Bài viết được sự cho phép của tác giả Trần Khôi Nguyên Hoàng
WordPress là một CMS cực kỳ lớn và nổi tiếng. Đã số các blog đều sử dụng WordPress để cho tiện trong việc config và hosting. Bản thân cái blog của mình cũng sử dụng WordPress. Nhưng hôm nay thì mình đã chuyển toàn bộ nền tảng blog qua một CMS khác là Ghost. Và mình vừa chuyển qua nên mình làm cái review cho vui nhé.
Ghost là gì?
Ghost là một Blog Platform mã nguồn mở sử dụng NodeJS.
Nói một cách ngắn gọn thì Ghost nó tương tự như WordPress vậy. Nhưng mà nó không có nhiều tính năng mặc định như của WordPress.
Trang chủ của Ghost: https://ghost.org/
Link Demo: https://demo.ghost.io/
Ủa? Nếu mà ít tinh năng hơn thì sao không xài WordPress đi, còn bày đặt chuyên platform làm chi vậy?
Tại mình thích
Thích là lý do chính mình chọn Ghost. Khi mỗi lần có ai đó muốn làm một blog cá nhân thì đa số mọi người đều gợi ý nên làm WordPress đi. Mình thì mình thích cái gì đó lạ lạ hơn, cái gì mà ít người làm thì mình làm. Và khi biết là có Platform này thì đã thử chuyển sang đây. Và để mình review một chút về Platform này nhé.
Điểm mạnh
Cài đặt đơn giản.
Nếu như với WordPress thì bạn cần một LAMP stack và source code WordPress thì với Ghost chỉ cần NodeJS là đủ. Ngay cả khi là nếu muốn deploy lên server thì nó vẫn đơn giản hơn WordPress.
Mình thì mình sử dụng 1 Click App của Digital Ocean nên cái nào với mình cũng như nhau. Có SSL các thứ luôn. Xịn xò con bò.
Không cần cài plugin
WordPress đã từng là một Blog Platform. Nhưng hiện tại thì không phải nữa mà nó có thể làm nhiều hơn là Blog. Chính vì vậy mình phải setup một số thứ để viết Blog. Ví dụ như cài Anti Spam, Yoast SEO, hay W3 Total Cache. Với Ghost thì không cần. Nó đã tự làm hết mọi thứ cho việc viết rồi. Mình lười trong chuyện tìm hiểu xem nên cài Plugin nào rồi Config ra làm sao lắm. Tốn thời gian mà không có lợi gì nhiều.
Phù hợp với IT blog
Ghost có một cái editor rất mạnh, gần giống như của Medium vậy. Nó cực kỳ phù hợp cho những bạn viết Blog nói chung và cực kỳ phù hợp cho các bạn viết Blog IT nói riêng. Lý do chính là các IT blogger có thể chèn code vào blog một cách đơn giản và đẹp. Điều mà bên WordPress không có hoặc phải cài thêm Plugin vào để có Syntax Highlighter. Nhưng dù có thì vẫn không thể ngon được bằng thằng Ghost. Bên cạnh đó tình năng chèn ảnh, chèn YouTube video, chèn codepen cũng ngon hơn WordPress rất nhiều.
Nhanh, rất nhanh
NodeJS và PHP so sánh về tốc độ thì khỏi phải bàn nhỉ. Blog mình hồi còn dùng WordPress thì chậm không tả được. Điểm số của Google PageSpeed Insights thì đâu đó được 9 hay 10/100 gì đó. Chả hiểu sao. Sau khi cài thêm mấy cái Plugin để Cache thì lên được 50 – 60/100. Còn với Ghost thì toàn 90 95/100 không à.
Điểm yếu
Gõ tiếng việt rất sida
Ghost có một bộ editor ngon nhưng việc gõ tiếng việt rất là sida. Mình chưa thử trên Window thì như nào nhưng ở Ubuntu, Ibus Teni và Firefox thì không gõ được. Còn với Chrome thì gõ được nhưng vẫn sida lắm. Phải setup thêm Google Font thì mới tạm tạm gõ được một chút.
Không có Dashboard, Category cũng như khung comment mặc định
Ghost không hề có trang Dashboard dùng để thông kê lượt truy cập hay gì cả. Mình có thể sử dụng Google Analytic để xem nhưng cũng lằng nhằn lắm.
Một điều nữa là nó không có khung comment mặc định. Mình phải tự code thêm tính năng này hoặc dùng của bên thứ ba. Mà mình thì lười lắm. Cơ bản là cũng không có ai vào đọc mà comment ấy chứ :))
Một cái sida nữa là nó không có Category, mà nó quản lý chuyên mục bằng các thẻ Tag. Vì thế nên không có Menu đa cấp mặc đinh. Cũng phải tự code thêm.
Theme ít và rất đắt
Thằng này Theme rất ít, hơn nữa còn lại đắt dã man. Toàn mấy chục đô Trump thôi. Nên mình xài theme mặc định luôn. Thế là OK rồi.
Kết luận
Sau một vào giờ setup thằng này thì mình khá là hài lòng. Các bạn nào chưa viết blog thì bật máy và làm một cái blog đi thôi nào.
Bài viết gốc được đăng tải tại htknguyen.com
Có thể bạn quan tâm:
- Tại sao team Discord chuyển từ Go sang Rust?
- Vì sao tôi chuyển từ Visual Studio Code sang Sublime Text
- WordPress.org và WordPress.com | Nên sử dụng nền tảng nào?
Xem thêm Tìm việc làm WordPress hấp dẫn trên TopDev