Tuyển dụng nhân viên IT (hay công nghệ) được xem là ngành có tỷ lệ nhảy việc rất cao, chưa kể đến một số vị trí công việc trong ngành công nghệ rất khó tuyển dụng được nhân tài. Nhân lực không thiếu nhưng rất nhiều công ty trong tình trạng thiếu hụt nhân sự trầm trọng. Trước tình trạng này, việc tuyển dụng cần phải được thay đổi theo chiến lược bài bản và hoạch định lâu dài.
Bước vào một thập kỷ mới, các CIO tiếp tục gánh vác trách nhiệm lớn hơn đối với nhiều nhiệm vụ kinh doanh chiến lược, bao gồm cả những nhiệm vụ liên quan đến an ninh mạng, phân tích và khoa học dữ liệu, AI/machine learning.
Với trách nhiệm to lớn đó, cần tìm được nhân tài với các kỹ năng cần thiết để thúc đẩy những sáng kiến chiến lược đó. Trong thời buổi này, tìm ứng viên phù hợp khó như mò kim đáy biển. Mỗi ngành lại có đặc thù riêng, nhất là trong ngành IT, ngành có tỷ lệ nhảy việc cao nhất thì việc tuyển dụng với những vị trí quan trọng thì càng lại khó nhằn hơn. Sau đây là 12 vị trí IT khó tuyển dụng nhất khiến nhà tuyển dụng đau đầu.
12 vị trí IT khiến các nhà tuyển dụng đau đầu
Theo báo cáo IT của TopDev, năm 2020 Việt Nam sẽ cần hơn 400,000 nhân lực ngành IT, và con số này có thể sẽ tăng lên đến 500,000 vào năm 2021, trong đó có khoảng 39% các nhà lãnh đạo IT dự đoán khó tìm thấy người có kỹ năng bảo mật tốt. Những yêu cầu đáng chú ý khác như tư duy thiết kế, DevOps và các kỹ năng Agile (phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt để chúng có thể đến tay người dùng càng sớm càng tốt) đều được coi là những thách thức tuyển dụng trong năm tới.
Dưới đây là 12 lĩnh vực mà các nhà lãnh đạo IT dự đoán sẽ khó tìm được người có kỹ năng phù hợp nhất trong năm nay:
- An ninh mạng: 39%
- Khoa học dữ liệu/phân tích: 35%
- AI/machine learning/RPA: 31%
- Tích hợp/dịch vụ đám mây: 18%
- Công nghệ kế thừa: 18%
- Các quy trình DevOps/DevSecOps/Agile: 17%
- Internet of things: 17%
- Kiến trúc đám mây: 16%
- Tư duy thiết kế/UX: 16%
- Kỹ sư phần mềm: 15%
- Phát triển ứng dụng: 15%
- Quản lý đa đám mây: 15%
Lý do từ đâu mà số lượng ứng viên nhiều nhưng nhà tuyển dụng luôn phải đau đầu vì không tuyển được ứng viên phù hợp. Nguyên nhân có thể đến từ ứng viên hoặc đến từ nhà tuyển dụng? Để phân định “lỗi” tại ai thì sẽ chẳng ai chịu nhận cả, vậy nên bài viết này tập trung nhiều hơn vào nhà tuyển dụng.
Sự linh hoạt và kinh nghiệm của nhân viên có tầm quan trọng ra sao?
Bảo mật vẫn là ưu tiên quan trọng đối với các CIO. Trong thế giới của Hybrid Cloud, làm việc từ xa, BYOD (Bring Your Own Device) và nhiều công nghệ khác mở rộng ranh giới của mạng doanh nghiệp, cần nhiều tài nguyên hơn để đảm bảo rằng các mạng, dữ liệu và tài sản được bảo vệ.
Nhà tuyển dụng nên xem xét kinh nghiệm của nhân viên, như mọi tương tác mà nhân viên đó có với công ty trong toàn bộ thời gian làm việc đến khi nghỉ hưu và cố gắng tạo ra một môi trường tích cực, nơi mọi người có thể làm việc hết sức mình.
Điểm mấu chốt của việc này là cung cấp các cơ hội học tập và phát triển, thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập. Quan trọng nhất, cần loại bỏ những yếu tố gây ức chế cho nhân viên, bằng cách cho phép họ truy cập các công cụ họ cần và thích sử dụng để thực hiện công việc tốt nhất, dù ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào. Sự linh hoạt này sẽ khiến nhân viên cảm thấy thoải mái hơn từ đó nâng cao năng suất làm việc hơn.
