Sử dụng JDBC API thực thi câu lệnh truy vấn dữ liệu

5828

Bài viết được sự cho phép của tác giả Giang Phan

Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng các API của JDBC để thực thi các câu lệnh truy vấn dữ liệu.

1. Chuẩn bị

Trước khi đi vào chi tiết từng JDBC API, chúng ta cần chuẩn bị cơ sở dữ liệu để sử dụng làm demo.

Để đơn giản, tôi sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL, các bạn có thể sử dụng bất kỳ cơ sở dữ liệu nào khác nếu thích.

  Hibernate là gì? Sao phải dùng nó thay JDBC?
  Giới thiệu JDBC Connection Pool

Xem thêm việc làm Java hấp dẫn trên TopDev

Sau khi cài đặt cơ sở dữ liệu, chúng ta tạo database và 1 bảng user với cấu trúc sau:

CREATE TABLE `user` (
`id` int(11) NOT NULL AUTO_INCREMENT,
`username` varchar(255) COLLATE utf8mb4_unicode_ci DEFAULT NULL,
`password` varchar(255) COLLATE utf8mb4_unicode_ci DEFAULT NULL,
`createdDate` timestamp NULL DEFAULT NULL,
PRIMARY KEY (`id`)
) ENGINE=InnoDB AUTO_INCREMENT=1 DEFAULT CHARSET=utf8mb4 COLLATE=utf8mb4_unicode_ci;

Tạo một lớp tiện ích hỗ trợ mở Connection đến Database (DB).

ConnectionUtils.java

package com.gpcoder;

import java.sql.Connection;
import java.sql.DriverManager;
import java.sql.SQLException;

public class ConnectionUtils {

private static final String hostName = "localhost";
private static final String dbName = "jdbcdemo";
private static final String userName = "root";
private static final String password = "";
// jdbc:mysql://hostname:port/dbname
private static final String connectionURL = "jdbc:mysql://" + hostName + ":3306/" + dbName;

public static Connection openConnection() throws SQLException {
// 1. Load Driver
// Class.forName("com.mysql.jdbc.Driver");
DriverManager.registerDriver(new com.mysql.cj.jdbc.Driver());

// 2. Open connection
return DriverManager.getConnection(connectionURL, userName, password);
}
}

2. Statement

Statement interface trong java cung cấp các phương thức để thực thi các câu lệnh truy vấn với cơ sở dữ liệu SQL. Statement cung cấp phương thức để tạo ra đối tượng ResultSet.

Theo mặc định, tại cùng một thời điểm chỉ có một đối tượng ResultSet có thể được mở cho mỗi đối tượng Statement. Vì thế, nếu hoạt động đọc một đối tượng ResultSet bị chen ngang bởi hoạt động đọc đối tượng khác, thì đối tượng khác này phải được tạo bởi đối tượng Statement khác.

Statement cung cấp một số phương thức để thực thi truy vấn SQL:

  • execQuery() : được sử dụng để thực hiện các truy vấn truy xuất giá trị từ cơ sở dữ liệu (select). Phương thức này trả về đối tượng ResultSet có thể được sử dụng để lấy tất cả các dữ liệu (record) của bảng.
  • execUpdate() : được sử dụng để thực hiện các truy vấn insert/ update/ delete.
  • execute() : có thể thực thi cả 2 trường hợp trên. Nếu phương thức statement.getUpdateCount() trả về số lượng record bị affect.
    • Nếu giá trị > 0, có nghĩa là thực thi các câu lệnh insert/ update/ delete.
    • Nếu giá trị = 0, có nghĩa là thực thi các câu lệnh insert/ update/ delete không có dòng nào bị ảnh hưởng hoặc thực thi câu lệnh cập nhật data structure.
    • Nếu giá trị = -1, có nghĩa là thực thi câu lệnh select. Khi đó, có thể gọi tiếp lệnh statement.getResultSet() để lấy ResultSet.

Ví dụ:

package com.gpcoder;

import java.sql.Connection;
import java.sql.SQLException;
import java.sql.Statement;

public class executeUpdate {

public static void main(String[] args) throws SQLException {
try (
Connection con = ConnectionUtils.openConnection();
Statement st = con.createStatement();
) {

// Insert
String sqlInsert = "INSERT INTO user(username, password, createdDAte) "
+ " VALUE('user1', '123', now());";
int numberRowsAffected = st.executeUpdate(sqlInsert);
System.out.println("Affected rows after inserted: " + numberRowsAffected);

// Update
String sqlUpdate = "UPDATE user SET password='123456' WHERE id=1";
numberRowsAffected = st.executeUpdate(sqlUpdate);
System.out.println("Affected rows after updated: " + numberRowsAffected);

// Delete
String sqlDelte = "DELETE FROM user WHERE id=1";
numberRowsAffected = st.executeUpdate(sqlDelte);
System.out.println("Affected rows after deleted: " + numberRowsAffected);
}
}
}

Chạy chương trình, ta có kết quả sau:

Affected rows after inserted: 1
Affected rows after updated: 1
Affected rows after deleted: 1

3. ResultSet

ResultSet là một đối tượng Java, nó được trả về khi truy vấn (query) dữ liệu. Sử dụng resultSet.next() để di chuyển con trỏ tới các bản ghi (record/ row) tiếp theo. Tại một record nào đó, sử dụng các method resultSet.getXxx() để lấy ra các giá trị tại các cột. Các cột được đánh với thứ tự với bắt đầu là 1.

Mặc định các ResultSet khi duyệt dữ liệu chỉ có thể chạy từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. chúng ta có thể làm cho đối tượng này di chuyển hướng chuyển tiếp và ngược lại bằng cách chỉ định loại ResultSet sử dụng.

Statement.createStatement(resultSetType, resultSetConcurrency)

Trong đó, ResultSetType là:

  • TYPE_FORWARD_ONLY : chỉ cho phép duyệt từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Đây là kiểu mặc định của các ResultSet.
  • TYPE_SCROLL_INSENSITIVE : cho phép duyệt lùi, sang trái, sang phải. Loại này không nhạy với các sự thay đổi dữ liệu dưới database. Nghĩa là trong quá trình duyệt qua một bản ghi và lúc nào đó duyệt lại bản ghi đó, nó không lấy các dữ liệu mới nhất của bản ghi mà có thể bị ai đó thay đổi.
  • TYPE_SCROLL_SENSITIVE : cho phép duyệt tiến lùi, sang trái, sang phải, và nhạy cảm với sự thay đổi dữ liệu.

ResultSetConcurrency là:

  • CONCUR_READ_ONLY : Khi duyệt dữ liệu với các ResultSet kiểu này bạn chỉ có thể đọc dữ liệu.
  • CONCUR_UPDATABLE : Khi duyệt dữ liệu với các ResultSet kiểu này bạn chỉ có thể thay đổi dữ liệu tại nơi con trỏ đứng, ví dụ update giá trị cột nào đó.

Một số phương thức được hỗ trợ bởi ResultSet :

  • next() : được sử dụng để di chuyển con trỏ đến một hàng tiếp theo từ vị trí hiện tại.
  • previous() : được sử dụng để di chuyển con trỏ đến một hàng trước đó từ vị trí hiện tại.
  • first() : được sử dụng để di chuyển con trỏ đến hàng đầu tiên trong đối tượng thiết lập kết quả.
  • last() : được sử dụng để di chuyển con trỏ đến hàng cuối cùng trong đối tượng thiết lập kết quả.
  • absolute(int row) : được sử dụng để di chuyển con trỏ đến số hàng được chỉ định trong đối tượng ResultSet.
  • relative(int row) : được sử dụng để di chuyển con trỏ đến số hàng tương đối trong đối tượng ResultSet, nó có thể là dương hoặc âm. Số âm nghĩa là di chuyển về hàng trước đó. Số dương nghĩa là di chuyển đến hàng tiếp theo.
  • getInt(int columnIndex) : được sử dụng để lấy kết quả tại dựa vào chỉ mục của một cột được chỉ định. Kết quả là một giá trị kiểu int.
  • getInt(String columnName) : được sử dụng để lấy kết quả dựa vào tên của một cột được chỉ định. Kết quả là một giá trị kiểu int.
  • Tương tự như getInt(), chúng ta có thể getString(), getDouble() ,..

Ví dụ:

package com.gpcoder;

import java.sql.Connection;
import java.sql.ResultSet;
import java.sql.SQLException;
import java.sql.Statement;

public class StatementExecuteQueryExample {

public static void main(String[] args) throws SQLException {
String sqlSelect = "SELECT * FROM user";
try (
Connection con = ConnectionUtils.openConnection();
Statement st = con.createStatement(
ResultSet.TYPE_SCROLL_INSENSITIVE, ResultSet.CONCUR_READ_ONLY);
ResultSet rs = st.executeQuery(sqlSelect);
) {

while (rs.next()) {
showUserInfo(rs);
}

System.out.println("n=== Move to previous row ===");
while (rs.previous()) {
showUserInfo(rs);
}

System.out.println("n=== Move to last row ===");
rs.last();
showUserInfo(rs);

System.out.println("n=== Move to first row ===");
rs.first();
showUserInfo(rs);
}
}

private static void showUserInfo(ResultSet rs) throws SQLException {
System.out.println("Id: " + rs.getInt(1));
System.out.println("UserName: " + rs.getString(2));
System.out.println("Password: " + rs.getString("password"));
System.out.println("CreatedDate: " + rs.getDate("createdDate"));
System.out.println("---");
}
}

Chạy chương trình trên, ta có kết quả sau:

Id: 1
UserName: gpcoder1
Password: 123
CreatedDate: 2019-09-15
---
Id: 2
UserName: gpcoder2
Password: 123
CreatedDate: 2019-09-15
---
Id: 3
UserName: gpcoder3
Password: 123
CreatedDate: 2019-09-15
---

=== Move to previous row ===
Id: 3
UserName: gpcoder3
Password: 123
CreatedDate: 2019-09-15
---
Id: 2
UserName: gpcoder2
Password: 123
CreatedDate: 2019-09-15
---
Id: 1
UserName: gpcoder1
Password: 123
CreatedDate: 2019-09-15
---

=== Move to last row ===
Id: 3
UserName: gpcoder3
Password: 123
CreatedDate: 2019-09-15
---

=== Move to first row ===
Id: 1
UserName: gpcoder1
Password: 123
CreatedDate: 2019-09-15
---

4. PreparedStatement

PreparedStatement là một sub-interface của Statement.

PreparedStatement sử dụng để chuẩn bị trước các câu lệnh SQL, và tái sử dụng nhiều lần, giúp cho chương trình thực hiện nhanh hơn.

Ví dụ:

String sql = "INSERT INTO user VALUES(?, ?, ?)";

Như bạn thấy, chúng ta truyền tham số (?) cho các giá trị. Giá trị của nó sẽ được cài đặt bằng cách gọi các phương thức setter của PreparedStatement.

Ví dụ:

package com.gpcoder;

import java.sql.Connection;
import java.sql.PreparedStatement;
import java.sql.ResultSet;
import java.sql.SQLException;
import java.sql.Statement;

public class PreparedStatementExample {

public static void main(String[] args) throws SQLException {
String sqlInsert = "INSERT INTO user(username, password, createdDAte) "
+ " VALUE(?, ?, ?);";
try (
Connection con = ConnectionUtils.openConnection();
PreparedStatement pstm = con.prepareStatement(sqlInsert, Statement.RETURN_GENERATED_KEYS);
) {
// Set parameter values
pstm.setString(1, "gpcoder-test-1");
pstm.setString(2, "pwd123");
pstm.setDate(3, new java.sql.Date(System.currentTimeMillis()));

// Executes the SQL statement
pstm.execute();

// Get generated key
try (ResultSet rs = pstm.getGeneratedKeys();) {
int idValue = 0;
if (rs.next()) {
idValue = rs.getInt(1);
}
System.out.println("Auto-generated id: " + idValue);
}
}
}
}

Output chương trình:

Auto-generated id: 4

Tùy thuộc vào giá trị tự tăng của table user có thể có kết quả là một id khác.

5. CallableStatement

CallableStatement được xây dựng để gọi một thủ tục (procedure) hoặc hàm (function) của SQL.

// Câu lệnh gọi thủ tục SQL trên Java
String sql = "{call procedure_name(?,?,?)}";

// Câu lệnh gọi một hàm SQL trên Java
String sql ="{? = call function_name(?,?,?)}";

Ví dụ:

Đầu tiên chúng ta cần một tạo hàm hoặc một thủ tục trong DB. Chẳng hạn, chúng ta có một procedure tìm kiếm user theo tên. Kết quả trả về của procedure này là danh sách user.

CREATE PROCEDURE find_user_by_name(name Varchar(50))
BEGIN
SELECT * FROM user WHERE username LIKE CONCAT('%', name, '%');
END

Chương trình java:

package com.gpcoder;

import java.sql.CallableStatement;
import java.sql.Connection;
import java.sql.ResultSet;
import java.sql.SQLException;

public class CallableStatementExample {

public static void main(String[] args) throws SQLException {
String sql = "{call find_user_by_name(?)}";
try (
Connection con = ConnectionUtils.openConnection();
CallableStatement cstm = con.prepareCall(sql);
) {
// Set parameter values
cstm.setString(1, "gpcoder1");

// Executes the Procedure statement
try (ResultSet rs = cstm.executeQuery();) {
while (rs.next()) {
showUserInfo(rs);
}
}
}
}

private static void showUserInfo(ResultSet rs) throws SQLException {
System.out.println("Id: " + rs.getInt(1));
System.out.println("UserName: " + rs.getString(2));
System.out.println("Password: " + rs.getString("password"));
System.out.println("CreatedDate: " + rs.getDate("createdDate"));
System.out.println("---");
}
}

Output chương trình:

Id: 1
UserName: gpcoder1
Password: 123
CreatedDate: 2019-09-15
---

6. Transaction Management

Giao dịch (Transaction) là một khái niệm quan trọng trong SQL. Transaction đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu. Các câu lệnh trong Transaction được gọi là thành công nếu cả câu lệnh thành công. Ngược lại chỉ cần 1 trong các câu lệnh lỗi thì coi như giao dịch không thành công, phải rollback lại trạng thái ban đầu.

Các thuộc tính ACID miêu tả rõ ràng nhất về Transaction. Trong đó:

  • Atomicity : nghĩa là tất cả thành công hoặc không.
  • Consistency : bảo đảm rằng tính đồng nhất của dữ liệu.
  • Isolation : bảo đảm rằng Transaction này là độc lập với Transaction khác.
  • Durability : nghĩa là khi một Transaction đã được commit thì nó sẽ vẫn tồn tại như thế cho dù xảy ra các lỗi, …

Ví dụ: Người A chuyển một khoản tiền 1000$ vào tài khoản người B như vậy trong Database diễn ra 2 quá trình:

  • Trừ số dư tài khoản của người A đi 1000$.
  • Thêm vào số dư tài khoản của người B 1000$.

Nếu không có transaction thì một trong 2 quá trình lỗi gây tổn thất cho phía ngân hàng hoặc cho người dùng.

Connection Interface cung cấp các phương thức sau để quản lý transaction:

  • setAutoCommit(boolean status) : theo mặc định là true. Để thao tác với Transaction, cần thiết lập về false.
  • commit() : gọi method commit dữ liệu xuống database.
  • rollback() : xóa tất cả các thay đổi đã được thực hiện trước đó và quay về trạng thái trước khi thực hiện thay đổi.

Ví dụ bên dưới thực hiện insert 2 user vào database. User 1 insert thành công, User không insert được do bị lỗi SQL. Nếu không có transaction thì User 1 được lưu vào database. Chúng ta không mong muốn điều này.

Hãy xem cách sử dụng Transaction:

package com.gpcoder;

import java.sql.Connection;
import java.sql.SQLException;
import java.sql.Statement;

public class TransactionExample {

public static void main(String[] args) throws SQLException {
try (Connection con = ConnectionUtils.openConnection();
Statement st = con.createStatement();
) {
con.setAutoCommit(false); // 1. Disable individualtransaction
try {
// This user will be inserted
st.executeUpdate("INSERT INTO user(username, password, createdDAte) "
+ "VALUE('user-1', '123', now());");
System.out.println("Inserted user-1 successfully");

// This is an error sql. Cannot insert user
st.executeUpdate("INSERT INTO user2(username, password, createdDAte) "
+ "VALUE('user-2', '123', now());");
System.out.println("Inserted user-2 successfully");

con.commit(); // 2. commit data to database if all command are success
} catch (Exception e) {
e.printStackTrace();
con.rollback(); // 2. roll-back data if one of command are failed
System.out.println("Rollback data");
}
}

}
}

Chạy chương trình trên, chúng ta sẽ thấy log như sau:

Inserted user-1 successfully
java.sql.SQLSyntaxErrorException: Table 'jdbcdemo.user2' doesn't exist
at com.mysql.cj.jdbc.exceptions.SQLError.createSQLException(SQLError.java:120)
at com.mysql.cj.jdbc.exceptions.SQLError.createSQLException(SQLError.java:97)
at com.mysql.cj.jdbc.exceptions.SQLExceptionsMapping.translateException(SQLExceptionsMapping.java:122)
at com.mysql.cj.jdbc.StatementImpl.executeUpdateInternal(StatementImpl.java:1335)
at com.mysql.cj.jdbc.StatementImpl.executeLargeUpdate(StatementImpl.java:2108)
at com.mysql.cj.jdbc.StatementImpl.executeUpdate(StatementImpl.java:1245)
at com.gpcoder.TransactionExample.main(TransactionExample.java:21)
Rollback data

Kiểm tra dữ liệu trong bảng user, bạn sẽ thấy user 1 không được lưu vào.

