Nhiều ứng viên nghĩ rằng chỉ cần chuẩn bị thật tốt trước và trong buổi phỏng vấn là đã hoàn thành xong nhiệm vụ và ngồi chờ đợi kết quả. Nhưng có vẻ như điều này không hẳn đúng. Sau khi đã hoàn thành buổi phỏng vấn, bạn sẽ còn cần thao tác thêm một số việc khác nếu muốn đạt được kết quả hoàn hảo nhất. Vậy sau khi phỏng vấn cần làm gì để nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn sự chuyên nghiệp của ứng viên? Cùng tìm hiểu thêm một số thông tin hữu ích với bài viết dưới đây.
Viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng và người phỏng vấn
Sau khi kết thúc một buổi phỏng vấn, việc gửi thư cảm ơn đến nhà tuyển dụng được đánh giá là một trong những hành động cần thiết của câu hỏi sau khi phỏng vấn cần làm gì. Thư cảm ơn không chỉ giúp bạn trông chuyên nghiệp hơn mà còn cho nhà tuyển dụng thấy được mong muốn thật sự có được công việc này của ứng viên. Nhờ thế, nhà tuyển dụng có thể để tâm hơn đến hồ sơ tuyển dụng của bạn cũng như tăng cơ hội trúng tuyển vào vị trí ứng tuyển hơn.
Hãy nhớ rằng, thái độ luôn quan trọng hơn trình độ. Có đôi khi việc bạn đậu một kỳ phỏng vấn phần nhiều lại nhờ vào thái độ cầu tiến và sẵn sàng lắng nghe mà bạn thể hiện với đối phương. Thời gian hợp lí nhất để gửi thư cảm ơn nhà tuyển dụng là trong vòng 2 ngày sau buổi phỏng vấn. Nội dung mail đơn giản chỉ là cảm ơn công ty đã dành thời gian phỏng vấn và trao đổi thông tin với bạn. Ngắn gọn, xúc tích và cho thấy mong muốn thật sự của bạn là đủ.
Chuẩn bị tâm lý và sẵn sàng chờ đợi kết quả
Không phải ai cũng thành công khi phỏng vấn ở bất kì công ty nào. Mỗi công ty đều có những tiêu chí lựa chọn nhân tài khác nhau và những gì bạn nhìn thấy chỉ là các tiêu chí chung. Cuộc phỏng vấn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá một cách chính xác sự phù hợp của bạn với văn hóa công ty. Do đó, đừng quá đặt nặng vấn đề phải thông qua buổi phỏng vấn để tránh thất vọng khi không đạt được kết quả như ý muốn.
Bạn không đậu phỏng vấn không đồng nghĩa với việc bạn không đủ năng lực hay còn yếu kém. Buồn bã và thất vọng có thể khiến bạn đánh mất cơ hội. Vẫn còn rất nhiều công việc khác đang chờ đợi bạn do đó đừng quá căng thẳng hay mất niềm tin vào bản thân. Hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lí cho trường hợp xấu nhất là bạn không thể đậu phỏng vấn.
Đánh giá lại một cách tổng quan về buổi phỏng vấn và tìm kiếm những cơ hội tiếp theo nếu không đạt
Dù kết quả đạt hay không đạt, quá trình phỏng vấn có suôn sẻ hay không, bạn vẫn nên dành thời gian để đánh giá lại một cách tổng quan buổi phỏng vấn của mình. Bạn đã trả lời những câu hỏi nào, bạn trả lời các câu hỏi ấy ra sao, cá nhân bạn đã cảm thấy mình làm tốt trong các câu trả lời chưa và nên cải thiện câu trả lời như thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng…
Đặc biệt với những trường hợp phỏng vấn không thành công, ứng viên càng nên dành nhiều thời gian cho việc sắp xếp lại thông tin và các vấn đề mình mắc phải trong buổi phỏng vấn. Việc đánh giá lại buổi phỏng vấn chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều và giúp bạn làm tốt hơn cho những cuộc phỏng vấn khác.
Thị trường công việc luôn dồi dào, sẽ chẳng bao giờ khan hiếm công việc để ứng viên tìm kiếm cơ hội mới cho mình. Quan trọng là bạn có biết cách khai thác các thông tin và khai phá năng lực của chính mình hay không. Sau mỗi cuộc phỏng vấn không thành công chắc chắn bạn đều sẽ học được những bài học ý nghĩa và hữu ích cho sau này. Chính vì thế, hãy tận dụng mọi nguồn thông tin đã được tiếp thu để tìm kiếm những cơ hội mới cho chính mình.
Xem thêm Nguyên Tắc 4 KHÔNG Khi Xin Việc Ai Cũng Cần Nhớ
Hãy cố gắng áp dụng những kinh nghiệm bạn đã đúc kết được từ những cuộc phỏng vấn trước trong các buổi phỏng vấn sau này để cải thiện kết quả. Chắc chắn bạn sẽ sớm có được công việc mơ ước của mình và đạt được vị trí mình hằng mong muốn.
Bạn có thể không thể hiện thật sự xuất sắc trong quá trình phỏng vấn nhưng những hành động chuyên nghiệp sau buổi phỏng vấn cũng giúp bạn ghi điểm nhiều hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Đây cũng là cách hay ho giúp bạn hoàn thiện những kỹ năng mềm rất hữu ích cho công việc của mình sau này. Theo dõi TopDev và đón đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác về những kinh nghiệm cũng như kỹ năng làm việc tốt hơn cho quá trình làm việc của bạn sau này.
Có thể bạn quan tâm:
- TOP 7 Dấu Hiệu Giúp Nhận Biết Một Cuộc Phỏng Vấn Thành Công
- Nguyên Tắc 4 KHÔNG Khi Xin Việc Ai Cũng Cần Nhớ
- TOP 5 Công Việc Freelance Hot Nhất và Có Thu Nhập Cao Nhất Hiện Nay
Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên TopDev