Hai mẹo nhỏ giúp tăng hiệu quả tìm việc

677

Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Tuấn Anh

Nhờ sự hỗ trợ từ công nghệ, nhiều công ty lớn có những phần mềm giúp lọc ứng viên rất nhanh. Ví dụ hệ thống ATS (Applicant Tracking System) giúp công ty lọc hồ sơ dựa trên các tiêu chí về từ khóa rất hiệu quả, hoặc hệ thống AVI (the asynchronous video interviews) phỏng vấn ứng viên theo hình thức video với những câu hỏi có sẵn mà không cần sự tham gia của bất kỳ cá nhân nào.

Tuy nhiên, vẫn có những hành động đòi hỏi sự chủ động từ cá nhân người đi tìm việc, tức là nếu bạn làm những việc này, bạn sẽ có cơ hội tăng hiệu quả trong quá trình tìm việc hơn. Hai cách được tác giả Rupert French gợi ý trong một bài viết hướng nghiệp trên website APCDA đó là đề xuất giá trị (the value proposition) và kêu gọi hành động (call to action).

Đề xuất giá trị là bạn chủ động nói, trình bày với nhà tuyển dụng về việc bạn có thể đóng góp gì cho công ty.

Kêu gọi hành động là bạn đề xuất một buổi phỏng vấn (trò chuyện) với nhà tuyển dụng dựa trên thế mạnh mà bạn có.

Trong khi số đông ứng viên đang bị động tìm việc qua các trang tìm việc như TopCV, TopDev hay các bài viết trên Facebook, nếu bạn chủ động hành động theo hai cách trên chắc chắn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Cá nhân mình cũng đã chứng kiến sự hiệu quả này khi khuyến khích các bạn học viên chủ động liên hệ nhà tuyển dụng thay vì chờ họ đăng tin.

Đề xuất giá trị

Nói chung thì công ty nào cũng muốn có lãi, có thể là lãi về tiền hoặc danh tiếng. Khi công ty tuyển người, họ kỳ vọng bạn đóng góp vào việc phát triển đó của công ty. Vậy nên, thay vì chờ công ty hỏi “em có thể đóng góp gì cho công ty” trong buổi phỏng vấn (mà chưa chắc đã được gọi phỏng vấn), bạn hãy chủ động nói về việc bạn có thể đóng góp gì trước khi được hỏi.

Sự chủ động này không phải thể hiện bằng cách viết trong CV là “mong muốn đóng góp sức trẻ và sự nhiệt huyết cho công ty”, mà nó là kết quả của việc bạn nghiêm túc dành thời gian tìm hiểu về vấn đề của công ty. Thử tìm hiểu trên mạng hoặc trò chuyện với những người trong công ty mà bạn có thể trò chuyện, xem tình hình hiện trạng công ty đó đang như thế nào, khi họ tuyển một vị trí A thì họ đang muốn giải quyết vấn đề gì – bạn có kỹ năng và thế mạnh gì để giải quyết được vấn đề đó. Tất cả những điều này nên trình bày trong Cover Letter, ở đó có nhiều không gian cho bạn kể chuyện hơn CV.

Ví dụ, bạn ứng tuyển cho một vị trí Marketing cho một trung tâm tiếng Anh mới mở, bạn có thể viết một đoạn Cover Letter như sau:

“Tôi rất quan tâm đến vị trí Chuyên viên Marketing của công ty A sau khi biết được thông tin của công ty trên website. Tôi rất thích tầm nhìn về việc phổ cập tiếng Anh cho 1 triệu người trẻ Việt NAm của công ty. Với khả năng bán hàng và quảng cáo Facebook của mình, tôi tự tin mình có thể đóng góp giúp công ty trong việc phủ sóng mạnh hơn trên Facebook và có được nhiều nguồn khách hàng tiềm năng hơn từ quảng cáo online. Trước đây, khi làm việc tại trung tâm B ở giai đoạn khai trương, với chiến dịch quảng cáo…, tôi đã tăng độ nhận diện Facebook của trung tâm lên 300%, mang về 3000 khách hàng mục tiêu của sự kiện.”

Trên đây là một ví dụ thôi, nhưng đại ý là, bạn có thế mạnh gì hãy nói ra, thế mạnh đó giúp được gì cho công ty và cần có một câu chuyện theo phương pháp S.T.A.R để chứng minh.

  Hiểu sâu về trí tuệ nhân tạo & Machine Learning tại Apple

  Hiểu sâu về trí tuệ nhân tạo & Machine Learning tại Apple

Kêu gọi hành động

Trong giới Marketing, “kêu gọi hành động” là một bước rất quan trọng để khuyến khích khách hàng mua hàng. Bạn có thể viết CV rất hay, kể một câu chuyện rất mùi mẫn trong Cover Letter nhưng có thể bạn chưa thử bước “kêu gọi hành động” này.

Thay vì nộp CV và chờ đợi, hãy thử gửi một email hoặc nhắn một tin trên LinkedIn với tiêu đề gây tò mò kiểu “Request for interview; Marketing Executive”, sau đó viết vài dòng về việc tại sao bạn hứng thú với vị trí đó và bạn có thể đóng góp gì.

Không chắc chắn cứ gửi email như vậy thì nhà tuyển dụng sẽ trả lời; nhưng ít nhất bạn đã thử một phương pháp chủ động hơn là cứ bị động ngồi chờ như bây giờ.

Trên đây là 2 phương pháp đơn giản giúp bạn tìm việc thành công hơn. Chúc bạn thành công!

Bài viết gốc được đăng tải tại anhtuanle.com

Có thể bạn quan tâm: