So sánh Golang và NodeJS: Nên chọn nền tảng nào cho dự án của bạn?

2959

Hiện nay anh em Dev có rất nhiều sự lựa chọn ngôn ngữ lập trình để phát triển Web, 2 trong số đó là NodeJSGolang. Cùng được giới thiệu vào năm 2009, một thời gian dài trước đây, NodeJS luôn tỏ ra vượt trội về thị phần hơn so với Golang. Tuy nhiên những năm gần đây, với sự thay đổi về công nghệ thì Golang đang cho thấy nhiều ưu điểm hơn nhất là về hiệu năng. Bài viết này chúng ta cùng nhau so sánh Golang và NodeJS xem đâu sẽ là lựa chọn của bạn cho dự án Web sắp tới nhé.

Golang là gì?

Golang, còn được gọi là Go, là ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở được phát triển bởi Google. Go là một ngôn ngữ strongy typed (kiểu mạnh) và có cú pháp giống với ngôn ngữ lập trình C, tập trung vào sự đơn giản và dễ đọc. Được thiết kế với sự đơn giản, hiệu quả và đáng tin cậy giúp nó trở thành lựa chọn phổ biến để xây dựng các hệ thống hiệu suất cao, quy mô lớn.

Golang là gì?

Các nhà phát triển khuyên sử dụng Golang trong những dự án bao gồm:

  • Xây dựng các hệ thống có tính đồng bộ cao
  • Phát triển ứng dụng mạng (network applications)
  • Xây dựng các công cụ dòng lệnh (command-line tools)

Ưu điểm của Golang

  • Tính đồng thời (concurrency): Go hỗ trợ tích hợp đồng thời, có thể tận dụng được tối đa khả năng của các CPU đa lõi
  • Hiệu suất cao: Go là ngôn ngữ biên dịch cùng với nhiều công cụ theo dõi tích hợp giúp tối ưu hóa hiệu suất
  • Cú pháp đơn giản: cú pháp của Go đơn giản giúp dễ học và sử dụng
  • Bộ thư viện chuẩn lớn: Bộ thư viện chuẩn của Golang rất lớn, ngoài ra bạn cũng dễ dàng tích hợp các thư viện của bên thứ 3 để sử dụng một cách nhanh chóng
  • Khả năng mở rộng tốt: mô hình đồng thời và sử dụng bộ nhớ hiệu quả giúp Go dễ dàng mở rộng

  7 sai lầm thường gặp khi học Nodejs

  Thủ thuật xử lý lỗi trong Golang

Nhược điểm của Golang

  • Không dễ để thành thạo: Mô hình đồng thời và cách thức xử lý lỗi trong Go khác biệt so với các ngôn ngữ lập trình khác, vì thế sẽ gây khó khăn cho các lập trình viên lúc ban đầu
  • Bộ thu gom rác: Mặc dù Go có bộ thu gom rác riêng giúp quản lý bộ nhớ, nhưng ngược lại cũng có thể là nguyên nhân gây ra ảnh hưởng hiệu năng trong một số trường hợp
  • Hạn chế trong việc hỗ trợ GUI: Go tập trung vào hiệu năng, và ngược lại thì nó hỗ trợ về phần giao diện khá hạn chế so với các ngôn ngữ khác
  • Hệ sinh thái đang phát triển: Rõ ràng so với các ngôn ngữ khác thì Go chưa thực sự phổ biến, cũng vì thế mà cộng đồng lập trình viên hỗ trợ còn hạn chế.

NodeJS là gì?

NodeJS là một môi trường thực thi đa nền tảng mã nguồn mở được xây dựng trên V8 JavaScript Engine của Chrome. Một trong những tính năng chính của NodeJS là mô hình I/O không chặn, hướng sự kiện giúp cho phép nó xử lý số lượng lớn kết nối đồng thời mà không ảnh hưởng đến luồng chính.

NodeJS là gì?

Lý do mà NodeJS được ưu chuộng là khả năng sử dụng JavaScript cho cả phía client và server, giúp lập trình viên trở thành một Fullstack Web Developer chỉ với một ngôn ngữ lập trình. NodeJS thường được sử dụng cho việc xây dựng các ứng dụng phía server (máy chủ), phù hợp với các bài toán xây dựng và phát triển ứng dụng thời gian thực như:

  • Ứng dụng chat
  • Game online
  • Ứng dụng chứng khoán

NodeJS cũng được lựa chọn để xây dựng APIs, cho phép các ứng dụng giao tiếp với nhau qua Internet. Ngoài ra, nó còn có thể được dùng để xây dựng các ứng dụng dòng lệnh (command-line tools), hay viết các ứng dụng dành cho việc kết nối với các thiết bị IoT hoặc ứng dụng dành cho desktop.