7. Batch Processing

Batch Processing là nhóm các lệnh có liên quan vào trong một batch và thực thi chúng. Trong đó, các thao tác lệnh của chương trình được thực thi liên tiếp nhau mà không cần sự can thiệp của người dùng.

Việc ứng dụng Batch Processing trong cơ sở dữ liệu là rất tiện lợi. Khi bạn gửi một số lệnh SQL cùng một lúc, bạn đã giảm được chi phí thời gian giao tiếp và vì thế nâng cao được hiệu suất.

Một số phương thức hỗ trợ Batch Processing:

  • addBatch(String sql) : thêm các lệnh đơn tới batch. Tham số sql ở đây là một lệnh insert, update hoặc delete. Phương thức này không được gọi trên một đối tượng PreparedStatement và CallableStatement.
  • int[] executeBatch() :bắt đầu sự thực thi của tất cả các lệnh đã được nhóm lại với nhau này. Các phần tử trong mảng được trả về bởi phương thức này có thể là:
    • Một giá trị lớn hơn hoặc bằng 0 chỉ rằng lệnh được thực thi thành công. Và giá trị đó (gọi là update count) là số hàng trong cơ sở dữ liệu bị tác động bởi sự thực thi của lệnh.
    • Một giá trị SUCCESS_NO_INFO chỉ rằng lệnh được thực thi thành công nhưng không biết số hàng bị tác động bởi lệnh.
    • Một giá trị EXECUTE_FAILED chỉ rằng lệnh đã thực thi thất bại.
  • clearBatch() : xóa lệnh đã thêm khỏi batch.

Ví dụ: Một trong những trường hợp thường sử dụng tính năng này là import dữ liệu.

Giả sử chúng ta có một file csv chứa danh sách user, sau khi đọc file chúng ta sẽ insert danh sách này vào database. Chúng ta có thể call executeUpdate() cho từng user. Tuy nhiên, nó sẽ gặp vấn đề về performance nếu danh sách user của chúng ta rất lớn. Một trong những cách rất hay và thường được sử dụng là Batch Processing.

package com.gpcoder;

import java.sql.Connection;
import java.sql.PreparedStatement;
import java.sql.SQLException;
import java.sql.Statement;
import java.util.ArrayList;
import java.util.List;

import lombok.AllArgsConstructor;
import lombok.Data;

@Data
@AllArgsConstructor
class User {
String username;
String password;
java.sql.Date createdDate;
}

public class BatchProcessingExample {

public static void main(String[] args) throws SQLException {
String sqlInsert = "INSERT INTO user(username, password, createdDAte) "
+ " VALUE(?, ?, ?);";
try (
Connection con = ConnectionUtils.openConnection();
PreparedStatement pstm = con.prepareStatement(sqlInsert, Statement.RETURN_GENERATED_KEYS);
) {
try {
con.setAutoCommit(false);

List users = readUsersFromCsvFile();
for (User user : users) {
pstm.setString(1, user.getUsername());
pstm.setString(2, user.getPassword());
pstm.setDate(3, user.getCreatedDate());
pstm.addBatch(); // Add user to batch
}

// Executes the SQL statement
int[] counts = pstm.executeBatch();
System.out.println("Affected row [0] = " + counts[0]);
System.out.println("Affected row [1] = " + counts[1]);

con.commit();
} catch (Exception e) {
e.printStackTrace();
con.rollback();
}
}
}

private static List readUsersFromCsvFile () {
List users = new ArrayList<>();
for (int i=1; i<=2; i++) {
users.add(new User("user-" + 1, "pwd123", new java.sql.Date(System.currentTimeMillis())));
}
return users;
}
}

Thực thi chương trình trên, chúng ta có kết quả sau:

Affected row [0] = 1
Affected row [1] = 1

Kiểm tra trong bảng user, chúng ta thấy 2 user đã được lưu.

