Tuyển tập bộ câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer hay nhất

1879

IoT (Internet of thing), vạn vật kết nối internet đã không còn là khái niệm xa lạ trong thế kỷ 20, vậy phỏng vấn IoT Engineer có gì đặc biệt?

Những kiến thức nào là bắt buộc? Cần chuẩn bị gì để ứng tuyển vị trí IoT Engineer? Tất cả sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây.

1. IoT ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của chúng ta như thế nào?

Câu hỏi đầu tiên phỏng vấn IoT Engineer liên quan tới ảnh hưởng của IoT tới cuộc sống hằng ngày. Mới nhìn thì anh em tưởng là câu hỏi dễ, nhưng kỳ thực để trả lời được đầy đủ lại tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của từng ứng viên.

Ai cũng biết IoT đề cập tới vạn vật đều kết nối internet. Quạt giờ là quạt thông minh, đèn giờ là đèn thông minh. Vật nào cũng kết nối internet, nhưng chúng ảnh hưởng gì tới cuộc sống hằng ngày?

Đầu tiên là cuộc sống con người trở nên dễ dàng hơn với IoT. Thứ hai là mức độ giao tiếp và kết nối giữa các thiết bị trở nên rõ ràng hơn.

phỏng vấn IoT Engineer

Năm 2020 đã ghi nhận có khoảng 20,6 tỷ thiết bị đã sử dụng IoT. Việc kết nối internet, từ mặt bản chất giúp tiết kiệm thời gian, công sức. Thay vì đi đó huyết áp, nhịp tim tại nhà cho bệnh nhân. Bác sỹ hiện này có thể ngồi ngay tại phòng khám, hướng dẫn bệnh nhân đo các thông số và nhận dữ liệu sau khi các thiết bị IoT đã gửi lên.

IoT cũng giúp tiết kiệm thời gian, công sức lao động. Dựa vào dãy cảm biết và các thiết bị, rất nhiều các công việc trước đây cần con người tham gia. Nay đã được tự động hoá phần lớn nhờ các thiết bị IoT.

Các câu hỏi có thể chuẩn bị thêm:

    • Bạn đánh giá cộng đồng IoT như thế nào?. Giúp đỡ được gì trong quá trình phát triển hệ thống IoT
    • IoT có thể tiết kiệm năng lượng như thế nào?

2. IoT hoạt động như thế nào?

Câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer thứ hai liên quan tới IoT hoạt động như thế nào?.

Đầu tiên, IoT dựa trên nền tảng chính là giao tiếp. Giao tiếp để xử lý dữ liệu, giao tiếp để truyền đạt lệnh hoặc xử lý yêu cầu từ thiết bị IoT. Nếu chia IoT thành các phần khác nhau, ta có thể chia thành 3 phần chính:

    • sensors (cảm biến), phần này liên quan tới thiết bị, lấy và truyền nhận dữ liệu cho thiết bị
    • cloud (đám mây), phần này lưu trữ và xử lý dữ liệu nếu cần
    • data processing software (xử lý dữ liệu, phần này xử lý dữ liệu thu thập được từ thiết bị)

Đó là 3 thành phần chính của IoT, các thành phần này liên kết chặt chẽ với nhau. Chỉ thiếu một thành phần cũng không thể trở thành hệ thống IoT chuẩn.

phỏng vấn IoT Engineer

Một số câu hỏi chuẩn bị thêm cho phần này:

    • Sự khác nhau giữa các thành phần trong IoT?
    • Quy mô sử dụng các thiết bị IoT trong thời hiện đại là gì? (nói về quy mô dữ liệu, thời lượng và tốc độ kết nối)

  IoV (Internet of vehicle) là gì? Kiến trúc IoV
  Digital Twins – xu hướng công nghệ cho ngành IoT

3. Bluetooth Low Energy là gì?

Câu hỏi thứ ba phỏng vấn IoT Engineer liên quan tới các chuẩn giao tiếp. Cụ thể ở đây là chuẩn Bluetooth. Chắc hẳn ai đã làm về IoT hẳn đã nghe về BLE. Thứ vốn không hề xa lạ với IoT Engineer.

Để trả lời cho câu hỏi này, ngay từ trong cái tên, Low Energy có nghĩa là năng lượng thấp. Vậy BLE là chuẩn giao tiếp sử dụng ít năng lượng hơn, đồng nghĩa với việc nó tiết kiệm hơn.

