DevOps – Giải pháp phát hành phần mềm nhanh chóng

1651

Bài viết được sự cho phép của BBT Tạp chí Lập trình

Nhanh chóng phát hành một sản phẩm mới hoặc tính năng mới ra thị trường là nhiệm vụ đầy thử thách với mọi công ty trên thế giới. Việc hóc búa nhất là làm sao để các nhóm riêng biệt: phát triển, QA và vận hành IT làm việc cùng nhau để hoàn thành công việc và phát hành sản phẩm nhanh nhất có thể.

Các qui trình và kĩ thuật đã trải qua một quá trình tiến hóa để giải quyết thử thách này. Một thập kỉ trước không ai biết đến từ DevOps, nhưng vào năm 2009, một phương pháp đã tổng hợp các qui trình để phối hợp và giao tiếp giữa nhóm phát triển, QA và vận hành IT giúp rút ngắn đáng kể thời gian đưa sản phẩm ra thị trường bắt đầu phổ biến với tên gọi DevOps.

Phương pháp DevOps là một tập hợp các kĩ thuật được thiết kế để giải quyết vấn đề rời rạc giữa nhóm phát triển, QA và vận hành thông qua hợp tác và giao tiếp hiệu quả, kết hợp chặt chẽ qui trình tích hợp liên tục với triển khai tự động.Giúp tạo ra một môi trường để phát triển, QA và phát hành phần mềm ra thị trường nhanh chóng và ổn định.

Phương pháp Truyền thống vs DevOps

Theo phương pháp thác nước truyền thống, nhà phát triển viết mã cho các yêu cầu trên môi trường local. Khi phần mềm được build, đội QA kiểm thử phần mềm trên một môi trường tương tự như môi trường production. Cuối cùng, khi đã đáp ứng các yêu cầu, phần mềm được phát hành cho bên vận hành. Quá trình từ khi thu thập yêu cầu đến khi triển khai sản phẩm vào vận hành mất nhiều thời gian. Do hai bên phát triển và vận hành làm việc độc lập, khả năng cao là sản phẩm cuối cùng sẽ mất thêm nhiều thời gian nữa để đưa vào vận hành. Ngoài ra, sản phẩm có thể không chạy đúng như mong đợi hay gặp những trục trặc khác.

Khi đó, qui trình DevOps có một phương pháp tốt hơn để giải quyết những vấn đề trên. DevOps nhấn mạnh vào việc phối hợp và giao tiếp giữa nhóm phát triển, nhóm QA và nhóm vận hành để thực hiện việc phát triển liên tục, tích hợp liên tục, chuyển giao liên tục và giám sát các qui trình liên tục bằng cách dùng các công cụ kết nối các nhóm giúp đẩy nhanh tốc độ phát hành. Nhờ đó công ty có thể nhanh chóng thích ứng với những thay đổi từ yêu cầu kinh doanh.

  DevOps trend - 8 dự đoán trong nhiều năm tới

Quan hệ giữa Agile và DevOps

DevOps ra đời một phần dựa trên khả năng phát hành sản phẩm nhanh khi công ty áp dụng Agile. Nhưng có thêm những qui trình khiến DevOps khác biệt với Agile.

Các nguyên lý của Agile chỉ áp dụng cho qui trình phát triển và QA, Agile tin tưởng vào việc tạo ra các nhóm nhỏ phát triển và phát hành phầm mềm chạy tốt trong một khoảng thời gian ngắn, được gọi là Sprint. Nhóm chỉ tập trung vào Sprint và không giao tiếp với bên vận hành.

Còn DevOps lại chú trọng hơn vào việc phối hợp suôn sẻ giữa các nhóm phát triển, QA và vận hành trong suốt chu trình phát triển. Nhóm Vận hành liên tục tham gia thảo luận cùng nhóm phát triển về các mục tiêu của dự án, lộ trình phát hành và các yêu cầu kinh doanh khác. Từ ngày đầu, nhóm vận hành nên đưa ra các yêu cầu liên quan đến vận hành cho nhóm phát triển, sau đó kiểm tra lại chúng. Việc giám sát dự án liên tục cùng với giao tiếp hiệu quả và thường xuyên giúp công ty có thể nhanh chóng phát hành.

