Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Tuấn Anh
Quanh mình đâu đâu cũng thấy việc marketing, thông tin về ngành nghề marketing. Cứ mỗi 10 bạn mình tư vấn CV, cũng có ít nhất 6-7 bạn mong muốn làm hoặc đã từng làm một số công việc nhỏ liên quan đến ngành này. Thiết nghĩ marketing nhiều như vậy, mình nên viết một bài chia sẻ ngắn ngắn của mình về lĩnh vực này.
Bài viết này mình sẽ không viết về ngành marketing đâu, mà mình muốn đề cập đến việc mình có thể dùng ‘các kĩ thuật marketing’ nào để quảng bá CV của mình. Để quảng bá được hàng tốt, thì phải quảng báo được bản thân tốt trước đã chứ nhỉ? Các kĩ thuật này có thể dùng cho CV ở mọi ngành nghề, không riêng gì marketing đâu nhé.
1) Làm SEO cho CV
Chắc nhiều bạn cũng có nghe về khái niệm SEO rồi, nhưng cũng có thể chưa biết kĩ lắm. SEO tức là search engine optimization ấy, nôm na là viết nội dung website sử dụng các từ khoá sao cho website của mình lúc search ra phát là xuất hiện ngay trên Google.
Tương tự như làm SEO cho website vậy, CV của chúng mình cũng cần được SEO để được nhà tuyển dụng chú ý hơn, đọc lướt mà vẫn chú ý giữa hàng ngàn CV khác bên cạnh. Có 2 kĩ thuật mình thường áp dụng để giúp cho content của CV tốt hơn, đó là:
1.1 – Dùng ‘key words’ phù hợp
Nôm na kĩ thuật này là phải làm sao để biến cho CV của mình có một chút na ná và những ngôn từ kĩ thuật giống như trong tin tuyển dụng của nhà tuyển dụng đăng lên ấy. Một ví dụ cụ thể, dưới đây là tin tuyển dụng cho vị trí International Marketing Executive cho một công ty giáo dục ở HCMC:
Nếu nhìn nhanh, mình sẽ thấy một số từ khoá đặc thù của công việc này – tức việc marketing đó là ‘exhibitions’, ‘events’, ‘newsletters’, ‘direct mail’, ‘press releases’. Khi đã tìm ra từ khoá rồi, thì nhiệm vụ của chúng mình là phải edit/ sửa lại cho nội dung CV sao cho xuất hiện những từ giống như thế này. Ví dụ thay vì viết:
- Manage the promotional activities of the ABC company.
Mình có thể viết lại:
- Prepare promotional tasks for ABC company including writing 2 newsletters and 1 press release monthly, sending direct mail through MailChimp system to a database of 1000+ clients.
1.2 Dùng động từ hùng hổ
Tuy nhiên nhờ sự xuất hiện của Google, mình bớt bế tắc hơn một chút. Bạn có thể click vào link này, để xem 185 động từ có thể dùng thay thế cho các động từ nhàm chán trên.
Một ví dụ đơn giản, thay cho việc dùng từ increased, mình sẽ có một vài cách dùng khác như “rocketed sales by 30%,” “slashed sales cycle by 20%,” hoặc là “supercharged sales staff performance.”
2) Chèn link vào CV
Bây giờ không như xưa nữa rồi, công nghệ ngày càng phát triển hơn, CV ngày càng đa dạng. Đơn giản nhất bây giờ vẫn là viết ra Word và nộp qua email. Một số cách sáng tạo hơn có thể là viết trên Powerpoint theo dạng portfolio (mình thấy có bạn viết cả trên Excel @@), bạn nào giỏi thiết kế thì dùng Photoshop, Illustrator, bạn nào giỏi web thì làm hẳn một website portfolio cá nhân luôn.
Vậy nên khi viết CV, chúng mình cũng có thể chèn link vào CV để giới thiệu thêm về website cá nhân, dự án video, bài viết đã làm, đã viết để quảng bá thêm bản thân. Tốt nhất là bạn Ctrl + K thôi chứ đừng copy paste cả cái link dài ngoằng vào CV nhé. Đây là ví dụ trực tiếp từ CV cũ của mình:
Tham khảo việc làm Java hấp dẫn trên TopDev!
3) Thêm thông tin mạng xã hội
Mạng xã hội đang ngày càng phát triển nhanh chóng, ở Việt Nam hiện tại dùng nhiều nhất là Facebook, rồi đến Instagram, LinkedIn, Twitter, Tumblr, etc.
Một số nhà tuyển dụng tọc mạch, ví dụ giống mình, sẽ hay lên Google và tìm các trang mạng cá nhân của ứng viên, để tìm hiểu thêm những thông tin bên lề. Vậy nên theo mình để tiết kiệm thời gian cho nhà tuyển dụng, bạn nên để luôn một vài thông tin các trang mạng xã hội bạn đang dùng lên CV để NTD xem. Ấy nhưng mà khoan?
Đừng vội vàng hấp tấp kẻo nó sẽ thành con dao 2 lưỡi. Mình chỉ khuyên các bạn cho link mạng xã hội vào CV nếu bạn thực sự thấy trang của bạn chuyên nghiệp và có ích cho NTD khi họ tìm kiếm thông tin. Tốt nhất và thời điểm này là bạn nên tạo một tài khoản LinkedIn, cập nhật thông tin cá nhân của mình vào đó – là cách chuyên nghiệp nhất hiện tại.
Bài viết gốc được đăng tải tại anhtuanle.com
Xem thêm:
- Có nên ghi GPA vào CV không? Điểm bao nhiêu là đủ?
- Mẹo sắp xếp bố cục CV phù hợp cho từng công việc
- Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Bí quyết tăng cơ hội được phỏng vấn
Xem thêm các việc làm về CNTT hấp dẫn tại TopDev