Về mặt phạm vi giao tiếp, cả Bluetooth thông thường và BLE đều có khả năng giao tiếp với phạm vi tương đương nhau. Bản thân BLE cũng được sinh ra với mục đích hỗ trợ IoT. Tiết kiệm năng lượng giúp truyền tải nhiều dữ liệu hơn.

phỏng vấn IoT Engineer

Một số câu hỏi có thể chuẩn bị thêm:

    • Thermocouple sensor là gì?
    • Bạn có thể giải thích khái niệm Smart city trong IoT được không?
    • PWM (Pulse Width Modulation) là gì?

Việc làm AI lương thưởng hấp dẫn, mới nhất dành cho bạn!

4. Sự khác biệt giữa Arduino và Raspberry pi

Câu hỏi thứ 4 phỏng vấn IoT Engineer liên quan tới sự khác biệt giữa Arduino và Respberrry. Hai controller board (mạch kiểm soát) thường được sử dụng trong giới IoT.

phỏng vấn IoT Engineer

Do là hai mạch phổ biến nên thường được sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều điểm khác biệt giữa hai loại mạch này:

Arduino Raspberry Pi
Arduino là một bộ vi điều khiển USB mã nguồn mở, có thể lập trình được. Là một máy tính mini dựa trên bộ vi xử lý (SBC).
Các bo mạch Arduino có một bộ vi điều khiển bao gồm CPU, RAM và ROM. Bo mạch Arduino có phần cứng bổ sung để cấp nguồn, lập trình và kết nối IO (Đầu vào/Đầu ra).
Với Arduino, anh em có thể giao tiếp với cảm biến và điều khiển đèn LED và động cơ. Tốt để phát triển các ứng dụng dựa trên Python.
Kiến ​​trúc phần cứng và phần mềm đơn giản Mạch Raspberry Pi có kiến ​​trúc phức tạp
Có thể xây dựng bo mạch Arduino riêng bằng cách sử dụng các tệp phần cứng và phần mềm nguồn mở của Arduino. Raspberry Pi không phải là mã nguồn mở nên anh em không thể sử dụng cho mục đích tự custom.
Chạy một tác vụ duy nhất tại một thời điểm Thực hiện một số tác vụ cùng một lúc như chạy phần mềm, duyệt web, lập trình,

Trên đây là bảng so sánh 2 loại bo mạch, anh em cũng có thể chuẩn bị thêm các câu hỏi

    • Sự khác biệt giữa IoT và WSN (Wireless Sensor Network)?
    • Giải thích IoT GE-PREDIX

5. Sự khác biệt IoT và IIoT?

Câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer cuối cùng liên quan tới phân biệt IoT và IIoT.

Đầu tiên, để so sánh được hai khái niệm này anh em cần hiểu rõ định nghĩa của từng đối tượng. Đầu tiên là IoT (Internet of Things): Tất cả thiết bị đều có thể kết nối internet và truyền dữ liệu tới máy chủ dữ liệu.

phỏng vấn IoT Engineer

Thứ hai là IIoT (Industrial Internet of Things), là một phần của IoT nhưng hướng tới mảng công nghiệp. Các thiết bị kết nối ở đây rõ ràng và giới hạn lại trong phạm vi máy móc công nghiệp.

IIoT IoT
Nó hỗ trợ các ứng dụng định hướng công nghiệp như sản xuất, nhà máy điện, dầu khí, v.v. Nó hỗ trợ các ứng dụng hướng đến khách hàng như thiết bị đeo cho người máy và máy móc.
Trọng tâm là các mạng quy mô lớn. (large scale networks) Trọng tâm là các mạng quy mô nhỏ. (small networks)
Cả hai phương thức liên lạc có dây và không dây đều được sử dụng. Thông thường, các phương pháp truyền thông không dây được sử dụng
Xử lý dữ liệu lớn hoặc cực lớn Xử lý dữ liệu mức độ từ vừa tới lớn
Đây là hình thức B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) và được thiết kế để tăng hiệu quả và an toàn tại các cơ sở sản xuất. Đây là B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng) và được thiết kế để làm cho cuộc sống của người tiêu dùng thuận tiện hơn.

Các câu hỏi anh em có thể chuẩn bị thêm:

    • IoT asset tracking là gì?
    • Anh em giải thích thế nào từ Thingful trong IoT?

6. Tham khảo thêm về phỏng vấn IoT Enigneer

Để chuẩn bị tốt cho buổiphỏng vấn IoT Engineer, anh em có thể tham khảo thêm một số tài liệu dưới đây

Cảm ơn anh em đã đọc bài – Thank you for your time – Happy coding!

Tác giả: Kiên Nguyễn

Có thể bạn quan tâm:

Tìm kiếm việc làm IT mới nhất tại TopDev!