Nhảy việc sao cho khéo? Thời điểm thích hợp nhất để nhảy việc

2355

Nhảy việc là một điều tất yếu sẽ xảy ra trên hành trình sự nghiệp của bất kỳ ai. Trong thời buổi thị trường đầy biến động như hiện nay thì nhu cầu nhảy việc thường xuyên, nhất là ở giới trẻ ngày càng cao. Tuy nhiên, nếu nhảy việc “không khéo” rất dễ ảnh hưởng đến sự nghiệp sau này của bạn, do đó cần có sự cân nhắc và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi quyết định rời đi.

Hãy cùng TopDev tìm hiểu các cách nhảy việc sao cho khéo và thời điểm nào là hợp lý nhất để nhảy việc trong bài viết dưới đây!

Mặt Tốt – Xấu khi nhảy việc

Tùy vào trường hợp mà nhảy việc có thể giúp ích cho sự nghiệp của bạn hay làm bạn mất đi cơ hội hiện có. Dưới đây là một số lợi ích cũng như rủi ro bạn cần biết để cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định nhảy việc.

Nhảy việc sao cho khéo

Lợi ích của nhảy việc

  • Cơ hội phát triển: Nhảy việc giúp bạn tiếp cận với nhiều công ty, lĩnh vực mới, mở rộng kiến thức và kỹ năng. Trải nghiệm nhiều môi trường làm việc khác nhau giúp bạn rèn luyện khả năng thích nghi và linh hoạt.
  • Mức lương cao hơn: Khi chuyển sang công ty mới, bạn có thể thương lượng mức lương cao hơn dựa trên kinh nghiệm và năng lực của bản thân. Cạnh tranh trong môi trường mới thúc đẩy bạn nỗ lực để phát triển và tăng thu nhập.
  • Cơ hội thăng tiến: Một số công ty đánh giá cao những nhân viên có kinh nghiệm làm việc ở nhiều môi trường khác nhau. Nhảy việc giúp bạn có nhiều cơ hội tiếp xúc với các vị trí cao hơn, mở ra con đường thăng tiến rộng mở.
  • Môi trường làm việc tốt hơn: Tìm kiếm môi trường phù hợp với bản thân, nơi bạn được thỏa mãn đam mê và phát huy tối đa năng lực. Tránh khỏi môi trường làm việc độc hại, ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và hiệu quả công việc.

  Nhảy việc sau Tết: Tìm CƠ HỘI mới hay lại tiếp tục CƠ CỰC?

  List 10 việc cần chuẩn bị trước khi "nhảy việc"

Rủi ro khi nhảy việc

  • Khó khăn trong việc hòa nhập: Cần thời gian để thích nghi với văn hóa công ty mới, đồng nghiệp mới và cách thức làm việc mới. Gặp khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ và tạo dựng uy tín tại công ty mới.
  • Rủi ro thất bại: Không phải lúc nào việc nhảy việc cũng thành công. Có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công việc mới hoặc không hài lòng với công việc mới.
  • Gây ấn tượng không tốt: Nhảy việc quá thường xuyên có thể khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về tính ổn định và cam kết của bạn. Gây khó khăn trong việc xin việc sau này nếu bạn không có lý do chính đáng để giải thích cho việc nhảy việc liên tục.

Đâu là thời điểm thích hợp để nhảy việc?

Chọn một thời điểm nhảy việc thông minh không chỉ giúp bạn dễ dàng tìm được công việc mới mà còn không làm “mất lòng” đồng nghiệp và sếp. Tùy vào trường hợp của mỗi người mà bạn hãy cân nhắc thời gian nhảy việc hợp lý.

Thời điểm nhảy việc phù hợp

Thời điểm nhảy việc phù hợp

Thông thường, thị trường nhân lực sẽ trở nên khan hiếm vào đầu năm mới, đặc biệt là sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Bạn có thể tận dùng thời điểm này để xin nghỉ việc, thị trường thiếu nhân lực nên việc tìm kiếm công việc mới cũng sẽ dễ dàng hơn. Hãy tránh nhảy việc khi thị trường lao động ẩm đạm, khó khăn trong việc tìm công việc mới.

