Sau 7 năm lập trình! Bạn sẽ là ai?

1827

Sau 7 năm làm việc tôi sẽ là ai? Có lẽ là một trong những câu hỏi mà các lập trình viên tự hỏi nhiều nhất trong quá trình lập nghiệp của mình. Sau một thời gian dài lập trình, kỹ năng code của bạn cũng sẽ không thể đáp ứng tốt được như những người trẻ, duy chỉ có kinh nghiệm của bạn là ngày càng một già dặn. Vì vậy, đây cũng là thời khắc chuyển giao giúp các lập trình viên chuyển sang vai trò của các nhà quản lý.

Khác hẳn với lúc còn ở vị trí coder, hai vị trí “quản lý” là Product Manager và Project Manager sẽ giúp lập trình viên “sang trang” với những vai trò hoàn toàn mới, yêu cầu cho công việc cũng khắc nghiệt hơn. Bởi vì lúc này bạn là người chịu trách nhiệm trước toàn thể công ty về sự thành bại của sản phẩm và dự án của công ty.

Tuy vậy, việc trở thành một Product Manager hay Project Manager có những yêu cầu hoàn toàn khác nhau. Không phải cứ làm “manager” là giống nhau tất tần tật, mà còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của bạn nữa. Một dự án và một sản phẩm không thể đánh đồng vào nhau được.

Vậy cụ thể những khác biệt đó là gì? Những khác biệt đó nói lên điều gì về khả năng của bạn để trở thành Product Manager hay Project Manager?

Để hiểu được điều đó trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về bản chất của Product và Project.

Product là gì?

Product là sản phẩm mà bạn cung cấp cho một nhóm người dùng. Cụ thể trong “vùng đất” của developer thì đó chính là phần mềm và những dịch vụ liên quan.

Vậy còn Project?

Project là một kế hoạch với các chuỗi hoạt động cụ thể đã được định sẵn từ trước nhằm đạt được một mục tiêu nào đó. Project “sống” trong khoảng thời gian xác định và mục tiêu duy nhất của nó là đạt được những gì đã thống nhất và đề ra cho bản thân Project ngay từ lúc ban đầu.

Giả sử chúng ta có một app sắp ra mắt. Rất nhiều dự án nhỏ phải được thực hiện trước khi app này có thể lên “bệ phóng”. Những dự án này đều phải có điểm bắt đầu và kết thúc xác định nhằm chuẩn bị cho sự ra mắt của sản phẩm. Còn về sản phẩm, ở đây là app, sẽ được cải thiện dần trong quá trình tung ra thị trường sau khi nhận phản hồi từ người dùng.

Vai trò của hai “sếp”  là gì?

Product Manager: Họ thường được ví von là “mini CEO”, bởi vì sự tương đồng về công việc, cũng như mức độ quan trọng của nhân vật này. Những “mini CEO” này phải lên chiến lược, trao đổi với khách hàng, sắp xếp công việc của cả nhóm và đặt ra các tính năng cụ thể của sản phẩm. Họ luôn phải liên tục nỗ lực xuyên suốt vòng đời sản phẩm với mục tiêu tối thượng đó là đem lại sản phẩm mà người dùng thích nhất.

Project Manager: Đây là vị trí yêu cầu bạn phải giám sát tỉ mỉ một dự án cố định xuyên suốt từ lúc bắt đầu cho đến khi nó kết thúc. Nhiệm vụ chính của người Project Manager lúc này chính là thực thi những chiến lược mà Product Manager hoặc đội ngũ quản lý (tùy theo văn hóa mỗi công ty). Một Project Manager có nhiệm vụ phải đạt được mục tiêu đề ra ban đầu của dự án, chứ không phải là mục tiêu làm hài lòng khách hàng như Product Manager.

Vậy bạn là ai?

Để trở thành một Product Manager, bạn cần phải có một thái độ cầu thị và tập trung. Tức là dù làm gì đi nữa thì tất cả công việc đều phải phục vụ cho một mục tiêu tối thượng duy nhất. Để làm được điều đó với cương vị Product Manager, bạn còn cần phải biết cách tạo động lực cho team để giúp họ có thể chuyên tâm làm việc và cống hiến.

Nếu là một Product Manager bạn sẽ thường tự hỏi những câu hỏi chẳng hạn như:

+Sản phẩm này giải quyết điều gì?
+Đội ngũ của mình đang làm việc gì vậy?
+Lợi ích của khách hàng từ chức năng này sẽ là gì?

Những mảng mà một Product Manager chịu trách nhiệm:

  • Chiến lược (Strategy)
  • Phát hành (Releases)
  • Ý tưởng (Ideation)
  • Đào tạo (Training)
  • Ngân sách (Profit)

Để trở thành một Project Manager, bạn không cần phải có một thái độ quá cầu thị mà bạn cần phải tập trung hơn vào khả năng xử lí tình huống, suy luận. Đặc biệt là khả năng đạt được các mục tiêu của dự án đề ra với một ngân sách hữu hạn. Tất cả điều này rất giống việc bạn đang điều hành một startup.

Xem thêm: Việc làm product manager lương cao

Nếu là một Project Manager bạn sẽ thường tự hỏi những câu hỏi chẳng hạn như:

+Mình cần những nguồn lực nào?
+Khi nào thì dự án hoàn thành?
+Ai sẽ phụ trách phần này, mình còn thiếu ai để làm điều này?

Những mảng mà một Project Manager chịu trách nhiệm:

  • Ngân sách (Budget)
  • Thực hiện (Delivery)
  • Nguồn lực (Resources)
  • Giải quyết vấn đề (Problems resolution)

Như chúng ta có thể thấy, với hai vị trí trên, chúng ta có hai con người hoàn toàn khác biệt. Việc lựa chọn để phụ trách project hay product tùy thuộc rất nhiều vào khả năng, cũng như tính cách của mỗi người. Nếu đặt một người ở sai vị trí, hậu quả có thể sẽ rất khó lường. Cuối cùng, công ty của bạn sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc “ngồi sai ghế” đó.

Để tránh “thảm họa” đó, bạn cần phải hiểu rõ bản thân hơn nữa.

Làm thế nào để chắc chắc “mình là ai”?

Nếu bạn là một developer đã làm việc nhiều năm trong ngành hẳn bạn sẽ không lạ gì với cái tên Nguyễn Duy Anh – Một PM nổi tiếng với ba năm kinh nghiệm tại Rakuten. Anh sẽ là khách mời tại Topdev Techtalk kì này.

Với chủ đề Building a Product Organization: Views from the bottom, anh sẽ mang đến những kinh nghiệm của bản thân, cũng như lời khuyên cho những developer có mục tiêu trở thành một Product Manager hoặc vẫn còn đang băn khoăn không biết bản thân có phù hợp hay không.

Đừng vội vã đặt mục tiêu cho bản thân mà không có sự chuẩn bị kĩ.

Hà Nội

Thời gian: 18h00 – 21h00 ngày 26/08/2016

Địa điểm: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, 1 Lương Yên, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng

Hồ Chí Minh

Thời gian: 18h00 – 21h00 ngày 27/08/2016

Địa điểm: Lầu 9, ĐH Hoa Sen, 08 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1.

Mọi thông tin hỗ trợ vui lòng liên hệ:

Tel: 08 6273 3497

Hotline : 0944 685 243 – Ms. Ngọc  |   0963 651 587 – Ms. Nguyên