TestNG tổng hợp qua các câu hỏi khi đi phỏng vấn

2100

Bài viết được sự cho phép của tác giả To Thi Van Anh

Tại vì là đã có rất nhiều các bài viết nói rất kỹ về TestNG này rồi, nếu muốn tìm hiểu thì mọi người chỉ cần tìm kiếm trên Google với những từ khóa liên quan đến TestNG, thì có hàng trăm nghìn kết quả được tìm ra chỉ trong vài giây luôn, và thế là các bạn đã có thể thoải mái đọc hiểu về bạn này.

Chính vì thế mà mình không nói lại nữa, mà sẽ ôn tập theo hình thức là đưa ra các câu hỏi mà khi phỏng vấn có thể là bạn sẽ gặp phải. Hehe, chỉ là dễ gặp thôi nha, quan trọng ở đây vẫn là lượng kiến thức hữu ích cho các bạn để có thể nắm được và vận dụng thành thạo trong các project của mình!

  A/B testing và những tiêu chí chính để đánh giá sự thành công của ASO
  Biện hộ: Vì sao các Developer không test phần mềm của họ?

Hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn.

#1. Ý nghĩa của file <testNG.xml> là gì? Hay sử dụng file <testNG.xml> này có tác dụng gì?

Trong dự án Selenium TestNG, ta sử dụng file <testNG.xml> để cấu hình các bộ test đã hoàn thành vào trong một file cụ thể. File này giúp cho chúng ta gom nhóm các bộ test case và các tham số của bộ đó một cách dễ dàng trong file đó. Đồng thời cũng cung cấp khả năng tạo các tập hợp con cho các test hoặc tách thời gian gian chạy các test theo cấu hình.

Một số công việc ta có thể nhóm trong file .xml này như:

  1. Có thể cấu hình bộ test bao gồm nhiều test case cụ thể nào đó để chạy từ một nơi duy nhất. Như cho phép bộ test này chỉ run test trên FireFox, hoặc chỉ trên IE thôi.
  2. Có thể bao gồm hoặc không bao gồm các test method được thực thi việc test ứng dụng
  3. Có thể chỉ định cụ thể một nhóm nào sẽ được chạy hoặc không
  4. Có thể sử dụng các tham số cho các test, như việc set tham số để chọn trình duyệt sẽ sử dụng này, linh động trong việc kết nối cơ sở dữ liệu…
  5. Bạn cũng có thể cấu hình để chạy test song song cho ứng dụng, ví dụ như cấu hình để chạy bộ test nào đó chạy cùng một lúc trên các trình duyệt là FireFox, Chrome và IE chẳng hạn.
  6. Ngoài ra có thể định nghĩa các listener cho các test. Hiểu về listener các bạn tham khảo ở đây nhé! http://testng.org/doc/documentation-main.html#testng-listeners.

#2.  Bạn sử dụng tham số trong file .xml và trong các test case như thế nào?

Chúng ta có thể định nghĩa các tham số trong file .xml theo cú pháp dưới đây:

<parameter name="browser" value="FireFox" />

Ví dụ:

<suite name="My suite">
      <parameter name="first-name"  value="Cedric"/>
      <test name="Simple example">
 <-- ... -->

Bên cạnh đó, ta cũng sẽ sử dụng các parameter theo cú pháp dưới đây trong test case:
Ở đây, thuộc tính name định nghĩa tên của tham số, thuộc tính value là giá trị của thuộc tính đó.

@Parameters ({"browser"})

Ví dụ:

@Parameters({ "first-name" })
@Test
public void testSingleString(String firstName) {
     System.out.println("Invoked testString " + firstName);
     assert "Cedric".equals(firstName);
}

#3. Trong trường hợp một test case có nhiều method @Test, nhưng khi thực thi test case thì lại không muốn run một method test nào đó, bạn có thể làm gì để giải quyết vấn đề này?

Ở đây chúng ta chỉ cần thêm tên method mà ta không muốn chạy vào trong tag exclude trong file <testNG.xml> theo cú pháp hướng dẫn dưới đây nhé:

<!DOCTYPE suite SYSTEM "http://testng.org/testng-1.0.dtd" >
<suite name="Test Exclusion Suite">
   <test name="Exclusion Test" >
      <classes>
          <class name="Your Test Class Name">
              <methods>
                   <exclude name="Tên test method mà bạn muốn Exclude"/>
              </methods>
          <class>
       </classes> 
   </test>
</suite>

#4. Sắp xếp thứ tự các thẻ dưới đây theo cấp cha-con trong file <testNg.xml>:

<test>
 <suite>
 <class>
 </methods>
 </classes>

Trong file <testNg.xml> ta có:

Tag cha trong file testNg.xml  là tag <suite>

Trong tag <suite> có thể bao gồm một hoặc nhiều tag <test>

Trong tag <test> có thể bao gồm tag <classes>

Tag <classes> có thể bao gồm một hoặc nhiều tag <class>

Tag <class> chứa các tag <method> – nơi mà chúng ta định nghĩa các test method có thể được thực thi hoặc là không.

Do đó, thứ tự các thẻ theo cấp cha-con được sắp xếp như sau:

<suite>
  <test>
    </classes>
      <class>
        </methods>

#5. Bạn set thứ tự ưu tiên của các @Test method như thế nào? Nó có ý nghĩa gì?

Trong số các test case cho ứng dụng web mà chúng ta có, ta có thể thực hiện gắn độ ưu tiên thực hiện cho các test case ấy bằng cách thêm tham số vào trong anotation @Test theo cú pháp sau:

@Test(priority=0)

Bằng cách sử dụng việc này ta có thể dễ dàng điều khiển thứ tự thực thi các test case theo ý muốn, hoặc theo yêu cầu nhất định nào đó. Cụ thể với những test case được gắn trọng số priority = 0 thì sẽ được ưu tiên chạy trước những test case có trọng số bằng 1, rồi 2…

#6. Kể tên ít nhất 5 assertion của testNG mà chúng ta có thể sử dụng trong Selenium webdriver

Có nhiều loại assertion khác nhau trong testNG, dưới đây là một số loại assert mà mình đã dùng như:

  1. assertEquals
  2. assertNotEquals
  3. assertTrue
  4. assertFalse
  5. assertNull
  6. assertNotNull

#7. Bạn hãy đưa ra một số cách khác nhau để run TestNG?

Chúng ta có thể run TestNG bằng một số cách sau:

  1. Thực hiện run trực tiếp từ Eclipse IDE
  2. Thực hiện run thông qua IntelliJ’s IDEA IDE
  3. Thực hiện run với ant build tool
  4. Hoặc run từ command line

#8. Để disable một test trong testNG bạn làm cách nào?

Để disable một test case, ta có thể thêm tham số enable vào trong annotation @Test theo cú pháp dưới đây:

@Test(enabled = false)

#9. Parametric testing trong TestNG là gì?

Parametric testing cho phép chúng ta chạy lại cùng một test case nhưng với các giá trị test data khác nhau. Ví dụ với trường hợp đăng nhập, ta có thể đăng nhập với nhiều dữ liệu test có cặp username và pass word khác nhau. TestNG cho phép chúng ta có thể truyền các tham số vào trong các test method bằng hai cách dưới đây:

  1. Sử dụng trong file TestNG.xml
  2. Với Data providers.

#10. Các cách để xuất báo cáo trong TestNG là gì?

TestNg cung cấp hai cách giúp chúng ta có thể xuất báo cáo, đó là:

  1. Sử dụng Listeners: một class listenter sẽ thực thi một interface là org.testng./TestListener. Trong khi run test, TestNg sẽ gửi thông tin tới các class đó mỗi khi các test case đó ở các trạng thái như: est begins, finishes, skips, passes hoặc fails.
  2. Sử dụng Reportersđối với một class reporting, nó cũng sẽ thực thi cái interface là org.testng/Reporter. Khi mà tất cả các test suite chạy xong, những class này sẽ được gọi đến, lúc này tất cả các thông tin của các đối tượng trong toàn bộ quá trình thực hiện test sẽ được gửi đến class này.

#11. Liệt kê những ưu điểm của TestNG so với Junit?

Dưới đây là một số ưu điểm của TetsNG so với Junit:

  1. TestNG có các anotation logic hơn và dễ hiểu hơn
  2. TestNG class không yêu cầu bắt buộc khai báo @BeforeClass và @AfterClass.
  3. Trong Selenium TestNG không có các ràng buộc về method name
  4. TestNG hỗ trợ thêm một số annotations:
    • @Before/AfterSuite,
    • @Before/AfterTest, and
    • @Before/AfterGroup.
  5. Trong Selenium TestNG project, thì bạn không cần phải extend class nào
  6. Trong TesNG, bạn có thể thực hiện chạy song song các test case
  7. TestNG hỗ trợ bạn gom nhóm các test case, điều mà Junit không làm được.
  8. Từ các nhóm, TestNG cho phép bạn chạy các test case nằm trong các nhóm ấy.
  9. TestNG cho phép bạn xác định các test case phụ thuộc.

Nói chung là kiến thức thì rộng lớn lắm, bọn mình cần phải làm nhiều thì mới gặp đến những trường hợp mà bình thường chả bao giờ đả động đến luôn. Mấy câu hỏi này thực ra là cũng chẳng có gì là khó, và nó cũng còn nhiều lắm hehe. Nếu các bạn quan tâm thì phần sau mình sẽ cố gắng chọn lọc và đưa vào những câu hỏi nâng cao hơn.

Không khí tết tràn ngập khắp nơi rồi, mình cũng a dua theo dân tình đi làm mẻ mứt dừa để tết ngồi gặm cho mỏi răng đây!

a40fc6357ed3918dc8c2

Bài viết gốc được đăng tải tại vananhtooo.wordpress.com

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Việc làm ngành IT hấp dẫn trên TopDev