương caotrênTopDev
MySQL hoạt động ra sao?
MySQL hoạt động theo mô hình client-server, nghĩa là có một máy chủ (server) lưu trữ phần mềm MySQL và các cơ sở dữ liệu, và có các máy khách (client) gửi yêu cầu đến máy chủ để thực hiện các thao tác với cơ sở dữ liệu.
MySQL sử dụng ngôn ngữ SQL để thực hiện các tác vụ. Các câu lệnh SQL là các lệnh được gửi đến máy chủ MySQL để đọc, thao tác hoặc kiểm soát dữ liệu được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu của nó. Ví dụ, lệnh SELECT được sử dụng để lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. Để thêm dữ liệu mới, lệnh INSERT được sử dụng. Tương tự, các lệnh DELETE và UPDATE được sử dụng để xóa hoặc cập nhật dữ liệu hiện có.
Trong mô hình client-server, máy khách thiết lập kết nối với máy chủ thông qua mạng. Kết nối này cho phép người dùng truy cập vào các cơ sở dữ liệu trên server và thực hiện các thao tác trên chúng bằng cách sử dụng các câu lệnh SQL. Khi một request từ giao diện người dùng (Graphical user interface – GUI), server sẽ phản hồi thông tin và trả về kết quả trên máy client. Quá trình này được minh họa qua sơ đồ sau:
Bài viết liên quan: So sánh MySQL và MongoDB: Nên chọn CSDL nào?
Cách cài đặt MySQL trên hệ điều hành Windows
MySQL có 2 phiên bản:
- MySQL Community Server: Phiên bản miễn phí, mã nguồn mở, phù hợp cho hầu hết các mục đích sử dụng.
- MySQL Enterprise Edition: Phiên bản trả phí, cung cấp các tính năng nâng cao và hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp.
Dưới đây TopDev sẽ hướng dẫn bạn cài đặt phiên bản Community miễn phí.
Bước 1: Tải về trình cài đặt MySQL
- Truy cập trang web official của MySQL chọn MySQL Community(GPL) Download, sau đó chọn tiếp MySQL Community Server. Link download
- Chọn hệ điều hành Windows và click tải phiên bản MySQL phù hợp (32-bit hoặc 64-bit).
- Click vào nút tải xuống và lưu file cài đặt vào máy tính.
Bước 2: Thực hiện cài đặt MySQL
Sau khi tải xuống, đến thư mục chứa file vừa tải về và nhấp đúp vào file .msi
bạn vừa tải xuống. Sẽ mất vài phút để Windows cấu hình trình cài đặt.
Choosing a Setup Type: từ cửa sổ cài đặt MySQL, bạn sẽ cần chọn một loại thiết lập để cài đặt phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu bạn chưa rõ nhu cầu của mình có thể chọn Full.
Tiếp theo nhấp vào nút Execute để bắt đầu cài đặt tất cả các set up bạn đã lựa chọn.
Sau khi complete, nhấn Next để qua bước tiếp theo.
Type and Networking: Chọn type trong phần Config Type, ở đây chúng tôi để chế độ mặc định là Developement Computer. Bạn cũng có thể cấu hình các cổng TCP/IP để kết nối với SQL bằng cách tích vào ô tùy chọn đó. Trong trường hợp bạn không chắc chắn, tốt nhất là để nguyên cài đặt mặc định. Nhấp vào nút ‘Next’ để tiếp tục.
Authentication Method: Chọn Use Strong Password Encryption for Authentication nếu bạn đang tạo máy chủ mới từ đầu.
Account and Roles: ở mục này bạn sẽ cần tạo mật khẩu cho tài khoản gốc của mình. Bạn cũng có thể tạo Tài khoản người dùng và phân quyền, nhấp vào nút ‘Add user’ để thực hiện. Sau khi tạo xong, nhấn Next để đến bước tiếp theo
Windows Service: Các tùy chọn mặc định sẽ được chọn để chạy SQL Server dưới dạng Windows Service. Nếu bạn không muốn chạy dưới dạng Windows Service, hãy nhấp vào hộp kiểm trước Configure MySQL Server as a Windows Service để bỏ chọn và tự cấu hình ở giai đoạn sau.
Appy Configuration: nhấp vào nút Execute để áp dụng các thiết lập cấu hình.
MySQL Router Configuration: MySQL Router là một công cụ hữu ích giúp định tuyến lưu lượng giữa các ứng dụng MySQL của bạn và cụm InnoDB. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn đang làm việc với các cấu hình phức tạp hơn, chẳng hạn như các cụm cơ sở dữ liệu phân tán. Nếu bạn không cần đến MySQL Router, chỉ cần nhấp vào nút “Finish” để kết thúc quá trình cài đặt.
Ở màn hình tiếp theo, nhấp vào nút Next để tiếp tục.
Connect to Server: Nhập mật khẩu mà bạn đã đặt khi cấu hình máy chủ và nhấp vào nút ‘Check’ để kiểm tra kết nối.
Khi kết nối tới máy chủ thành công, hãy nhấp vào nút ‘Tiếp theo’ để tiếp tục.
Sau đó, trên màn hình Apply Configuration, nhấp vào nút Execute.
Sau khi cấu hình được áp dụng, hãy nhấp vào nút Finish để tiếp tục.
Tiếp theo ở bước Product Configuration nhấp vào nút Next để tiếp tục.
Vậy là quá trình cài đặt MySQL hiện đã hoàn tất, ở cửa sổ cuối cùng bạn chỉ cần bấm Finish là xong.
Bước 3: Kiểm tra cài đặt
- Mở cửa sổ lệnh: Nhấn tổ hợp phím Windows + R, nhập “cmd” và nhấn Enter.
- Kết nối đến MySQL: Nhập lệnh sau và thay thế “mật_khẩu_của_bạn” bằng mật khẩu root mà bạn đã đặt trong quá trình cài đặt:
mysql -u root -p
- Nhập mật khẩu: Nhập mật khẩu và nhấn Enter. Nếu bạn kết nối thành công, bạn sẽ thấy dấu nhắc của MySQL.
Trên đây là cách cài đặt MySQL cho Windown cực kì chi tiết. Nếu bạn vẫn còn gặp khó khăn hay cần giải thích thêm MySQL là gì? Đừng ngần ngại liên hệ với ban biên tập của TopDev chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn. Theo dõi TopDev để cập nhật hàng ngày kiến thức công nghệ mới nhất.
Nguồn tham khảo: https://allthings.how/how-to-install-mysql-on-windows-11/
Bài viết liên quan:
- Cài đặt MySQL Community Server trên macOS
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Top 15 DSMS phổ biến nhất hiện nay
Xem thêm các việc làm ngành CNTT hấp dẫn trên TopDev