Với HTML5 chúng ta có một số kiểu input để validate những giá trị mà user đưa vào, ko cần tự viết javascript để check, chỉ đơn giản là khai báo mấy cái attribute, trường hợp phức tạp hơn, chúng ta có thể can thiệp trong cái Validation API để có kết quả mong muốn
Luôn nhớ validate ở phía client không có nghĩa là ko cần đến validate ở server.
Một vài ràng buộc phổ biến
Dùng kiểu input <input type=”email” />
: bắt buộc là giá trị email <input type="url" />
: bắt buộc là giá trị url
Dùng attribute khác
Attribute | Kiểu input hỗ trợ | Giải thích |
---|---|---|
pattern |
text, search, url, tel, email, password | phải khớp với giá trị regular expression |
min |
range, number, date, month, week, datetime, datetime-local, time | giá trị phải lớn hơn hoặc bằng giá trị min |
max |
range, number, date, month, week, datetime, datetime-local, time | giá trị phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị max |
required |
text, search, url, tel, email, password, date, datetime, datetime-local, month, week, time, number, checkbox, radio, file, select, textarea | bắt buộc phải có giá trị |
minlength |
text, search, url, tel, email, password, textarea | số ký tự nhập vào phải thỏa lớn hơn hoặc bằng minlength |
maxlength |
text, search, url, tel, email, password, textarea | số ký tự nhập vào phải thỏa nhỏ hơn hoặc bằng maxlength |
Ví dụ
<form>
<label for="name">Enter username (upper and lowercase letters): </label>
<input type="text" name="name" id="name" required pattern="[A-Za-z]+">
<button>Submit</button>
</form>
Quá trình validate dữ liệu
Quá trình này sẽ thông qua bộ Validation API, nó có thể là trên cả form hoặc trên từng element trong form. Được thực hiện bằng một trong các cách sau bằng cách gọi checkValidity()
của các element input, select, button, textarea. Nó sẽ chỉ validate dữ liệu trên element đó thôi. Nó thường được thực hiện bởi trình duyệt, sau đó chúng ta dùng selector của CSS là :valid
và :invalid
để format gọi checkValidity()
hoặc reportValidity()
trên thằng form Khi form được submit bằng click ‘hoặc ‘<button type=’submit’ />
hoặc ấn enter
Lưu ý
- Nếu set novalidate trên thẻ
<form novalidate />
, là chúng ta bỏ qua hết việc validate - Khi gọi
submit()
trên form, không trigger validation, phương thức này sẽ gửi hết dữ liệu của form lên server dù nó có hay không thỏa điều kiện. Nên gọi sự kiệnclick()
của nút submit
Can thiệp vào quá trình validate bằng bộ Validation API
Ý tưởng chính là bắt một sự kiện nào đó trên element như onchange
, rồi trigger một đoạn javascript để validate, sau đó dùng phương thức field.setCustomValidity()
để set kết quả validate: nếu là String rỗng nghĩa là ok, còn ngược lại là error, đoạn string này sẽ đem đi hiển thị như thông báo error cho user
Giới hạn file size khi upload
<label for="FS">Select a file smaller than 75 kB : </label>
<input type="file" id="FS">
Dùng javascript để đọc file được chọn, FIle.size()
, so sánh kích thước này rồi trả về kết quả cho trình duyệt
function checkFileSize() {
var FS = document.getElementById("FS");
var files = FS.files;
// Nếu có ít nhất 1 file được chọn
if (files.length > 0) {
if (files[0].size > 75 * 1024) { // kiểm tra size
FS.setCustomValidity("The selected file must not be larger than 75 kB");
return;
}
}
// Không có file, ko check.
FS.setCustomValidity("");
}
Hook cái phương thức này vào trong sự kiện mong muốn
window.onload = function () {
document.getElementById("FS").onchange = checkFileSize;
}
Hiển thị validation
Dùng :required
và :optional
để trỏ đến các element nào có thuộc tính required
hoặc không
input:required {
border: red;
}
input:optional {
border: blue;
}
:valid
và :invalid
trên các element bị/không bị lỗi
input:valid {
border: black;
}
input:invalid {
border: red;
}
Để thay đổi nội dung câu thông báo, sử dụng element.setCustomValidity('thông báo')
trên các element: <fieldset>
, <input>
, <output>
, <select>
, <button>
, <textarea>
const nameInput = document.querySelector('input');
const form = document.querySelector('form');
nameInput.addEventListener('input', () => {
nameInput.setCustomValidity('');
nameInput.checkValidity();
});
nameInput.addEventListener('invalid', () => {
if(nameInput.value === '') {
nameInput.setCustomValidity('Enter your username!');
} else {
nameInput.setCustomValidity('Usernames can only contain upper and lowercase letters. Try again!');
}
});
Bài viết gốc được đăng tải tại vuilaptrinh.com
Có thể bạn quan tâm:
Xem thêm các việc làm Developer hấp dẫn tại TopDev