Các tố chất cần có của người làm Nhân sự

1375
Bài viết được sự cho phép của hrvnacademy.com
Nghề Nhân sự là một nghề nghiệp khá đặc thù, nó đòi hỏi sự chính xác và đồng nhất khi trao đổi thông tin từ tất cả các bộ phận/phòng ban.

Chào mừng các bạn đang đến với series các bài học trong Khóa học Nhân sự cơ bản cho người mới (newbie) hoàn toàn miễn phí. Tôi là Thành HR sẽ đồng hành cùng bạn trong khoá học này. Và chủ đề mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngày hôm nay là Các tố chất cần có của người làm Nhân sự.

Như mình đã chia sẻ, Nghề Nhân sự được ví như nghề làm dâu trăm họ, bao gồm những nhiệm vụ chính nhưng không giới hạn các công việc không tên khác,…Nên, để trở thành một người làm nghề Nhân sự thành công yêu cầu khá nhiều những tố chất.

Và ở đây, mình không nêu ra các yêu cầu như: Kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, vi tính văn phòng, kỹ năng giao tiếp, luật lao động…vì nó là điều bắt buộc bạn phải học và rèn luyện khi làm nghề. Các kiến thức này mình sẽ trình bày vào một bài học chuyên sâu khác. Bạn nhớ đón theo dõi nha!

Vấn đề mình sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học Các tố chất cần có của người làm Nhân sự nói chung, chứ không nói riêng các vị trí đã được chuyên môn hóa khác như: Chuyên viên tuyển dụngChuyên viên C&B…Nếu bạn là người mới đang tìm hiểu, đang có định hướng theo đuổi nghề này thì cần những tố chất gì để ra quyết định theo đuổi nó hay không?

Sự cẩn thận và chính xác

Nghề Nhân sự là một nghề nghiệp khá đặc thù, nó đòi hỏi sự chính xác và đồng nhất khi trao đổi thông tin từ tất cả các bộ phận/phòng ban. Chỉ cần một thông tin sai lệch có thể làm ứng viên hoặc nhân viên đang làm mất sự tin tưởng vào tổ chức và khó gắn bó lâu dài.

Ví dụ như khi bạn tuyển dụng một nhân viên mới cho Công ty, thì từ khâu phỏng vấn, đến Hội nhập và đào tạo văn hoá, rồi khi họ nhận việc chính thức tại phòng ban nào đó, đến lúc chi trả lương và chế độ cho họ đều phải chính xác các thông tin đã trao đổi như mức lương, KPI, chính sách phúc lợi, nội quy và quy định của công ty…

Luôn chỉnh chu trong mọi thứ

Sự chỉnh chu nó cũng gần như là phải có tâm trong công việc. Các khâu tiếp đón ứng viên, quá trình trao đổi, rồi các hướng dẫn khi bắt đầu nên chỉnh chu. Có bạn khá hời hợt và không đặt mình để thấu hiểu những khó khăn bỡ ngỡ của ứng viên.

Rồi nào là quên lịch phỏng vấn và yêu cầu ứng viên phải đợi, hay nghiêm trọng hơn là bận quá bạn chưa gửi duyệt offer letter (bao gồm duyệt mức lương) nhưng đã mời họ nhận việc. Rồi có trường hợp sếp đổi ý thế là bạn phải xin lỗi ứng viên này nọ…

Và bao gồm cả chỉnh chu về mặt hình ảnh cá nhân: Nó không đồng nghĩa với việc bạn phải đẹp mà là luôn gọn gàng và chú ý về mặt hình thức. Vì người làm nghề nhân sự là hình ảnh của Công ty, là người gặp gỡ đầu tiên và tạo ấn tượng tốt với ứng viên tiềm năng, cũng như là người sẽ hỗ trợ và giải quyết tất cả các quyền lợi, trách nhiệm, quan hệ lao động về sau. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Nghề Nhân sự có yêu cầu ngoại hình hay không?

