7 chỉ số đo lường trải nghiệm ứng viên cực quan trọng với doanh nghiệp

1530

Trong thời đại ngày nay, khi mà sự cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng khốc liệt, việc tìm kiếm và giữ chân những ứng viên xuất sắc đã trở thành một thách thức đối với các doanh nghiệp. Do đó, để chiến thắng trong cuộc đua chiêu mộ nhân tài các doanh nghiệp phải tận dụng hiệu quả các “chỉ số đo lường trải nghiệm ứng viên”. Các chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của quy trình tuyển dụng hiện tại và có những cải thiện phù hợp để nâng cao trải nghiệm ứng viên.

Vậy như thế nào là một trải nghiệm ứng viên hiệu quả? Các chỉ số để đo lường trải nghiệm này là gì? Cùng TopDev khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

Trải nghiệm ứng viên là gì? Vì sao cần phải đo lường?

Trải nghiệm ứng viên (Candidate Experience – CX) là cảm nhận của ứng viên về quá trình ứng tuyển của họ tại công ty. Trải nghiệm ứng viên bao gồm tất cả các tương tác của ứng viên với công ty, từ khi họ biết đến công ty, tìm hiểu thông tin tuyển dụng, nộp đơn ứng tuyển, tham gia phỏng vấn, cho đến khi nhận được kết quả ứng tuyển. Những suy nghĩ và cảm nhận của ứng viên trong quá trình này, dù tích cực hay tiêu cực, đều có thể ảnh hưởng đến công ty.

Một trải nghiệm ứng viên tích cực sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều ứng viên tiềm năng, đặc biệt là những ứng viên có năng lực và kinh nghiệm. Ngoài ra nó còn thúc đẩy họ chia sẽ những trải nghiệm của mình đến người khác, giúp tăng độ uy tín cho thương hiệu tuyển dụng. Ngược lại, trải nghiệm tiêu cực có thể dẫn đến việc chia sẻ những trải nghiệm này với người khác, tạo ra ảnh hưởng không tốt đối với danh tiếng của công ty.

Trải nghiệm ứng viên

Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải đo lường trải nghiệm ứng viên để xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của quy trình tuyển dụng hiện tại và có những cải thiện phù hợp để nâng cao trải nghiệm ứng viên, từ đó thu hút và tuyển dụng được những ứng viên tài năng.

5 cách đo lường trải nghiệm ứng viên hiệu quả

Để đo lường trải nghiệm ứng viên, có nhiều chỉ số và phương pháp đánh giá khác nhau mà doanh nghiệp có thể sử dụng. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

1. Khảo sát trải nghiệm ứng viên

Khảo sát trải nghiệm ứng viên là một công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp hiểu được cảm nhận của ứng viên về quá trình ứng tuyển của họ. Kết quả khảo sát sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của quy trình tuyển dụng hiện tại và có những cải thiện phù hợp để nâng cao trải nghiệm ứng viên.

Khảo sát trải nghiệm ứng viên

Để tổ chức khảo sát trải nghiệm ứng viên hiệu quả, các doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:

  • Độ dài của khảo sát vừa đủ: Khảo sát không nên quá dài, chỉ nên khoảng 10 câu hỏi để tránh gây khó chịu cho ứng viên.
  • Đa dạng khía cạnh của bảng hỏi: Bảng hỏi nên bao gồm các câu hỏi về nhiều khía cạnh khác nhau của trải nghiệm ứng tuyển, chẳng hạn như mức độ nhanh chóng của quy trình tuyển dụng, sự rõ ràng và đầy đủ về mặt thông tin, tần suất và tốc độ phản hồi, khả năng giới thiệu công ty với người khác hoặc ứng tuyển lại trong tương lai, v.v.
  • Đa dạng hình thức các câu hỏi: Bảng hỏi nên có cả câu hỏi đánh giá thang đo theo mức điểm và câu hỏi mở để thu thập được nhiều thông tin từ ứng viên.

Dưới đây là một số mẫu câu hỏi khảo sát trải nghiệm ứng viên phổ biến:

  • Cảm nhận chung của bạn về trải nghiệm ứng tuyển của mình tại công ty này như thế nào?
  • Khả năng bạn sẽ giới thiệu công ty này với bạn bè hoặc đồng nghiệp là bao nhiêu?
  • Bạn có tin tưởng rằng quy trình tuyển dụng của công ty là công bằng và minh bạch không?
  • Bạn có thấy quy trình tuyển dụng của công ty là hiệu quả và phù hợp không?
  • Bạn có sẵn sàng ứng tuyển cho các vị trí khác của công ty trong tương lai không?

Các doanh nghiệp có thể điều chỉnh các câu hỏi khảo sát này cho phù hợp với quy trình tuyển dụng và nhu cầu của mình.

  Phương pháp lập Kế hoạch tuyển dụng

  [Update] Bắt nhịp 8 xu hướng tuyển dụng IT nổi bật trong năm 2023 – 2025

2. Đo lường trải nghiệm ứng viên bằng CNPS

CNPS là gì? CNPS là chỉ số đo lường trải nghiệm ứng viên (Candidate Net Promoter Score), là một chỉ số tương tự như Net Promoter Score (NPS) được sử dụng để đo lường các yếu tố cảm xúc của ứng viên trong quá trình tuyển dụng.

CNPS là câu trả lời điển hình cho câu hỏi: “Khả năng bạn sẽ giới thiệu công ty này với bạn bè hoặc đồng nghiệp của mình ở mức nào, trên thang điểm từ 0 đến 10?”

Ứng viên sẽ đánh giá câu hỏi này trên thang điểm từ 0 đến 10, với 0 là “Không có khả năng giới thiệu” và 10 là “Rất có khả năng giới thiệu”.