Bạn không còn hài lòng với công việc hiện tại

Nếu bạn không hài lòng với công việc hiện tại, bạn có thể cân nhắc nhảy việc để tìm kiếm môi trường phù hợp hơn. Hãy đặt ra các câu hỏi cho bản thân mình như: Mình còn có thể học được gì ở công việc này? Mình có đang “dậm chân tại chỗ” khi công việc cứ lập đi lập lại? Công ty liệu còn có thể giúp mình phát triển những kỹ năng mình đang thiếu hay không? Nếu các câu trả lời đều không theo hướng tích cực thì đấy là lúc bạn nên nhảy việc.

Bạn đang có những kế hoạch, định hướng mới cho tương lai

Bạn đang có những kế hoạch, định hướng mới cho tương lai

Trải qua thời gian làm việc tại công ty, bạn nhận thấy mình đã có những định hướng, mục tiêu khác cho tương lai mà công việc hiện tại không đủ đáp ứng thì hãy cứ mạnh dạn nhảy việc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chia sẻ những mong muốn trong tương lai của mình cho cấp trên nghe, biết đâu họ hoàn toàn có thể tạo điều kiện cho bạn phát triển thì sao?

Khi có offer từ công ty khác tốt hơn

Nếu bạn đang bất mãn với công ty hiện tại, bất mãn về môi trường làm việc hoặc đồng nghiệp thì khi có offer phù hợp ngại gì không nhảy việc. Tuy nhiên, bạn cũng phải thận trọng đánh giá về các yếu tố như mức lương, phúc lợi, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến,… trước khi quyết định nhảy việc để không “mất cả chì lẫn chài”.

Tạo CV online miễn phí

Nhảy việc như thế nào cho KHÉO?

Nhảy việc một cách văn minh và tinh tế là điều không phải ai cũng biết. Việc nhảy việc khéo léo sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt với công ty và đồng nghiệp cũ.

Thông báo với người quản lý

Lên kế hoạch cho cuộc trò chuyện với người quản lý của bạn về quyết định nghỉ việc và ý định rời đi. Thể hiện sự biết ơn với công ty và cơ hội đã được cung cấp, và giải thích lý do bạn muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp. Hãy lựa lời khi nói về các lý do nghỉ việc chẳng hạn như “không cùng định hướng” hoặc bạn mong muốn được “trải nghiệm nhiều thứ mới mẻ hơn”.

Gửi email nghỉ việc và cảm ơn

Gửi email nghỉ việc và cảm ơn

Sau khi đã thông báo với quản lý của mình bước tiếp theo là gửi email thông báo nghỉ việc đến công ty. Nội dung email hãy ghi gõ thời gian bạn mong muốn nghỉ kèm theo lời cảm ơn đến công ty. Bạn cũng hãy thông báo đến đồng nghiệp, gửi lời cảm ơn và giữ liên lạc với họ nếu cần thiết.

Bàn giao công việc và chuyên nghiệp đến ngày cuối cùng

Đừng vì nghỉ việc mà xử lý công việc hời hợt, thiếu trách nhiệm. Bạn hãy bàn giao công việc một cách chi tiết nhất có thể để người vào sau có thể nắm bắt công việc một cách nhanh chóng.

Tóm lại

Trên đây là những chia sẻ cơ bản về cách nhảy việc chuyên nghiệp cũng như thời điểm phù hợp nhất để bạn nhảy việc. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định tốt nhất cho sự nghiệp của mình. Đừng quên truy cập TopDev để cập nhật những thông tin mới nhất về việc làm IT để hỗ trợ quá trình nhảy việc được thuận lợi và nhanh chóng bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Top tìm việc IT lương cao HOT nhất trên TopDev