Tuyển NodeJS lương cao hấp dẫn cho bạn

Ưu điểm của NodeJS

  • Hiệu suất cao: NodeJS được xây dựng trên V8 Engine với khả năng xử lý nhanh trên một lượng lớn các truy cập, đồng thời không tiêu tốn quá nhiều tài nguyên
  • I/O hướng sự kiện và không bị chặn: khả năng xử lý số lượng lớn kết nối
  • Dễ học: JavaScript là một ngôn ngữ dễ học, dễ hiểu và được sử dụng rộng rãi
  • Cộng đồng hỗ trợ lớn: NodeJS có cộng đồng hỗ trợ rất lớn mạnh với đông đảo thành viên tham gia

Nhược điểm của NodeJS

  • Single-Threaded: NodeJS chỉ sử dụng một luồng duy nhất để xử lý tất cả các yêu cầu đến, mặc dù có những cải thiện nhưng việc này vẫn gây khó khăn cho các hoạt động I/O bị chặn hoặc yêu cầu mạng
  • Callback Hell: cơ chế xử lý của NodeJS khiến nó phải sử dụng rất nhiều callback, điều này có thể khiến source code trở nên khó đọc mà nếu quản lý không tốt sẽ dễ sinh ra các vòng lặp callback.
  • Hỗ trợ hạn chế đa lõi: NodeJS không được tối ưu hóa để xử lý đa lõi dẫn đến hạn chế khả năng xử lý trên các hệ thống đa lõi

So sánh giữa Golang và NodeJS

Golang và NodeJS là 2 công nghệ giúp phát triển ứng dụng ở phía máy chủ (server-side); vậy đâu là lý do để bạn lựa chọn một trong 2 công cụ trên cho dự án tiếp theo của bạn:

So sánh giữa Golang và NodeJS

  • Về ngôn ngữ và cú pháp: Golang là ngôn ngữ kiểu tĩnh (statically-typed) với cú pháp kiểu C; trong khi JavaScript là ngôn ngữ kiểu động với cú pháp linh hoạt hơn.
  • Tính đồng thời (Concurrency): Golang được thiết kế là một ngôn ngữ đồng thời, hỗ trợ tích hợp các tính năng xử lý đồng thời như Goroutines. Còn NodeJS sử dụng mô hình đơn luồng, mô hình hướng sự kiện với I/O non-blocking.
  • Về mặt hiệu năng: Cả 2 đều được đánh giá cao với hiệu năng tốt; tuy nhiên đối với những tác vụ liên quan đến CPU như tính toán nặng thì Golang tỏ ra hoạt động tốt hơn NodeJS. NodeJS sẽ phù hợp hơn cho việc xử lý số lượng lớn kết nối đồng thời.
  • Môi trường phát triển: Golang yêu cầu một trình biên dịch và một bước build để tạo tệp thực thi; trong khi đó NodeJS là sử dụng ngôn ngữ thông dịch có thể chạy trực tiếp từ dòng lệnh.
  • Quản lý gói: Golang có hệ thống quản lý gói tích hợp cho phép bạn dễ dàng quản lý các phần phụ thuộc và đảm bảo rằng mã nguồn của chúng luôn được cập nhật. NodeJS sử dụng NPM (Node Package Manager), một công cụ riêng biệt được cài đặt và cấu hình.
  • Cộng đồng: cả Golang và NodeJS đều có cộng đồng phát triển lớn, với sự hỗ trợ nhiệt tình. Mặc dù vậy thì NodeJS với sự phổ biến hơn vẫn có cộng đồng lớn hơn so với Golang.

Tổng kết

Việc lựa chọn giữa Golang hay NodeJS phụ thuộc rất nhiều vào bài toán mà bạn đang cần phải giải quyết cùng với chuyên môn từng thành viên trong nhóm của bạn. Golang cung cấp hiệu năng mạnh mẽ cho các tác vụ liên quan đến CPU, trong khi đó NodeJS phù hợp với các tác vụ liên quan đến I/O; cả 2 đều là sự lựa chọn tốt cho việc xây dựng ứng dụng web phía server của bạn. Bằng cách nắm được những ưu và nhược điểm của từng công nghệ, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định sáng suốt và xây dựng được ứng dụng chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của mình. 

Tác giả: Phạm Minh Khoa

Xem thêm:

Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên TopDev