Câu trả lời sẽ được phân theo 3 nhóm:

  • Promoters (9-10): Những ứng viên này rất hài lòng với trải nghiệm ứng tuyển của họ và có khả năng giới thiệu công ty với người khác.
  • Passives (7-8): Những ứng viên này hài lòng với trải nghiệm ứng tuyển của họ nhưng không chắc chắn về khả năng giới thiệu công ty.
  • Detractors (0-6): Những ứng viên này không hài lòng với trải nghiệm ứng tuyển của họ và có khả năng không giới thiệu công ty.

Cách tính CNPS: CNPS = %Promoters – %Detractors

CNPS là gì?

3. Thời gian tuyển dụng (Time-to-hire)

Thời gian tuyển dụng là khoảng thời gian từ khi ứng viên nộp đơn đến khi nhận được kết quả tuyển dụng. Thời gian tuyển dụng quá dài có thể khiến ứng viên thất vọng và mất hứng thú với vị trí ứng tuyển, từ đó dẫn đến giảm tỷ lệ tuyển dụng thành công.

Có nhiều cách để đo lường thời gian tuyển dụng, bao gồm:

  • Tính thời gian trung bình từ khi ứng viên nộp đơn đến khi nhận được kết quả tuyển dụng: Đây là cách đo lường thời gian tuyển dụng phổ biến nhất.
  • Tính thời gian trung bình cho từng giai đoạn của quy trình tuyển dụng: Cách đo lường này giúp các doanh nghiệp xác định được những giai đoạn nào trong quy trình tuyển dụng đang mất nhiều thời gian.
  • Tính thời gian tuyển dụng theo vị trí tuyển dụng: Cách đo lường này giúp các doanh nghiệp xác định được những vị trí tuyển dụng nào có thời gian tuyển dụng dài.

4. Tỷ lệ chuyển đổi của trang web tuyển dụng (Career site conversion rate)

Tỷ lệ chuyển đổi của trang web tuyển dụng (Career site conversion rate) là tỷ lệ phần trăm các lượt truy cập vào trang web tuyển dụng dẫn đến một hành động cụ thể, chẳng hạn như nộp đơn ứng tuyển, đăng ký nhận thông tin tuyển dụng, hoặc chia sẻ trang web tuyển dụng.

Tỷ lệ chuyển đổi của trang web tuyển dụng là một chỉ số quan trọng giúp các doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của trang web tuyển dụng. Một tỷ lệ chuyển đổi cao cho thấy rằng trang web tuyển dụng đang hiệu quả trong việc thu hút và chuyển đổi các lượt truy cập thành ứng viên.

Tỷ lệ này thường được tính theo công thức:

Career site conversion rate = (Số đơn ứng tuyển / Số lượng unique clicks) x 100

  10 Bí quyết tuyển dụng giúp bạn tăng tỉ lệ nhận offer tức thì!

  Applicant Tracking System là gì? ATS hoạt động ra sao

5. Tỷ lệ bỏ qua đơn đăng ký (Application form abandon rate)

Tỷ lệ bỏ qua đơn đăng ký (Application form abandon rate) là tỷ lệ phần trăm các ứng viên bắt đầu điền đơn đăng ký nhưng không hoàn thành quá trình đăng ký. Một tỷ lệ bỏ qua đơn đăng ký cao cho thấy rằng quy trình tuyển dụng đang có vấn đề khiến ứng viên không muốn hoàn thành quá trình đăng ký.

Tỷ lệ này thường được tính theo công thức:

Application form abandon rate = (Ứng viên bỏ qua đơn đăng ký / Tổng số ứng viên bắt đầu điền đơn đăng ký) x 100

6. Tỷ lệ phản hồi email của ứng viên (Email response rate)

Tỷ lệ phản hồi email của ứng viên (Email response rate) là tỷ lệ phần trăm các email được gửi đến ứng viên nhận được phản hồi. Có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ phản hồi email của ứng viên cao, bao gồm: Nội dung email hấp dẫn và phù hợp với đối tượng nhận, chủ đề email rõ ràng và thu hút, lời kêu gọi hành động rõ ràng, tính chuyên nghiệp của email,…

Tỷ lệ phản hồi email

Tỷ lệ này thường được tính theo công thức:

Email response rate = (Số email nhận được phản hồi / Số email được gửi đến ứng viên) x 100

7. Tỷ lệ chấp nhận lời mời làm việc (Acceptance rate)

Tỷ lệ chấp nhận lời mời làm việc (Acceptance rate) là tỷ lệ phần trăm các ứng viên được mời làm việc chấp nhận lời mời. Tỷ lệ chấp nhận lời mời làm việc cao cho thấy rằng quá trình tuyển dụng đang hiệu quả trong việc thu hút và tuyển dụng được những ứng viên phù hợp. Việc đo lường tỷ lệ chấp nhận lời mời làm việc giúp các doanh nghiệp xác định được hiệu quả của quá trình tuyển dụng hiện tại để có những cải thiện phù hợp.

Tỷ lệ này thường được tính theo công thức:

Acceptance rate = (Số ứng viên chấp nhận lời mời làm việc / Tổng số ứng viên được mời làm việc) x 100

Việc đo lường và cải thiện trải nghiệm ứng viên là một quá trình liên tục. Các doanh nghiệp cần thường xuyên thu thập phản hồi từ ứng viên để có những cải thiện phù hợp. Hy vọng rằng với những chỉ số đo lường trải nghiệm ứng viên mà TopDev đã chia sẽ sẻ giúp các doanh nghiệp tối ưu được quy trình tuyển dụng sao cho hiệu quả nhất.

Xem thêm:

Xem thêm việc làm ngành IT hàng đầu tại TopDev