Tuyển sinh ngành Công nghệ Thông tin, bạn đã biết?

6656

Ngành Công nghệ Thông tin hiện vẫn đang là một ngành hot và nằm trong top những nhóm ngành tiềm năng. Với xu thế hội nhập cùng tốc độ tăng trưởng vượt bậc về công nghệ, nhu cầu tuyển dụng nhân lực cho ngành CNTT ngày càng lớn. Vì thế, việc nắm bắt chính xác, cụ thể những thông tin về ngành là điều rất quan trọng. Đó được xem là một lợi thế lớn trong bước tiếp đầu tiếp cận với ngành học. Cùng TopDev điểm qua những điểm đáng lưu ý xung quanh ngành học thú vị này.

Những hiểu biết cơ bản về ngành CNTT

Theo lối hiểu xưa cũ, Công nghệ Thông tin được xem là ngành làm việc với máy tính. Đồng thời đưa ra các giải pháp quản lý, thực hiện truyền tải thông tin. Biểu hiện cụ thể là thông qua việc tạo ra các phần mềm ứng dụng, truy xuất dữ liệu,…

Thế nhưng, khác xa với lối mô tả trước đó, CNTT hiện tại đã trở thành một ngành công nghệ phát triển nhanh nhất thế giới. Nhiều sản phẩm công nghệ ra đời là minh chứng cho sự lột xác của ngành CNTT như: các thiết bị di động thông minh, laptop, tivi,… Tất nhiên, việc tạo ra sự thay thế hoàn toàn con người là điều có thể thực hiện được. Đó cũng là đích đến không xa của giới chuyên môn.  

Nếu hiểu theo tên gọi thuật ngữ quốc tế thì “Computer Science” – Khoa học máy tính là tên gọi mô tả đầy đủ và chính xác nhất. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, chúng ta vẫn hay gọi là “Công nghệ thông tin”.

Theo đuổi ngành Công nghệ Thông tin – Bạn cần có gì?

Mỗi ngành nghề đều có những tính chất riêng. Đó là cái làm nên đặc thù ngành. Và để tiến xa, bạn cần quan tâm đến việc khai thác tố chất; rèn luyện những kỹ năng cần thiết để thích ứng phù hợp với ngành học. 

Am hiểu chuyên môn là một chuyện. Những yếu tố về kỹ năng, tiềm năng phát triển mới là thứ quyết định bạn có thể thành công và phát triển lâu dài với ngành được hay không.

Sự đam mê

Có thể nói, sự đam mê là tính chất quan trọng mà bạn cần có khi bắt đầu theo đuổi ngành CNTT.

Công nghệ Thông tin

Đam mê có cần phải rèn luyện? Khó có thể lý giải được câu hỏi này. Tuy nhiên, bạn hãy trả lời những câu hỏi sau:

– Bạn có tò mò về ngành học CNTT hay không? Sao trang web này thu hút và có giao diện tuyệt vời đến vậy? Những tính năng thông mình này được lập trình như thế nào? Bạn đã từng có suy nghĩ như vậy chưa?

– Bạn có yêu thích và muốn mình sẽ tự tạo ra các sản phẩm công nghệ? Hay trực tiếp tham gia vào quá trình đưa ra các giải pháp hay chưa? 

Nếu đáp án của bạn là tức bạn thật sự có sự đam mê với ngành học này. Đam mê không cần xuất phát từ những thứ lớn lao. Nó đơn giản được hình thành từ sự tò mò, thích khám phá cái mới. Hơn thế nữa, khi bạn yêu thích và khao khát thực hiện, chính đam mê trong bạn sẽ được hun đúc và nuôi dưỡng từng ngày.

Hãy nhớ rằng, sự đam mê chỉ thật sự hình thành khi bạn có sự trải nghiệm. Vì thế, đừng ngần ngại tạo ra cho bản thân mình những cơ hội thử sức. Các trang web học lập trình có thể là nguồn dữ liệu để bạn kiếm tra xem bản thân có phù hợp với ngành học hay không.

