Bitbucket là gì? Tính năng ưu, khuyết điểm so với GitHub

10499

Bitbucket là gì? – Bitbucket và GitHub đang là 2 code repository phổ biến nhất trong giới lập trình viên hiện nay. Tại sao lại cần code repository? Nói tóm tắt là quản lý source code. Nếu như bạn đang update code base hoặc đang làm việc với người khác, thì bạn sẽ cần review những thay đổi về code và cấp access cho đồng nghiệp hay đối tác. GitHub thì phổ biến hơn một chút với hơn 100 triệu code repositories.

Giải thích một số thuật ngữ thường dùng

  • Repo: viết tắt của repository – kho chứa code
  • Origin: repository gốc, nếu có clone code thì là clone từ origin. 
  • Pull: kéo code mới từ origin về máy.
  • Commit: cập nhật những sửa đổi của code vào repo trong máy của bạn
  • Push: đẩy những sửa đổi mà bạn đã commit lên origin.

Bitbucket là gì?

Được đặt lên bàn cân với GitHub, Bitbucket cũng là một loại hệ thống để quản lý các phiên bản code, dịch vụ cung cấp kho lưu trữ source code cho các dự án. Bitbucket hỗ trợ cả Git và Mercurial VCS, được viết bởi ngôn ngữ lập trình Python và sử dụng web framework là Django, có thể dùng trên Mac, Windows và Android qua các app.

  Optical Character Recognition (OCR) – Nhận diện ký tự từ ảnh

Bitbucket trình làng vào năm 2008 tại Úc, lúc này chỉ mới là một startup chỉ cung cấp hosting cho các dự án Mercurial. Sau đó vào năm 2010, Atlassian – một công ty của Úc đã mua lại và update thêm tính năng hỗ trợ Git repository khoảng 1 năm sau đó.

Nhiều user đã chuyển từ GitHub qua Bitbucket do lo ngại về mặt private của các source code khi Microsoft mua lại GitHub với 7,5 tỷ USD.

>>> Xem thêm: GitHub là gì?

Tính năng của Bitbucket là gì?

Bitbucket có thể tích hợp rất tốt với Jira (Jira cũng là sản phẩm của Atlassian), lúc đầu được dùng với chức năng bug tracker – tìm bug, sau đó mới tới các chức năng khác như: track bug, track issue, service desk và quản lý dự án.

Những tính năng quan trọng nhất của Bitbucket là:

  • Pull Request và review code
  • So sánh branch và commit history
  • Số lượng private repo miễn phí không giới hạn (lên đến 5 user)
  • Mac và Windows client dùng SourceTree, đối với app Android thì có thể dùng BitBeaker
  • Bitbucket dành cho doanh nghiệp có thể dùng Stash
  • Tích hợp sâu với Trello (qua Bitbucket Cloud có thể tích hợp liền mạch các branch, commit và pull request lên Trello board).
  • Cấp quyền cho branch. Thay vì cấp quyền cho mọi branch trong repo, Bitbucket cấp quyền hạn chế vào từng branch, ngăn các tình huống vô tình push master, cũng là điểm khác biệt của Bitbucket.
  • Bitbucket Snipperts cho phép tạo và quản lý mọi loại snippets multi-file (đa tệp).
  • Bitbucket hỗ trợ Git Large File Storage (LFS) đồng nghĩa với clone nhanh hơn và dành thời gian cho các file nặng.

Ưu điểm của Bitbucket so với GitHub là gì?

Trước khi đi vào chi tiết thì bạn có thể tham khảo bảng so sánh tóm tắt sau:

Bitbucket vs GitHub

Bitbucket linh hoạt hơn GitHub

Trong khi GitHub có khá nhiều tính năng và cho phép bạn tự tạo workflow của riêng mình, Bitbucket có tính năng built-in linh hoạt hơn.

Ví dụ, Bitbucket có nhiều option về hệ thống kiểm soát phiên bản (kết hợp Mercurial cũng như Git). Điều này có nghĩa là bạn có thể làm đúng theo những gì bạn muốn mà không phải cố nhét mình vào chốt hình vuông hay tròn. Bitbucket có thể import từ GIt, CodePlex, Google Code, HG, SourceForge và SVN, còn Git chỉ giới hạn ở Git, SVN, HG và TFS.

Bitbucket cho bạn số lượng private repo vô hạn

Việc quản lý sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều nếu chỉ có một account trên một nền tảng duy nhất. Về mặt này thì bitbucket cho phép bạn số lượng private repo theo ý muốn và có thể share với 5 người khác. Ngoài ra thì bạn cũng có thể phân chia giữa project cá nhân và project cho công việc, hay phân chia công việc cho các khách hàng khác nhau mà không phải suy nghĩ về vấn đề quản lý.

Ưu điểm về giá

Ừ thì GitHub cũng free nhưng với điều kiện là bạn phải làm ở chế độ public. Còn nếu muốn set private các repo của mình trên GitHub thì cần một khoản chi phí.

Ngược lại, Bitbucket thì hoàn toàn miễn phí với 5 user, bao gồm vô số private repo được nhắc đến bên trên. Điều đáng ngạc nhiên là có vô số project open-source trên nền tảng này. 

Ngay từ đầu, source code của bạn đã được gắn với CI/CD trong Bitbucket, đồng nghĩa với việc là không cần bận tâm đến chuyện thiết lập và quản lý đối với người dùng, repositories và máy chủ.