  Làm thế nào để tìm được những "nhân tài" DevOps phù hợp nhất?

Bạn sẽ nhận được gì từ DevOps?

Hãy xem xét vài lợi ích có thể nhận được từ qui trình và văn hóa DevOps.

  • Lợi ích đầu tiên ta sẽ nhận được là DevOps giúp giảm đáng kể thời gian đưa sản phẩm ra thị trường nhờ kết nối giữa các nhóm làm việc và làm theo qui trình phát triển liên tục.
  • Nhờ các nhóm đồng bộ tốt hơn, các thành viên có được tầm nhìn rõ ràng về các công việc đang làm, do đó họ có thể thấy các vấn đề hoặc các khó khăn trước khi chúng thực sự xảy ra. Nhờ vậy thành viên nhóm có kế hoạch tốt hơn để vượt qua các vấn đề đó.
  • Nhờ sự minh bạch trong qui trình, những người phát triển sản phẩm sẽ cảm thấy mình là chủ sản phẩm. Họ thực sự sở hữu mã từ khi bắt đầu đến lúc vận hành.
  • Viện triển khai tự động sản phẩm bằng các công cụ tự động hóa trong nhiều môi trường cho phép bạn nhanh chóng thấy được các vấn đề liên quan đến môi trường. Với những phương pháp khác thì thường tốn rất nhiều thời gian để phát hiện được các vấn đề này.

Những công cụ cho DevOps

Vì DevOps là sự cộng tác của Phát triển, QA và Vận hành, không thể có một công cụ duy nhất đáp ứng được tất cả các nhu cầu. Vì vậy cần nhiều công cụ để thực hiện thành công mỗi giai đoạn.

Hãy xem thử một vài công cụ cho mỗi giai đoạn ở dưới đây.

  • Monitoring: Nagios, NewRelic, Graphite …
  • Virtualization và Containerization: Vagrant, VMware, Xen, Docker …
  • Công cụ để build, test and deployment: Jenkins, Maven, Ant, Travis, Bamboo, Teamcity…
  • Quản lý cấu hình(configuration management): Puppet, Chef, Ubuntu Juju, Ansible, cfengine …
  • Orchestration: Zookeeper, Noah …
  • Cloud services: Azure, Openstack, Rackspace …

Ngoài ra còn có các công cụ cho việc merge code, kiểm soát phiên bản,… giúp áp dụng hiệu quả các qui trình DevOps.

  7 Công Cụ Hay Dành Để Thực Hiện Devops

Các hiểu nhầm về DevOps

Dù DevOps đã ra đời hàng thập kỉ, nhưng nó vẫn rất mới mẻ với nhiều người. Do đó, vẫn còn nhiều hiểu nhầm.

Vài người nghĩ rằng triển khai DevOps cho phép nhà phát triển làm luôn công việc của bên vận hành. Điều này hoàn toàn không đúng. DevOps nhấn mạnh vào việc cộng tác từ cả hai nhóm, do vậy những nhà phát triển có các kĩ năng vận hành sẽ có lợi thế trong chu kỳ kinh doanh nhanh chóng hiện nay.

Cũng có rất nhiều người tin rằng có thể triển khai DevOps bằng cách dùng một bộ các công cụ cho tất cả phần việc. Điều đó không đúng; dùng vài công cụ không giúp ta đạt được DevOps, mà ta chỉ có thể đạt được các giá trị cốt lõi của nó thông qua thực sự triển khai qui trình DevOps và khôn ngoan chọn dùng các công cụ.

DevOps ngày càng trở lên phổ biến nhờ văn hóa phát triển liên tục, tích hợp liên tục, chuyển giao liên tục và qui trình giám sát liên tục thông qua việc cộng tác giữa Phát triển và Vận hành giúp giảm đáng kể thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.

Nguồn: agilebreakfast.vn

Bài viết gốc được đăng tải tại tapchilaptrinh.vn

Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên TopDev