Các kỹ năng về công nghệ và tư duy lập trình

Để xem xét mức độ phù hợp thì kỹ năng IT là thước đo chuẩn nhất. Tuy nhiên, nếu kỹ năng chưa của bạn chưa hoàn thiện, đừng lo lắng nhé! Bạn có thể rèn luyện nó theo thời gian. 

  Đừng chỉ cứ code! Hãy dành thời gian khai phá tư duy lập trình

Công nghệ Thông tin

Kỹ năng IT chính là vũ khí đắc lực giúp bạn phát huy tối đa năng lực chuyên môn của mình. Dù có hay chưa có kỹ năng, bạn vẫn phải trau đồi các kỹ năng về IT.

Những kỹ năng IT bạn cần phải quan tâm bao gồm tìm kiếm, tra cứu thông tin; hiểu biết từ cơ bản đến nâng cao các phần mềm thông dụng (Word, Excel, Powerpoint,…); hiệu chỉnh, quản lý thông tin dữ liệu,… Rất nhiều kỹ năng IT để bạn trau dồi. Bạn cần tìm hiểu sâu hơn về chuyên ngành học để sàng lọc những kỹ năng cần thiết cũng như kỹ năng bỗ trợ để bản thân hoàn thiện hơn.

Bên cạnh các kỹ năng, bạn cần quan tâm đến tư duy lập trình.

Tư duy lập trình tức là cách một cá nhân tri nhận về đường hướng giải quyết vấn đề theo một trình tự logic. Nói một cách khác, bạn cần có tư duy khoa học, hệ thống về các vấn đề một cách cơ bản trước khi tiếp xúc với thế giới IT.

Khả năng ngoại ngữ 

Ngoại ngữ là yếu tố rất quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh trạnh. Thực tế cho thấy, chính sự phát triển về mặt bằng chung tri thức đã khiến cho việc tiếp cận tư duy có nhiều thay đổi. Tiếng Anh không còn là một ngoại ngữ cần có mà nó là yếu tố bắt buộc phải có. Dù vậy, việc trau dồi tiếng Anh vẫn là mối quan tâm hàng đầu.

Ví dụ thực tế:

Nếu bạn đang cạnh tranh với nhiều ứng viên cùng 1 vị trí, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc về năng lực ngoại ngữ để lựa chọn. Việc sở hữu ngoại ngữ tốt giúp bạn dễ dàng trúng tuyển hơn.

Ngoại ngữ thật sự quan trọng và bạn cần dành thời gian để đầu tư cho nó. Trau dồi ngoại ngữ là cách bạn đang tự tạo cho bản thân những cơ hội nghề nghiệp cũng như sự thăng tiến lâu dài trên hành trình nghề nghiệp của mình.

Những đặc thù nổi bật của ngành Công nghệ Thông tin

Đòi hỏi tính tự học cao

Đây là một đặc điểm quan trọng. Nó cũng chính là yếu tố chi phối đến khả năng phát triển nghề nghiệp của bạn.

Kiến thức từ bài giảng chỉ chiếm 10% dù bạn phải trải qua ít nhất 4 năm đèn sách. 90% còn lại là do khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu, trải nghiệm của bạn. Bạn có thể trau dồi nhiều kiến thức từ các khóa học online; các buổi hội thảo, chương trình đào tạo, sự kiện, hoạt động ngoại khóa. Tham gia những chương trình với nhiều cách tổ chức truyền tải nội dung kiến thức khác nhau sẽ giúp bạn có vốn hiểu biết sắc hơn về kiến thức đa ngành.  

Tự học giúp bạn tự vạch ra những chiến lược cụ thể. Và chỉ có những ai đam có sự đam mê lớn với ngành hoc, họ mới có sự quyết tâm lớn như vậy. Nếu sở hữu chuyên môn tốt, việc tự học sẽ thúc đẩy bạn phát triển nhanh hơn đến mức không ngờ.