  20 thuật ngữ chuyên sâu trong Quản lý Nhân sự nội bộ
  3 hướng dẫn để bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực nhân sự

Xem thêm các việc làm AngularJS hấp dẫn trên TopDev

Tính bảo mật

Nhân viên Phòng Nhân sự được tiếp cận rất nhiều thông tin nhạy cảm như: Tăng giảm nhân sự, điều chỉnh lương, thăng chức…của đa số mọi người trong công ty. Đây là một trong những thông tin được dán nhãn bảo mật rất cao, vì nếu bị lộ thông tin ra ngoài một cách không chính thống thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của Người lao động.

Nếu bạn là type người hay thích “8,8,8” và không giữ được bí mật thì hãy tập ngay tính cách này kẻo không sớm thì muộn sẽ rước hoạ vào thân. Phải thật sự tỉnh táo để không lỡ mồm. Đa số chúng ta hay bị tình trạng: Ê, kể nghe cái này nè nhưng đừng có nói lại với ai nha, chỉ kể mình mày thôi đó…Hãy biết cách nói “Không” trong trường hợp này.

Tính kỷ luật

Nhân viên phòng Nhân sự luôn được xem là kiểu mẫu về cả cách cư xử, kỹ năng giao tiếp, kỷ luật kỷ cương…Nên bạn rất dễ rơi vào tầm ngắm, bao gồm cả soi mói của rất nhiều nhân viên trong công ty. Kiểu như, nhìn ông đó, bà đó thấy không nết na thùy mị, đú đa đú đỡn, đi trễ về sớm như đi chợ, ăn nói bỗ bã… vậy mà làm Nghề Nhân sự là hiểu công ty sao rồi ha…

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải sống giả dối mà đó gần như là một yêu cầu bắt buộc. Có bạn cảm thấy không muốn như vậy, và thích công việc phóng khoáng, thoải mái thể hiện mình hơn thì nên cân nhắc khi chọn nghề nhân sự này, nó gần gần như nghề giáo vậy. Nên đây cũng chính là lý do để bạn bắt buộc phải rèn luyện tính kỷ luật.

Công bằng và sự tử tế

Sự công bằng: Trong một số tình huống, bạn có một số quyền lực mềm trong tay. Ví dụ như Công ty có đợt đánh giá để cắt giảm nhân sự yếu kém, hay những đợt đánh giá vinh danh nhân viên xuất sắc…ít nhiều bạn có tiếng nói và có thể làm sai lệch kết quả. Nên bạn phải thực sự công tâm để đưa ra lựa chọn cuối cùng dựa trên lợi ích của tập thể chứ không vì lợi ích cá nhân.

Sự tử tế: Trong tất cả các tình huống, người làm nghề nhân sự là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nên khi bạn nghiêng quá nhiều về một bên nào đó thì bên còn lại sẽ thiệt thòi. Tất nhiên, đi làm thì phải đảm bảo thực hiện các yêu cầu của Công ty, tuy nhiên sự tử tế giúp bạn đảm bảo yếu tố win-win tốt hơn cho cả hai.

Và tất nhiên những điều mình kể ra ở trên là chưa đủ. Đây chỉ là vài gợi ý về tính chất ngành nghề để mọi người cùng tham khảo. Dựa vào đó để định hình cho bản thân có phù hợp để theo đuổi nghề này hay không, cũng như để khi bạn làm nghề nhân sự rồi thì phải là một thương hiệu mạnh trong nội bộ nói riêng và cộng đồng HR nói chung.

Bài viết gốc được đăng tải tại hrvnacademy.com


Tuyển Dụng Nhân Tài IT Cùng TopDev
Đăng ký nhận ưu đãi & tư vấn về các giải pháp Tuyển dụng IT & Xây dựng Thương hiệu tuyển dụng ngay!
Hotline: 028.6273.3496 – Email: contact@topdev.vn
Dịch vụ: https://topdev.vn/page/products

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm các việc làm ngành CNTT hấp dẫn trên TopDev