“Mục tiêu và thách thức của Chatbot là hiểu được cảm xúc của người dùng và có cảm xúc riêng”

1283

Diễn ra đều đặn trên fanpage của TopDev, sự kiện AMA (Ask Me Anything) là 1 sự kiện Q&A (Hỏi đáp trực tiếp) là cơ hội tuyệt vời để các bạn yêu thích công nghệ nói chung & lập trình nói riêng được tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm với các diễn giả hàng đầu trong ngành Tech. 

Tuần này, AMA quay trở lại với Quán quân cuộc thi FPT Hackathon 2016 – anh Nguyễn Đức Minh Quân.

Hiện tại, anh là Solutions Manager của FPT Technology Solutions với rất nhiều đóng góp điển hình như ứng dụng Intelligent Traffic Information Bot – giúp người dân có thể cung cấp và tiếp nhận tình trạng giao thông chung trên thành phố thông qua các dịch vụ OTT (Over – The – Top) phổ biến như: Facebook Messenger, Zalo, Skype, Slack… Khi giao tiếp với chatbot, người dùng có thể sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để hỏi thông tin. Đây cũng chính là sản phẩm giúp anh đạt được giải nhất cuộc thi FPT Hackathon 2016 vừa qua.

Bên cạnh đó, anh cũng là diễn giả quen thuộc tại các hội thảo lớn như: FPT Techday, Saigon Docker Day, Vietnam Web Summit, TopDev Techtalk,…

Lĩnh vực chuyên môn trao đổi của anh Minh Quân tại AMA là: ứng dụng Chatbot, những kiến thức về Microservices và kinh nghiệm phát triển sản phẩm..

Q: Hi anh, theo anh trong quá trình làm việc với Microservices thì anh thấy Microservices có những bất lợi gì a? Em hiện nay là sinh viên và thường xuyên nghe tới Microservices nhưng vẫn chưa hình dung được là nó được áp dụng cho những sản phẩm hay lĩnh vực nào, Anh có thể cho em một ví dụ cụ thể trong Microservices hiện nay không ạ?

A: Theo anh thì, điểm bất lợi nhất của microservice là việc quản lý tất cả các services đấy (càng đông càng khó quản mà). Đó cũng là lý do Service discovery là một thành phần quan trọng của Microservices

Về ứng dụng, thì về lý thuyết em có thể sử dụng MicroService trong bất kỳ thể loại ứng dụng nào. Tuy nhiên, bằng cách hiểu rõ ưu nhược điểm của MicroServices, ưu nhược điểm của em hoặc team em (quản trị hệ thống tốt không, có kinh nghiệm làm kiến trúc không) và tính chất của sản phẩm (đông người xài không, phức tạp không, …) để đánh giá xem có nên dùng MicroServices không

Q: anh ơi, nhược điểm lớn nhất của Chatbot có phải là nó vẫn chưa hiểu được cảm xúc của người dùng không?

A: Thật ra, đó không hẳn là nhược điểm. Bởi một chatbot vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó mà có thể không cần quan tâm đến cảm xúc của người dùng. Chính xác hơn, mục tiêu và thách thức của Chatbot (hoặc các dạng AI giao tiếp với con người khác) là hiểu được cảm xúc của người dùng, và có cảm xúc của riêng Chatbot/AI. Trên thực tế, con người đôi khi cũng không hiểu được cảm xúc của người khác, nhất là khi giao tiếp gián tiếp (phone, chat, mail, …). Cho nên việc hiểu cảm xúc của người dùng là 1 bài toán khó đối với Chatbot/AI

Q: Hi anh, hiện anh & team có đang ấp ủ ý tưởng sản phẩm nào có ứng dụng Chatbox không anh?

A: Bên team anh đang ấp ủ tạo nên một Framework giúp các dev có thể làm chatbot 1 cách nhanh nhất.