Lương cao nhưng không thể tránh những áp lực

Môi trường làm việc của ngành CNTT rất đa dạng và là ngành đòi hỏi nhiều chuyên môn, kinh nghiệm. Chính vì vậy mà hầu như chế độ lương của ngành cũng cao hơn so với các nhóm ngành trong thị trường. 

Công nghệ Thông tin

Thế nhưng, để có mức lương cao, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, áp lực bủa vây. Đừng bao giờ chạy theo định hướng của ngôn luận báo chí. Bạn nên hiểu rằng, cái gì cũng có cái giá của nó. Ngành CNTT không chỉ đơn giản như những mô tả. Sự phóng đại bởi những hào nhoáng bên ngoài chỉ là bề nổi mà thôi. Khi có cơ hội tự trải nghiệm, bạn sẽ biết được nhiều góc khuất khác nhau của ngành CNTT. 

  Bài học về kỹ năng giải quyết vấn đề - Hãy tư duy như một Lập trình viên!
  Đừng lãng phí khoảng thời gian học đại học của bạn!!

Những áp lực ấy có thể tác động xấu đến sức khỏe của bạn. Bạn nên biết rằng, theo thống kê từ thực tế, tuổi thọ trung bình của nghề CNTT không cao. Do đó, nếu bạn thật sự yêu thích ngành học, bạn hãy quan tâm đến vấn đề sức khỏe của mình. Chạy deadline khiến bạn phải OT liên tục dẫn đến stress về tâm lý. Cuộc đua nghề nghiệp không hề dễ dàng như bạn nghĩ. Và nó chỉ phù hợp với những người chịu được áp lực công việc cao. 

Lựa chọn môi trường học tập phù hợp

Đâu là những môi trường đào tạo tốt về ngành CNTT? TopDev sẽ liệt kê một số trường được giới chuyên môn đánh giá cao về vấn đề đào tạo, phát triển kỹ năng chuyên môn.

Khu vực phía Nam

Nếu bạn đến từ TP. Hồ Chí Minh, bạn có thể lựa chọn những ngôi trường lý tưởng sau:

  • Đại học Bách Khoa – ĐH Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Công nghệ Thông tin – ĐH Quốc gia TP. HCM

Đây là 3 ngôi trường được giới chuyên môn đánh giá cao bởi chất lương đào tạo, những chương trình phát triển kỹ năng sinh viên cũng như những giá trị mà trường đóng góp vào sự phát triển chung của ngành CNTT. 

Nếu trường Đại học Bách Khoa nổi trội với 2 ngành “Khoa học máy tính” và  “Kỹ thuật máy tính” thì Đại học Khoa học Tự nhiên cũng có những ngành chuyên sâu về CNTT như: Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính, Thị giác máy tính & robot, Công nghệ tri thức,… Người bạn còn lại của khu vực đào tạo CNTT phia Nam gọi tên Đại học Công nghệ Thông tin TP.HCM. Đây là ngôi trường mạnh về đào tạo Mạng máy tính và bảo mật.

Bạn có thể tham khảo Những trường Đại học đào tạo Công nghệ thông tin chất lượng hiện nay!

Khu vực phía Bắc

Nếu bạn ở khu vực phía Bắc, đừng lo lắng, bạn có thêm tham khảo những ngôi trường sau:

  • Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Đại học Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội
  • Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông

Đại học Bách Khoa Hà Nội được đánh giá là đơn vị đào tạo tốt nhất ở miền Bắc. Không kém cạnh, cả hai trường Đại học Công nghệ và Học viện công nghệ Bữu chính Viễn thông cũng nổi tiếng về chất lương giảng dạy.

