Phỏng vấn System Engineer (kỹ sư hệ thống) bao gồm những kiến thức gì? Liệu rằng người biết hết về hệ thống sẽ trở thành kỹ sư hệ thống giỏi? Không cần thêm bất cứ kỹ năng nào khác?
Bài viết này liệt kê 5 câu hỏi phổ biến thường được hỏi khi phỏng vấn System Engineer. Mong sẽ bổ ích cho quá trình chuẩn bị cho phỏng vấn. Trước khi bắt đầu, ta cùng tìm hiểu lại xem Kỹ sư hệ thống là gì?
Kỹ sư hệ thống (System Engineer) là gì, nhiệm vụ của họ như thế nào trong công ty?
Systems engineers work closely with systems analysts to maintain a company’s IT system by developing the operating systems that run computers. Kỹ sư hệ thống làm việc chặt chẽ với các nhà phân tích hệ thống để duy trì hệ thống CNTT của công ty bằng cách phát triển các phần mềm chạy trên máy tính.
Chỉ đơn giản và ngắn gọn như vậy nhưng Kỹ sư hệ thống (System Engineer) là người cần có kiến thức sâu rộng về hệ thống máy tính. Cách thức mà hệ thống máy tính hoạt động. Thông thường các ứng viên phỏng vấn vị trí này thường có kinh nghiệm làm việc trước đó trong các hệ thống tại doanh nghiệp.
Bắt đầu ngay thôi nào!
1. Bạn đã bao giờ phân bổ tiền cho hệ thống hoạt động chưa?
Câu hỏi đầu tiên phỏng vấn System Engineer thường liên quan tới kỹ thuật, tuy nhiên đánh giá cao hơn cho người kỹ sư hệ thống nếu biết về lên kế hoạch tài chính.
Thông thường developer và các vị trí khác thường không thể biết hết bao nhiêu dịch vụ, bao nhiêu phần mềm hoặc service của bên thứ 3 được gọi tới. Kỹ sư hệ thống là người biết tất cả những dịch vụ này.
Chính vì vậy, ngoài việc tham gia thiết kế và phát triển hệ thống. Sẽ thật tuyệt vời nếu bản thân người kỹ sư biết lên kế hoạch tài chính cho hệ thống đang quản lý hoặc sẽ phát triển.
Một số điểm mạnh khi lên kế hoạch có thể kể tới như:
- Lên kế hoạch giúp người quản lý dự án ước lượng tương đối tài chính cần chi
- Ước lượng còn cho biết bản thân người kỹ sư biết cân nhắc sử dụng hợp lý các dịch vụ
- Tiết kiệm cho công ty về chi phí, tránh lãng phí không cần thiết
Các câu hỏi khác anh em có thể xem qua:
- Anh em đã bao giờ viết chính sách CNTT cho các công ty trước đây của mình để tăng hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng CNTT chưa?
- Để deploy SQL Server, bạn sẽ làm như thế nào?
2. Bạn sẽ làm gì khi production down?
Câu hỏi thứ hai phỏng vấn System Engineer là câu hỏi behavioral (tình huống). Thông thường một trong các yêu cầu được giao cho kỹ sư hệ thống là đảm bảo cho hệ thống mạng, hệ thống sản phẩm phần mềm công ty hoạt động trơn tru.
Trường hợp production down (vốn là điều không hiếm), bạn sẽ xử lý như thế nào? Tuy là câu hỏi giống như câu hỏi tình huống nhưng nhà tuyển dụng sẽ cực kỳ để tâm tới câu hỏi này. Anh em chú ý.
Để trả lời cho câu hỏi này, tất nhiên dựa trên kinh nghiệm mỗi anh em sẽ có một câu trả lời khác nhau. Tuy nhiên, một số ý cần có, cụ thể như sau:
- Trường hợp production down, cần có phương án dự phòng để start server backup
- Sau khi production đã start phương án dự phòng, cần điều tra nguyên nhân
- Đánh giá thiệt hại, tìm hướng khắc phụ để tránh xảy ra các trường hợp tương tự trong tương lai
Đối với một số công ty, nhất là thương mại, có nhiều lượt truy cập và số lượng truy cập cao, người ta rất sợ production down. Nếu apply vào các công ty này, anh em cần show ra hết những kinh nghiệm của bản thân mình.
Câu hỏi này không phải là câu hỏi nhà tuyển dụng mong chờ anh em mình trả lời điều tra nguyên nhân. Cái quan trọng nhất là site đang down và ảnh hưởng tới công ty và khách hàng. Anh em lưu ý, khi production down thì đầu tiên là tìm cách start backup hoặc hot fix sao đó cho production a live đã nhé.
Tham khảo việc làm System Engineer hấp dẫn trên TopDev!