Q:  Anh chia sẻ thêm về sản phẩm Intelligent Traffic Information Bot đi anh. Nhờ đâu anh có ý tưởng hay như vậy, quá trình làm có gì cần rút kinh nghiệm hay bài học lớn nhất mà anh có được?

Chatbot Thông tin Giao thông xuất phát từ nhu cầu thực tế của team. Trước đây, mỗi khi muốn biết tình hình giao thông phải cài nhiều app phức tạp, phải lên website về giao thông (do team phát triển) để tìm kiếm thông tin. Với Chatbot, chỉ đơn giản là mở Facebook Messenger lên và hỏi chatbot thôi (dùng voice Tiếng Việt luôn).

Bài học rút ra là, sản phẩm muốn thành công, phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dùng, cho nên việc tìm hiểu nhu cầu thực tế là tối quan trọng.

Q: Công việc ở FPT có áp lực không anh. Vị trí solutions manager là đưa ra các giải pháp cho sản phẩm?

A:  Đã đi làm thì tất nhiên có áp lực rồi. Quan trọng là chuyển được áp lực thành động lực. Solution Manager hiện tại có nhiều định nghĩa. Tuy nhiên trong FPT, anh phụ trách đưa ra ý tưởng, quản lý việc phát triển, quản lý vòng đời của các giải pháp, trong giải pháp sẽ bao gồm nhiều sản phẩm phần mềm, hạ tầng, phần cứng…

Q: Anh chia sẻ thêm về sản phẩm Intelligent Traffic Information Bot đi anh. Nhờ đâu anh có ý tưởng hay như vậy, quá trình làm có gì cần rút kinh nghiệm hay bài học lớn nhất mà anh có được?

A: Chatbot Thông tin Giao thông xuất phát từ nhu cầu thực tế của team. Trước đây, mỗi khi muốn biết tình hình giao thông phải cài nhiều app phức tạp, phải lên website về giao thông (do team phát triển) để tìm kiếm thông tin. Với Chatbot, chỉ đơn giản là mở Facebook Messenger lên và hỏi chatbot thôi (dùng voice Tiếng Việt luôn).

Bài học rút ra là, sản phẩm muốn thành công, phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dùng, cho nên việc tìm hiểu nhu cầu thực tế là tối quan trọng

Q: Hiện tại em rất muốn tìm hiểu thêm về chatbot, anh có thể cho em lời khuyên em nên bắt đầu tìm hiểu ở đâu? Nguồn tài liệu nào hay cách nghiên cứu Chatbot của anh là gì? Cảm ơn anh

A: Chatbot không khó về mặt kỹ thuật. Có rất nhiều tool, framework hỗ trợ làm chatbot rất nhanh (Microsoft BotFramework + Bot Builder, Node-red + RedBot, AIML, RiveSript, …), thường thì chỉ tầm 1 ngày là em đã có 1 con chatbot prototype rồi.

Cái khó khi làm chatbot là sử dụng để làm gì, ý tưởng như thế nào, nghĩ ra các mẫu hội thoại mà người dùng có thể hỏi. Đối với các chatbot hỏi đáp thông tin, thì 1 phần cũng không kém phức tạp là dữ liệu (em crawler dữ liệu như thế nào, lưu trữ và phân tích ra sao). Nói chung chatbot chỉ là một dạng giao diện (Conversation UI) của ứng dụng sẵn có mà thôi. Do đó, chatbot đòi hỏi em phải có sẵn 1 backend cung cấp thông tin cho nó.

Em có thể google các framework ở trên để làm thử 1 con chatbot. Và nghiên cứu thêm về Machine Learning, AI, … để làm chatbot thông minh hơn.

AMA của TopDev luôn có sự hiện diện của các diễn giả “chất lượng” nơi các bạn được giải đáp các thắc mắc “thầm kín”, không biết hỏi ai. Hãy cùng chờ đợi sự kiện AMA vào tuần tới nha!