8. SQLException

Trong JDBC, lớp java.sql.SQLException cung cấp rất nhiều phương thức để xử lý các ngoại lệ xảy ra cho cả Driver và Database. Đây là một trong các lớp cơ bản của JDBC, và chịu trách nhiệm về xử lý các ngoại lệ.

Ví dụ:

package com.gpcoder;

import java.sql.Connection;
import java.sql.DriverManager;
import java.sql.SQLException;
import java.sql.Statement;

public class SQLExceptionExample {

private static final String hostName = "localhost";
private static final String dbName = "jdbcdemo";
private static final String userName = "root";
private static final String password = "";
private static final String connectionURL = "jdbc:mysql://" + hostName + ":3306/" + dbName;

public static void main(String[] args) {
try {
Class.forName("com.mysql.jdbc.Driver");

Connection con = DriverManager.getConnection(connectionURL, userName, password);

Statement st = con.createStatement();

String sqlInsert = "INSERT INTO user(username, password, createdDate) "
+ " VALUE('gpcoder', '123', now());";
int numberRowsAffected = st.executeUpdate(sqlInsert);
if (numberRowsAffected == 0) {
System.out.println("insertion failed");
} else {
System.out.println("inserted successfully : " + numberRowsAffected);
}
} catch (SQLException se) {
se.printStackTrace();
} catch (Exception e) {
e.printStackTrace();
}
}
}

Thử đổi password không đúng, bạn sẽ nhận được log lỗi sau:

java.sql.SQLException: Access denied for user 'root'@'localhost' (using password: YES)
at com.mysql.cj.jdbc.exceptions.SQLError.createSQLException(SQLError.java:129)
at com.mysql.cj.jdbc.exceptions.SQLError.createSQLException(SQLError.java:97)
at com.mysql.cj.jdbc.exceptions.SQLExceptionsMapping.translateException(SQLExceptionsMapping.java:122)
at com.mysql.cj.jdbc.ConnectionImpl.createNewIO(ConnectionImpl.java:827)
at com.mysql.cj.jdbc.ConnectionImpl.(ConnectionImpl.java:447)
at com.mysql.cj.jdbc.ConnectionImpl.getInstance(ConnectionImpl.java:237)
at com.mysql.cj.jdbc.NonRegisteringDriver.connect(NonRegisteringDriver.java:199)
at java.sql.DriverManager.getConnection(DriverManager.java:664)
at java.sql.DriverManager.getConnection(DriverManager.java:247)
at com.gpcoder.SQLExceptionExample.main(SQLExceptionExample.java:20)

Nếu sai câu lệnh SQL bạn sẽ nhận được log lỗi tương tự sau:

java.sql.SQLSyntaxErrorException: Table 'jdbcdemo.user2' doesn't exist
at com.mysql.cj.jdbc.exceptions.SQLError.createSQLException(SQLError.java:120)
at com.mysql.cj.jdbc.exceptions.SQLError.createSQLException(SQLError.java:97)
at com.mysql.cj.jdbc.exceptions.SQLExceptionsMapping.translateException(SQLExceptionsMapping.java:122)
at com.mysql.cj.jdbc.StatementImpl.executeUpdateInternal(StatementImpl.java:1335)
at com.mysql.cj.jdbc.StatementImpl.executeLargeUpdate(StatementImpl.java:2108)
at com.mysql.cj.jdbc.StatementImpl.executeUpdate(StatementImpl.java:1245)
at com.gpcoder.SQLExceptionExample.main(SQLExceptionExample.java:26)

Trường hợp Driver không tồn tại:

java.lang.ClassNotFoundException: com.mysql.jdbc.Driver2
at java.net.URLClassLoader.findClass(URLClassLoader.java:381)
at java.lang.ClassLoader.loadClass(ClassLoader.java:424)
at sun.misc.Launcher$AppClassLoader.loadClass(Launcher.java:335)
at java.lang.ClassLoader.loadClass(ClassLoader.java:357)
at java.lang.Class.forName0(Native Method)
at java.lang.Class.forName(Class.java:264)
at com.gpcoder.SQLExceptionExample.main(SQLExceptionExample.java:18)

Bài viết đến đây là hết. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về JDBC API ở các link tham khảo bên dưới.

Tài liệu tham khảo:

Bài viết gốc được đăng tải tại gpcoder.com

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm việc làm CNTT hấp dẫn trên TopDev