Bí quyết nâng cao cơ hội phỏng vấn tại Microsoft Việt Nam

1337

Bài viết được sự cho phép của tác giả Ly Tran

***Disclamer: Những chia sẻ của mình đơn thuần từ quan sát và kinh nghiệm sau khi screen 1000+ CVs, làm việc cùng Hiring Manager và được chị HR Manager Microsoft chia sẻ => Không phản ánh được practice Microsoft trên toàn cầu.


Một sự thật là, có rất nhiều CVs tiềm năng nhưng lại không được Hiring Manager (HM) chọn phỏng vấn/ không được ưu tiên dẫn đến việc dù ứng tuyển sớm nhưng được phỏng vấn sau và không kịp có offer.

Tất nhiên, là Recruiter, bản thân mình sẽ không ngại 1 cuộc điện thoại để có thể làm rõ thêm CV và hỗ trợ cung cấp thêm insight cho HM, tuy nhiên, thường thì những CV chỉn chu và đủ thông tin ngay từ đầu sẽ giúp quá trình này nhanh và đến tay HM sớm hơn.

Sau nhiều pha cứu cánh CV và hỗ trợ ứng viên đến được offer, mình cũng muốn chia sẻ một số điểm chính giúp tăng tỉ lệ được chọn. Bài viết này có thể giúp bạn trả lời những câu hỏi sau:


1. Chọn mẫu CV nào?

2. Nội dung CV cần có những gì?

3. Chi tiết các mục?


1. Nên chọn mẫu CV nào

Mẫu CV 1 cột (thay vì 2 cột) được ưa chuộng nhất vì dễ scan, nội dung dàn trải nên khi nhìn sẽ cảm giác thư thái hơn, ATS (applicant tracking system) cũng sẽ dễ lấy thông tin hơn.

So sánh mẫu 1 cột & 2 cột
So sánh mẫu 1 cột & 2 cột

TẢI MẪU CV MIỄN PHÍ (mẫu này mình thấy ưng mắt nhất)

2. Nội dung CV cần có những gì?

  • Contact
  • Working Experience
  • Education
  • Additional Info (Awards/ Skills/etc)
  • Projects

Thứ tự các mục thường sẽ là:

Contact > WE > Education > Awards/ Additional Info > Projects

Đối với các bạn còn đi học/ vừa tốt nghiệp, nên để Education đầu tiên.

3. Chi tiết các mục

a. Education

Tên trường, chuyên ngành – niên khóa

Nếu GPA trên 3.5 có thể thêm vào để tạo điểm nhấn/ có học bổng cũng là điểm cộng Ngoài ra, hãy cố gắng đặt GPA trong 1 hệ quy chiếu hoặc chuẩn nào đó. Thay vì chỉ liệt kê là 4.6, hãy viết là 4.6/5.0 (Xuất sắc hoặc Summa Cum Laude). Hoặc đơn giản có thể là Top 1/ 5/ 10 khoa/ trường.

Nếu có các bằng cấp liên quan thì cũng có thể liệt kê ở phần này, cả về tech và các chứng chỉ tiếng anh nếu có.

b. Working experience

Tên công ty có thể thêm 1 vài dòng mô tả sản phẩm, phục vụ người dùng như thế nào, cho thị trường nào.

Hãy sắp xếp kinh nghiệm làm việc theo thứ tự gần đây nhất đến xa hơn, có thể note thêm khoảng thời gian làm cho mỗi vị trí.