Tận dụng nguồn lực từ bên trong
Bảo mật là thách thức lớn đối với các công ty toàn cầu, do sự phức tạp và có rất nhiều các quy tắc, quy định khác nhau. Nguồn trải nghiệm của khách hàng cũng rất khó tìm được.
NTT Data Services đã giải quyết vấn đề này bằng cách thí điểm một ứng dụng cho phép nhân viên khám phá các cơ hội trên phạm vi toàn công ty và tự đề cử cho những vai trò đó.
Họ sẽ có thể thấy các kỹ năng và kinh nghiệm của mình phù hợp với yêu cầu của từng vị trí ra sao, nhận được các khóa học và đọc các đề xuất để thu hẹp khoảng cách kỹ năng, v.v… Từ đó, họ có cơ hội được trao dồi kĩ năng và chuyên môn hơn, được giao trọng trách tại những vị trí quan trọng hơn.
Sức mạnh của việc nâng cao kỹ năng
Các nhà khoa học dữ liệu, kỹ sư dữ liệu, chuyên gia bảo mật và full-stack developer (người phụ trách cả front-end và back-end) là những vị trí mang tính thách thức đối với nhà tuyển dụng.
Với mỗi công ty công nghệ, người chịu trách nhiệm về kỹ thuật có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Với sự cạnh tranh khốc liệt đối với các nguồn lực hạn chế, việc cung cấp các cơ hội nâng cao và học những kỹ năng mới là điều rất cần thiết. Đó là điều giữ chân được nhân viên, chúng ta cũng khó có thể lường trước được, liệu rằng một ngày đẹp trời nào đó, các kỹ thuật, công nghệ của công ty mình lại “tá túc” bên đối thủ.
Giảm áp lực với công nghệ
Tại BMC Software, CIO Scott Crowder đang tận dụng việc tự động hóa để giúp giảm áp lực phải hoàn thành một số nhiệm vụ IT nhất định, đặc biệt là trong lĩnh vực phân tích Big Data và khoa học dữ liệu.
Ngoài ra việc áp dụng công nghệ trong quản trị nguồn lực sẽ giúp ích rất nhiều và có tác động không hề nhỏ cho nhân sự. Khi công nghệ thông tin thiết lập được chỗ đứng của nó trong bộ phận nguồn nhân sự, các chuyên viên nhân sự sẽ nắm bắt được các thông tin rõ ràng, minh bạch, và toàn diện hơn. Họ sẽ nhận biết được các khuynh hướng mới nhất trong hoạch định chính sách, các hoạt động tuyển dụng trong ngành. Ngoài ra, họ cần phải có các thông tin hiện hành về pháp luật và các quy định có liên quan bởi vì điều này giúp các chuyên viên nhân sự thể hiện được sự linh hoạt trong trường hợp có những thay đổi không dự kiến trước. Hơn nữa, những đặc tính này sẽ làm tăng giá trị và sự đóng góp của bộ phận nhân sự cho tổ chức.
Vì vậy, để bắt kịp với sự thay đổi luật liên tục, thông tin phải luôn được cập nhật. Công nghệ đã cho phép các các công ty kết nối với internet để tương tác với các chuyên gia trong ngành. Nó đã giúp nhiều chuyên viên nhân sự trong việc thu thập thông tin mà họ cần phải duy trì để chứng minh các đặc tính mong muốn và khả năng. Những bằng chứng này cũng cho thấy công nghệ đã không chỉ cho phép các chuyên gia nguồn nhân lực để truy cập và phân phối thông tin mà còn có ảnh hưởng đến mong ước của họ.
Công nghệ thì không ngừng phát triển mà AI thì hiện được ứng dụng rộng rãi trong việc xây dựng, phân tích, cũng như trực quan hóa các mô hình dữ liệu. Tất nhiên không thể phủ nhận vai trò của con người trong việc giải thích và tổng hợp những điều quan trọng nhất từ dữ liệu, nhưng việc áp dụng tự động hóa vào một số giai đoạn sẽ giúp ích rất nhiều.
Có thể bạn quan tâm:
- Mô tả công việc các vị trí lập trình cho nhân sự tuyển dụng IT
- 4 bí kíp đẩy mạnh tuyển dụng IT trên Facebook ít người biết
- 7 thủ thuật bỏ túi cực hay cho các nhà tuyển dụng IT
Xem thêm các vị trí công việc khác tại TopDev