10 Bí quyết tuyển dụng giúp bạn tăng tỉ lệ nhận offer tức thì!

2214

Trong khi có vô vàng cơ hội việc làm rộng mở cho những các ứng viên có background khủng đang được săn đón, đây lại là nỗi khổ của các công ty đang tìm nhân lực. Các tổ chức của mọi ngành nghề đang chìm trong sự khan hiếm người tài, và phải liên tục cạnh tranh trong cùng một talent pool. Thậm chí chỉ để lọt vào tầm ngắm của ứng viên, bạn phải thực hiện cả một quá trình. Trên thực tế thì, nếu một ứng viên từ chối offer của bạn, thì bạn có làm gì để tiếp cận họ đi chăng nữa cũng quy về số 0.

Bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để cải thiện mối quan hệ với ứng viên, thương hiệu của công ty bạn, và quan trọng là cải thiện tỉ lệ chập nhận offer.

1. Xem ứng viên như khách hàng của mình.

Có thể bạn đã đọc nhiều về nó, nhưng hãy xem xem nó trông như thế nào trên thực tế. Bắt đầu quá trình thật nhẹ nhàng và tìm xem các yếu tố ưu tiên với họ (chế độ lương thưởng, thăng tiến sự nghiệp, nhiệm vụ). Nếu cuộc gọi phỏng vấn đầu tiên ổn thỏa, hãy mời họ đi cafe hoặc đi ăn trưa và làm quen với họ trước khi tìm hiểu sâu về họ. Tôn trọng thời gian của họ bằng cách rõ ràng về thời gian và buổi phỏng vấn. Hãy nhắn nhủ giám đốc tuyển dụng của công ty bạn làm điều tương tự. Giám đốc sale chắc chắn sẽ không đi tham dự một cuộc họp 15 phút trễ. Nó cũng tương tự như buổi phỏng vấn.

2. Đơn giản hóa process.

Các ứng viên không chủ động có rất ít thời gian để tìm hiểu các cơ hội mới và cũng sẽ có ít động lực để tham gia vào hẳn một process tuyển dụng, đặc biệt là khi so với một ứng viên chủ động hơn. Vượt qua các rào cản và những bước không cần thiết sẽ làm tăng khả năng tuyển được người tài cho công ty bạn.

3. Training cho hội đồng interviewer.

Việc tối thiểu cần làm đó là mở một cuộc họp kickoff phổ biến vai trò để đảm bảo rằng tất cả mọi người trong dàn phỏng vấn hiểu được vai trò của mình trên tổng thể và quan trọng nhất là, vai trò của họ cụ thể trong quá trình tuyển dụng. Buổi họp kickoff này sẽ giúp loại bỏ các câu hỏi trùng lặp – cách nhanh nhất để làm ứng viên từ chối offer.

4. Tập trung vào các giá trị cốt lõi chung cũng như những phẩm chất riêng.

Một nền văn hóa chia sẻ là một trong những ưu tiên hàng đầu của người tìm việc (thường là chỉ đứng sau tiêu chí thăng tiến trong sự nghiệp). Hãy trở thành một option hàng đầu và lí tưởng cho ứng viên bằng cách thể hiện văn hóa công ty từ sớm, để đảm bảo cả hai đều đang song song với nhau.

5. Làm cho buổi phỏng vấn như một cuộc trò chuyện.

Thay vì chỉ là một buổi phỏng vấn toàn các câu hỏi về hành vi, hãy phá cách một chút và biến nó giống như 1 cuộc hội thoại. Các câu hỏi như “Bạn nghĩ thế nào về project ‘X’ mới đây của chúng tôi?” có thể làm câu chuyện trở nên hứng thú hơn. Việc thay đổi này tạo cho ứng viên một khoảng nghỉ giữa các câu hỏi chính chuyên và cho họ một cơ hội để chia sẻ ý kiến của mình về các project, process và những thứ hiện tại của công ty đang thực hiện.

6. Làm cho vị trí xứng với giá trị của họ.

Offer của bạn sẽ trở nên quyền lực hơn nếu nó có offer cơ hội phát triển xa hơn và những nhiệm vụ mới. Khi bạn gặp nhà tuyển dụng lần đầu để bàn về profile ứng viên, hãy cân nhắc tìm hiểu những talent nổi trội trước.

7. Đầu tư vào trải nghiệm số.

Ấn tượng đầu tiên về công ty của ứng viên thì không còn chỉ về một người hay một cuộc gọi, mà nó nằm ở trang web của họ. Hãy xem đây như một cơ hội để tạo một ấn tượng thật sáng tạo và nổi trội trong mắt ứng viên. Hãy vượt qua khuôn khổ một trang web thông thường và cho một video phác họa “một ngày tại công việc”. Nó làm cho ứng viên cảm thấy gắn kết nhanh hơn và được chuẩn bị tinh thần.

8. Sử dụng đúng lúc các test/ bài tập với ứng viên.

Đừng làm ứng viên choáng ngợp quá sớm với các project, thử thách code, hoặc bài tập về nhà. Quan trọng là thời điểm, và thời gian thích hợp nhất là đến khi giai đoạn sau của quá trình tuyển dụng, vì lúc đấy cả hai đều đã khá hiểu nhau. Nếu ngay từ đầu đã có coding challenge thì đây là con đường ngắn nhất để ứng viên từ chối offer.

9. Tạm rời email và dùng điện thoại.

Đây là điểm để tạo sự khác biệt trong mắt ứng viên, đặc biệt là khi bạn cung cấp các thông tin không hay, ví dụ như team bạn sẽ cân nhắc ứng viên khác cho vị trí đó. Tác phong đưa feedback ngay không phải qua email lại là thứ vị bỏ qua trong thời đại số.

10. Đo lường thất bại và thành công của mình.

Bạn không thể cải thiện những cái bạn không đo đạc. Hãy bắt đầu áp dụng cá khảo sát trải nghiệm ứng viên và track điểm NPS để có một cái nhìn thực tế về những gì bạn đang làm. Thời điểm tốt nhất để thực hiện là sau buổi phỏng vấn onsite đầu tiên trước bất kì thông tin nào về bước tiếp theo để tránh các kết quả sai lệch.

TopDev via Ere Media