Phần mô tả vị trí:

  • Mỗi vị trí có thể liệt kê 3 – 5 đầu mục
  • Mẫu câu: Động từ + mô tả đầu việc + số liệu + impact mang lại

Đoạn ví dụ thì mình xin trích lại 1 blog siêu hay của anh Trung Võ (Linkedin anh)

  • [Achieving, Past Tense Verb] + [What] + [Number] + [How] / [What makes achievement special]

– Built a course searching website (hiểu vấn đề trong công việc mà bạn cần / muốn giải quyết) serving 2000+ users and solved the decade-long problem at the Claremont Colleges. (vấn đề bạn đã giải quyết là 1 vấn đề nghe có vẻ khó)

– [Optimized] (Achieving, Past Tense Verb) [the search engine’s response time] (What) from [25 to 0.8 seconds, a 97% decrease] (Number) (bạn đã giải quyết nó một cách mĩ mãn), by [facilitating non-clustered database indexing with self-designed tree data structures and 98% accurate course-equivalent matching algorithms] (How) (ứng dụng những kiến thức trong trường)

– [Designed] (Achieving, Past Tense Verb) [a scraping algorithm] [returning 4000+ unique courses with full-depth prerequisite trees] (What) [in 1 hour] (What makes achievement special).

Nếu CV có các khoảng gap trên 6 tháng/ chuyển công ty trong khoảng thời gian ngắn có thể chú thích ngắn gọn lý do (không bắt buộc).

  Nên gửi CV định dạng nào mới chuẩn: Word Doc hay PDF?

  5 lỗi trong CV hầu như ai cũng đã từng mắc phải

c. Additional Info

Phần này thì tùy vào thế mạnh bạn có thể thêm vào, thường thấy nhất là thêm Awards/ Skills liên quan đến vị trí ứng tuyển

– Awards: các thể loại giải thưởng lập trình/ nghiên cứu khoa học, có thể thêm 1 vài dòng giới thiệu về giải thưởng được tổ chức bởi ai, quy mô như thế nào.

– Skills: Programming Languages liệt kê ngôn ngữ bạn tự tin vì sẽ được hỏi thêm trong buổi phỏng vấn Frameworks/ Tools/ etc liệt kê ra hết và có liên quan đến JD càng tốt

d. Projects

Có 1 format CV mình thấy cũng khá phổ biến, thường thấy ở mô hình Outsourcing đó là liệt kê chi tiết từng dự án nhỏ với khoảng thời gian khá ngắn (dưới 1 năm ) và trải dài 2-3 trang => Như vậy sẽ khó để screen & hình dung được tổng thể số năm kinh nghiệm, công ty đã làm. Ngoài ra, đối với kinh nghiệm làm các dự án nhỏ thường sẽ không được ưu tiên tại Microsoft vì bài toán của Microsoft quy mô lớn và phức tạp hơn nhiều. Nhưng mình cũng hiểu Outsourcing cũng có rất nhiều product khủng, mang lại lợi nhuận chính cho cả công ty (như nab trước đây). Đối với những bạn core member của những dự án như vậy có thể nhấn mạnh quy mô, tầm ảnh hưởng và tính lâu dài của dự án.

Trang đầu tiên chỉ nên điểm qua ngắn gọn về Projects, đối với trang 2 có thể mô tả chi tiết nếu bạn thật sự muốn để vào CV.

Thật ra, ngoài yếu tố chưa phù hợp thì còn rất nhiều lý do khiến bạn không qua được vòng CV như:

– Job ID đó đã có offer => các CV dù chưa được proceed sẽ được gửi thư Thank you để đóng Job ID.

– Hồ sơ dù rất tiềm năng nhưng CV thông tin chung chung, đại trà và chưa nêu bật được kinh nghiệm => không qua được vòng Hiring Manager (HM), đặc biệt đối với HM nước ngoài chưa có insight về các công ty ở Việt Nam.

Với cả hai lý do trên, mình rất khuyến khích mọi người có thể trau chuốt lại CV và thử ứng tuyển lại. Hy vọng sắp tới sẽ hỗ trợ proceed thêm thật nhiều anh tài nước nhà về với Microsoft.

Bài viết gốc được đăng tải tại linkedin.com

Xem thêm:

Xem thêm việc làm ngành IT hàng đầu tại TopDev