Nhìn chung, đây đều là những ngôi trường đáng để học. Cá nhân mỗi sinh viên của từng trường họ đều là những người có tiềm năng công nghệ. Họ có khả năng và ý thức tự học cao. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm cùng môi trường học tập tốt, chắc chắn sẽ là những điểm đến phù hợp dành cho các bạn.

Nếu còn những lo ngại về việc điểm đầu vào quá cao thì trường Đại học FPT là sự lựa chọn phù hợp. Trường có cả hai cơ sở tại TP.HCM và Hà Nội. Trường cũng là đơn vị đào tạo kiến thức chuyên ngành theo chuẩn quốc tế đảm bảo cho việc tiếp cận các nguồn tri thức mới. 

Có rất nhiều sự lựa chọn dành cho bạn. Hãy cân nhắc về các yếu tố khác nhau để tìm được cho mình một ngôi trường ưng ý nhé!

Những thắc mắc thực tế cần quan tâm

Định hướng học tập theo hướng nào, cơ hội việc làm sẽ cao hơn? 

CNTT luôn là một ngành hot và có nhiều “đất” để bạn làm việc. Mấu chốt là kiến thức, kỹ năng của bạn có đáp ứng được vị trí bạn yêu thích hay không?

Hãy tự trau dồi và vạch ra các định hướng cụ thể. Khi đó, bạn sẽ biết được bạn thiếu gì, cần bổ sung thêm điều gì để bạn thân phù hợp với công. Hãy nhớ rằng nền tảng là gốc rễ của nhiều kiến thức. Một số kiến thức nền tảng bạn có thể lưu tâm đó là: tư duy lập trình, lập trình hướng đối tượng, cấu trúc dữ liệu & giải thuật,…

Rèn luyện chính là sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình nghề nghiệp của bản thân. 

Khi bắt đầu học, mình nên học gì đầu tiên?

Đầu tiên, bạn nên học làm quen với việc sử dụng thành thạo máy tính. Về việc bắt đầu học kiến thức, bạn nên tìm hiểu kỹ. Nếu mong muốn có lối tư duy tốt, bạn có thể học ngôn ngữ C/C++ hoặc Python trước. Nếu muốn học chuyên sâu và đi vào nền tảng, bạn có thể học các ngôn ngữ như Java, PHP,…  

Trường nghề có phải là giải pháp phù hợp nếu không lựa chọn học Đại học?

Công nghệ Thông tin

Một sự thật khá chua chát, Đại học ngoài đào tạo chuyên môn (thường sẽ từ năm thứ hai) thì nhiều môn học mang tính hàn lâm rất cao. Tất nhiên, Đại học cũng là môi trường bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: chất lượng giảng dạy, điểm số, các mối quan hệ, các chương trình hoạt động kỹ năng,.. Dù xem xét dưới góc độ nào, Đại học vẫn là cơ sở đào tạo tốt. Nếu được, bạn nên đồng hành cùng nó.,

Tuy nhiên, không có giới hạn nào cho sự thành công. Nếu đủ đam mê, sự nỗ lực, dù bạn học tập ở môi trường nào, bạn vẫn có thể là một nhân tố xuất sắc. Nếu bạn thật sự muốn trải nghiệm trường nghề về CNTT, hãy lựa chọn một cơ sở uy tín và chất lượng.

Lời kết

Ngành Công nghệ Thông tin đang nhân được sự quan tâm lớn. Điều đó đồng nghĩa với sức ép cạnh tranh lớn dần hơn. Tuy tạo ra những thách thức cho các bạn đang theo đuổi ngành học này song chúng ta vẫn mong đợi nhiều nhân tố sáng giá cho ngành học. Mỗi cá nhân lựa chọn đồng hành và quyết tâm trải nghiệm nó dù là trên giảng đường hay bất cứ nơi đâu đều góp phần khẳng định vị thế và sức ảnh hưởng lớn từ ngành học này.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Top IT Jobs Developer trên TopDev