  Triển khai CI/CD với Gitlab

Còn với GitHub thì mọi thứ phải được thiết lập theo từng trường hợp cụ thể và thông tin cuối cùng sẽ được lưu ở những tool khác nhau.

Thuật ngữ tìm kiếm thông minh hơn

Đây là tính năng tuy nhỏ nhưng rất khác biệt, khi Bitbucket sẽ thu thập cú pháp (syntax) để tìm các định nghĩa phù hợp với query, hơn là chỉ dừng ở tên biến.

Bitbucket semantic search

Bitbucket tích hợp Jira mạnh mẽ hơn

Forbes từng đánh giá như sau “Tầm ảnh hưởng của Atlassian tới phần mềm chẳng khác gì tầm ảnh hưởng của Apple tới thiết kế”

Kể từ khi trình làng năm 2017 với giá trị thị trường lên đến 10 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng của Atlassian dường như không hề chững lại, và sản phẩm chính của họ chính là Jira. Lúc đầu Jira chỉ dùng để track bug nhưng sau này linh hoạt hơn với các tính năng: Quản lý dự án, kiểm soát và theo dõi lỗi, kiểm soát và theo dõi vấn đề phát sinh trong một tổ chức.

Nếu dùng Jira và Bitbucket cùng lúc thì bạn có thể set code tự động update các lỗi Jira. Và bạn có thể tạo nhánh thẳng từ Jira để workflow nhanh và linh hoạt hơn. Đây cũng là ưu điểm khi tích hợp Bitbucket x Jira – liên kết toàn bộ quá trình develop với một bộ tools được tích hợp và đồng bộ hóa.

better jira integration

Bitbucket tích hợp Trello mạnh mẽ hơn

Trello là một công cụ quản lý công việc hiệu quả khi làm việc theo nhóm, nói một cách dễ hiểu Trello là công cụ quản lý công việc cần làm của một team do ai đảm nhiệm, hoàn thành hay chưa và deadline khi nào, trong mỗi task thì chia nhỏ các to do checklist.

Khuyết điểm của Bitbucket

Đặt lên bàn cân thì Bitbucket vẫn còn kém hơn GitHub ở hai điểm:

Cộng đồng

Không thể phủ nhận GitHub vẫn đang phổ biến hơn Bitbucket, đồng nghĩa với việc cộng đồng lập trình viên rộng lớn hơn, từ đó có việc recommend và tìm tips và chia sẻ code cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Plugins

GitHub đang vượt xa Bitbucket về số lượng native plugins để mở rộng platform. Tuy nhiên Bitbucket cũng có vài plugin khá ổn, ví dụ như Bitbucket Connect (đơn giản hóa các tích hợp sâu – deep integration), SourceTree (trực quan hóa giao diện cho project), app Slack (cho phép pull info và comment, merge và prompt review code trong cùng channel), và các sản phẩm khác từ Atlassian.

Lựa chọn khác ngoài Bitbucket và GitHub là gì?

Là hai nền tảng hosting Git phổ biến nhất nhưng không có nghĩa đây là 2 platform duy nhất. Có thể kể đến các low-key player khác như:

Gitlab

Trình làng năm 2011 và là đối thủ nặng ký đối với cả GitHub và Bitbucket, GitLab đã nâng cấp từ nền tảng cung cấp dịch vụ quản lý source code lên full DevOps Lifecycle – từ project planning đến CI/CD và giám sát, là platform DevOps hoàn chỉnh.

  Triển khai CI/CD với Gitlab

LaunchPad

LaunchPad là platform quản lý software collaboration được Canonical, nhà sản xuất của Ubuntu Linux và các software liên quan sử dụng. Canonical là tên tuổi lớn trong phong trào open-source, nên nếu bạn đang làm việc với open-source thì LaunchPad khá thích hợp hỗ trợ cả Git và Bazaar.

SourceForge

Cũng là cái tên nổi bật trong giới open-source, SourceForge cho phép developer host code và distribute software của họ thông qua nền tảng này. Ngoài ra SourceForge còn có tools để import GitHub repo cùng các data liên quan như wiki.

Kết luận

Khác biệt cơ bản nhất giữa Bitbucket và GitHub có thể được tóm tắt như thế này: GitHub thì tập trung xung quanh public code còn Bitbucket thì về private code. GitHub có cộng đồng open-source khổng lồ còn Bitbucket thì phần lớn là người dùng doanh nghiệp.

Tài khoản GitHub nhiều khi là tấm danh thiếp của developer. Nếu có viết blog thì dev có xu hướng sẽ chia sẻ ví dụ code trên GitHub, góp phần xây dựng cộng đồng GitHub lớn mạnh. Tuy nhiên điều đó cũng đồng nghĩa là các doanh nghiệp phải “chăm” kỹ hơn để quản lý user và cài đặt access control, đảm bảo không ảnh hưởng đến an ninh mạng – cyber resilience.

Bitbucket và Github khá tương tương đồng về mặt tính năng và cả hai đều là dịch vụ host code repo. Cho nên tùy vào lựa chọn và nhu cầu mà bạn có thể chọn lựa phù hợp hơn: nếu VCS bạn là Mercurial hay tích hợp với Jira thì nên dùng Bitbucket, còn với những project về web-hosting nhỏ nhỏ thì có thể dùng GitHub.

Với các thông tin trên thì chắc hẳn bạn đã biết Bitbucket là gì? và mối quan hệ với Github. Hy vọng bạn đọc đã những kiến thức hữu ích cho mình nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm việc làm Software Engineer hấp dẫn nhất tại TopDev