3. Làm sao giữ cho tài liệu kỹ thuật luôn được cập nhật mới nhất
Câu hỏi thứ ba phỏng vấn System Engineer tiếp tục là một câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm. Tuy chỉ nói về tài liệu, thứ mà thông thường anh em mình thường xem nhẹ.
Đầu tiên, cần làm rõ lại với anh em là tài liêu (document) đối với System Engineer là cực kì quan trọng. Những hệ thống lớn, nhiều modules, nhiều hệ thống nhỏ liên kết với nhau. Nếu không có tài liệu cụ thể rõ ràng, không ông System Engineer nào có thể làm việc được.
Vậy làm thế nào để giữ cho tài liệu được cập nhật? Tức là luôn mới nhất cho dù có vài ông mới vào sửa đổi gì đó.
Cái này thì tuỳ thuộc vào môi trường công ty và cách thức tổ chức, tuy nhiên có một số ý chính anh em có thể nêu ra để trả lời cho câu hỏi này
- Luật, tại sao luật? Vì update document là việc nhàm chán, không bắt buộc thì không làm
- Định kì cập nhật tài liệu hệ thống.
- Tạo ra các công cụ yêu cầu cập nhật tài liệu mới cho deploy
Đơn giản, khi anh em hotfix hoặc thay đổi gì đó về mặt hệ thống, nếu tạo MR, PR mà không có tài liệu cập nhật thì không được merge hoặc không được deploy.
Nhắc lại lần nữa với anh em vấn đề cập nhật tài liệu là vấn đề cực kì quan trọng. Nếu không nói là cực nghiêm túc đối với System Engineer. Nếu không có nó sẽ không hiểu hệ thống, mà không hiểu thì không fix, không làm gì được đâu nhé.
4. Bạn đã tăng hiệu năng cho hệ thống như thế nào?
Câu hỏi thứ 4 phỏng vấn System Engineer vẫn tiếp tục đánh vào kinh nghiệm làm việc thực tế của System Engineer. Thông thường Kỹ sư hệ thống ngoài giám sát, bảo trì hệ thống, còn được giao nhiệm vụ tối ưu hệ thống.
Tối ưu ở đây được hiểu là năng năng suất cho hệ thống. Việc tối ưu tất nhiên còn tuỳ thuộc vào sản phẩm hoặc hệ thống mà người kỹ sư được giao cho là gì?
Ví dụ, một hệ thống lớn như tính toán giao dịch, xử lý cả triệu request hoặc tính toán có độ chính xác cao sẽ được tối ưu ngay từ xúc kiểm thử và phát hiện có vấn đề về performance. Tuy nhiên, bản thân người kỹ sư hệ thống cần có kiến thức về tối ưu performance.
Tất nhiên như đã nói ở trên, còn tuỳ thuộc công nghệ và hệ thống sử dụng những thành phần như nào thế nào. Anh em có thể nêu ra một số điểm về tối ưu:
- Tối ưu network
- Tối ưu bản thân phần mềm hoặc hệ thống
- Sử dụng đúng giải pháp được cung cấp, phù hợp với yêu cầu
- Tối ưu hệ thống bằng các kỹ thuật như cache, load balancing
5. Giả sử tôi là người do dự khi thay đổi công nghệ mới. Làm sao bạn thuyết phục tôi?
Câu hỏi cuối cùng Phỏng vấn System Engineer liên quan tới khả năng trình bày vấn đề. Bản thân người kỹ sư hệ thống không làm việc đơn lẻ. Thông thường vị trí này làm việc với nhiều team khác nhau.
Trường hợp làm việc trong hệ thống lớn, việc là việc với nhiều team và nhiều techstack khác nhau là chuyện hết sức bình thường. Câu hỏi này muốn kiểm tra khả năng trình bày vấn đề của người kỹ sư hệ thống.
Giả sử trong quá trình làm việc hệ thống có một modules áp dụng ngôn ngữ mới, công nghệ mới. Vậy làm sao để thuyết phúc cả team và techlead của team đó rằng nên áp dụng công nghệ mới.
Thường đối với những câu hỏi thế này ứng viên nên tránh trả lời rằng hệ thống đã như vậy bắt buộc phải theo. Thông thường, người Kỹ sư hệ thống sẽ thực hiện một số việc để thuyết phục team đi theo công nghệ mới
- Thứ nhất là điểm mạnh, điểm yếu của công nghệ mới
- Thứ hai là tính ứng dụng, tại sao lại phải ứng dụng công nghệ đó trong hệ thống
- Thứ ba là điểm yếu khi sử dụng công nghệ hiện tại
6. Tham khảo thêm về phỏng vấn System Engineer
- Systems Engineer job description – Workable resources
- Introduction to Systems Engineering – Coursera
Cảm ơn anh em đã đọc bài – Thank you for your time – Happy coding!
Tác giả: Kiên Nguyễn
Xem thêm: