Sử dụng mảng đúng cách trong PHP – Bạn đã bao giờ nghĩ?

13860

Điểm hấp dẫn nhất của PHP theo mình là Array, và hầu như trong code, mọi thứ đều là key => value. Do vậy mà bạn biết thêm những hàm built-in rẳng của PHP, mà xử lý cho lẹ là điều hết sức quan trọng. Nếu không, thay vì tập trung vào cái cần làm, bạn lại hì bục sáng tạo ra những cái hàm, ban đầu chỉ là để cho xong task, hoặc là xa hơn là để tự sướng. Nhưng kết quả là, rất ức chế cho thằng khác, vì nó phải suy nghĩ cái đó là cái gì? – Đây là note khá hay mình dẫn từ 1 post của bạn Trần Phong Phú (Fullstackdev tại Sendo). [Xem thêm bài blog về associative array]

Mình vô tình đọc được 1 bài tuts hay của tác giả Anton Bagaiev nên lược dịch lại cho các bạn đọc, không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, chúc các bạn thu được kiến thức hữu ích.

Trong bài tutorial này, mình sẽ liệt kê các hàm xử lý mảng thông dụng trong Php kèm theo ví dụ và cách sử dụng tốt nhất. Đã lập trình Php thì cần biết làm sao sử dụng và làm sao để phối hợp các hàm xử lý mảng để cho code dễ đọc và ngắn gọn hơn.

Cơ bản

Bắt đầu bằng 1 hàm cơ bản để xử lý keys và values của mảng. Một trong số đó là array_combine(), nó tạo 1 mảng kết hợp bằng cách trộn keys của 1 mảng này và values của 1 mảng khác, với điều kiện 2 mảng này bằng nhau.

$keys = ['sky', 'grass', 'orange'];
$values = ['blue', 'green', 'orange'];

$array = array_combine($keys, $values);
print_r($array);

// Array
// (
//     [sky] => blue
//     [grass] => green
//     [orange] => orange
// )

Như bạn đã biết, hàm array_values() trả về 1 mảng các giá trị đã xác định, array_keys() trả về 1 mảng các key đã cho trước, và array_flip() chuyển đổi ngược lại các keys tương ứng với values :

print_r(array_keys($array)); // ['sky', 'grass', 'orange']
print_r(array_values($array)); // ['blue', 'green', 'orange']
print_r(array_flip($array));

// Array
// (
//     [blue] => sky
//     [green] => grass
//     [orange] => orange
// )

Rút gọn code

Hàm list(), nó không thực sự là hàm, nhưng nó là cấu trức của ngôn ngữ, có chức năng là giúp việc gán các biến ngắn gọn hơn. Đây là 1 ví dụ cơ bản:

// define array
$array = ['a', 'b', 'c'];

// without list()
$a = $array[0];
$b = $array[1];
$c = $array[2];

// with list()
list($a, $b, $c) = $array;

Cấu trúc này hoạt động hoàn hảo với các hàm như preg_slit() hoặc explode(). Ngoài ra, bạn có thể bỏ qua một số tham số (parameters), nếu bạn không cần định nghĩa chúng:

$string = 'hello|wild|world';
list($hello, , $world) = explode('|', $string);
echo("$hello, $world"); // hello, world

Ngoài ra, list() có thể sử dụng với foreach(), làm cho việc xây dựng cấu trúc có vẻ ok hơn:

$arrays = [[1, 2], [3, 4], [5, 6]];

foreach ($arrays as list($a, $b)) {
    $c = $a + $b;
    echo($c . ', '); // 3, 7, 11, 
}

Với hàm extract(), bạn có thể xuất một mảng kết hợp sang các biến. Đối với mỗi phần tử của một mảng, một biến sẽ được tạo ra với tên của key và value như là một giá trị của phần tử:

$array = [
    'clothes' => 't-shirt',
    'size'    => 'medium',
    'color'   => 'blue',
];

extract($array);

echo("$clothes $size $color"); // t-shirt medium blue

Lưu ý rằng extract() không an toàn nếu bạn làm việc với dữ liệu người dùng (như trả kết quả theo yêu cầu), vì vậy tốt hơn là sử dụng chức năng này với EXTR_IF_EXISTS và EXTR_PREFIX_ALL.

Ngược lại extract() là hàm compact(), tạo một mảng kết hợp từ các biến:

$clothes = 't-shirt';
$size = 'medium';
$color = 'blue';

$array = compact('clothes', 'size', 'color');
print_r($array);

// Array
// (
//     [clothes] => t-shirt
//     [size] => medium
//     [color] => blue
// )

Xem tin tuyển lập trình viên PHP đãi ngộ tốt trên TopDev

Hàm lọc

Một hàm tuyệt vời cho việc lọc mảng, và nó là array_filter(). Truyền mảng vào như là tham số đầu tiên và một hàm anonymous như là tham số thứ 2. Trả về giá trị là true trong hàm callback nếu bạn muốn lấy phần tử trong mảng, hoặc false nếu không muốn:

$numbers = [20, -3, 50, -99, 55];

$positive = array_filter($numbers, function($number) {
    return $number > 0;
});

print_r($positive); // [0 => 20, 2 => 50, 4 => 55]

Bạn có thể sử dụng ARRAY_FILTER_USE_KEY hoặc ARRAY_FILTER_USE_BOTH như là một tham số thứ ba để truyền vào keys hoặc cả keys, values vào hàm callback.

Ngoài ra, bạn có thể gọi array_filter() mà không cần callback để loại bỏ tất cả các giá trị rỗng:

$numbers = [-1, 0, 1];

$not_empty = array_filter($numbers);

print_r($not_empty); // [0 => -1, 2 => 1]

Bắt đầu từ PHP 7, array_column() trở nên mạnh mẽ hơn, bởi vì nó được phép xử lý một mảng của các đối tượng (array of objects). Vì vậy làm việc với 1 array of models (thông cảm, cái này mình không biết diễn tả bằng tiếng Việt ra sao hết) trở nên dễ dàng hơn:

$cinemas = Cinema::find()->all();
$cinema_ids = array_column($cinemas, 'id'); // php7 forever!

Duyệt mảng

Sử dụng array_map(), bạn có thể apply 1 callback cho tất cả các phần tử của mảng. Bạn truyền vào tên hàm hoặc hàm không xác định (anonymous function) để nhận được 1 mảng mới dựa trên mảng đã cho:

$cities = ['Berlin', 'KYIV', 'Amsterdam', 'Riga'];
$aliases = array_map('strtolower', $cities);

print_r($aliases); // ['berlin', 'kyiv, 'amsterdam', 'riga']

$numbers = [1, -2, 3, -4, 5];
$squares = array_map(function($number) {
    return $number ** 2;
}, $numbers);

print_r($squares);  // [1, 4, 9, 16, 25]

Có một câu chuyện từ lâu là không có cách nào để truyền values và keys của mảng vào 1 callback, nhưng ta có thể bắt được chúng:

$model = ['id' => 7, 'name'=>'James'];

$callback = function($key, $value) {
    return "$key is $value";
};

$res = array_map($callback, array_keys($model), $model);
print_r($res);

// Array
// (
//     [0] => id is 7
//     [1] => name is James
// )

Nhưng bạn thấy đấy, trông code nhìn dơ dơ. Tốt nhất là nên sử dụng array_walk() để thay thế. Hàm này tuy nhìn giống array_map(), nhưng nó hoạt động theo phương thức khác. Đầu tiên, một mảng tham chiếu được truyền vào, array_walk() không hề tạo ra 1 mảng mới nào, mà nó thay đổi mảng tham chiếu đó.  Vì vậy đối với mảng nguồn (source array), bạn có thể truyền vào giá trị của mảng tham chiếu trong 1 callback, từ đó keys của mảng đó cũng có thể được truyền vào dễ dàng (đọc nhức đầu quá, xem vd là rõ ngay ấy mà):

$fruits = [
    'banana' => 'yellow',
    'apple' => 'green',
    'orange' => 'orange',
];

array_walk($fruits, function(&$value, $key) {
    $value = "$key is $value";
});

print_r($fruits);

// Array
// (
//     [banana] => banana is yellow
//     [apple] => apple is green
//     [orange] => orange is orange
// )

Có thể bạn muốn xem:

  Lập trình PHP và những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn

Để so sánh 1 mảng nguồn với 1 mảng khác (hoặc nhiều mảng) để trả về 1 mảng chứa sự khác nhau của mảng nguồn đó so với mảng cần so sánh, dùng array_diff(). Dùng array_intersect() để so sánh hai mảng trả vê các giá trị giống nhau:

Đếm phần tử của mảng dùng array_count_values():

$things = ['apple', 'apple', 'banana', 'tree', 'tree', 'tree'];
$values = array_count_values($things);

print_r($values);

// Array
// (
//     [apple] => 2
//     [banana] => 1
//     [tree] => 3
// )

Tạo mảng

Tạo mảng với 1 khoảng keys và values nhất định, dùng range():

Bạn nên nhớ rằng mọi chức năng phân loại trong PHP đều hoạt động với các mảng bởi tham chiếu và trả về true khi thành công hay false khi thất bại. Có một chức năng sắp xếp cơ bản được gọi là sort(), và sắp xếp các giá trị theo thứ tự tăng dần mà không lưu keys. Hàm phân loại có thể được thêm vào bởi các ký tự sau:

  • a, sort preserving keys
  • k, sort by keys
  • r, sort in reverse/descending order
  • u, sort with a user function

Bạn có thể thấy các kết hợp của các chữ cái này trong bảng sau:

a k r u
a asort arsort uasort
k ksort krsort
r arsort krsort rsort
u uasort usort

Ma thuật thực sự bắt đầu khi bạn bắt đầu kết hợp các hàm xử lý mảng. Đây là cách bạn có thể cắt và xóa các giá trị rỗng chỉ bằng một dòng code với array_filter() và array_map():

Tạo 1 id khớp với title từ một mảng của models, chúng ta có thể sử dụng sự kết hợp của array_combine() và array_column():

Để lấy ra top 3 giá trị của 1 mảng, chúng ta có thể dùng array_count_values()arsort(), và array_slice():

Dễ dàng sử dụng array_sum() và array_map() để tính toán tổng của order trong nhiều row:

Như bạn thấy, hiểu biết về các hàm xử lý mảng sẽ làm cho code ngắn hơn và dễ đọc hơn. Tất nhiên là PHP có nhiều hàm xử lý mảng khác, tuy nhiên trong bài tuts này chúng ta có thể hiểu rõ được cơ bản nhất để cho code ngon hơn.

  Instant AJAX Search với Laravel và Vuejs

NOTE: Mình tổng hợp nhẹ vài hàm xử lý mảng cho bạn tổng quan luôn, cái này không có trong bảng tiếng anh

  • Hàm array() tạo một mảng
  • Hàm array_change_key_case() đổi tất cả các key của mảng từ chữ thường thành chữ hoa
  • Hàm array_chunk() tách một mảng thành các mảng con
  • Hàm array_combine()  tạo một mảng có key và value từ value của hai mảng khác.
  • Hàm array_diff() so sánh giá trị 2 mảng trả về những phần tử khác nhau
  • Hàm array_diff_key() so sánh key 2 mảng trả về những phần tử khác nhau
  • Hàm array_merge() có chức năng gộp 2 mảng thành 1 mảng
  • Hàm array_push() có chức năng thêm 1 phần tử vào 1 mảng
  • Hàm array_search() dùng để search một phần tử theo value và trả về key của phần tử đó
  • Hàm array_shift() dùng để xoá phần tử đầu tiên của mảng
  • Hàm array_sum() trả về tổng của các phần tử trong mảng
  • Hàm array_intersect() so sánh hai mảng trả vê các giá trị giống nhau
  • Hàm array_unique() xoá phần tử có giá trị giống nhau trong mảng
  • Hàm array_values() trả về tất cả giá trị của các phần tử trong mảng
  • Hàm count() trả về số phần tử trong mảng
  • Hàm array_keys() trả về tất cả các key của mảng
  • Hàm shuffle() đảo lộn các phần tử trong mảng
  • Hàm range() tạo một mảng trong một phạm vi của các phần tử
  • Hàm pos() và current() cũng lấy phần tử đầu tiên trong mảng
  • Hàm list() tách các biến từ các phần tử trong mảng
  • Hàm array_rand() trả về một hoặc nhiều phần tử bất kì theo key trong mảng
  • Hàm array_replace() thay thế giá trị của mảng đầu tiên bằng giá trị của mảng thứ 2
  Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của PHP
  Học lập trình web với 13 tài liệu lập trình PHP không thể bỏ qua

Xem ngay những tin đăng tuyển dụng IT mới nhất trên TopDev