Các bước lập trình PLC cơ bản cho người mới (Phần 2)

3079

Lập trình PLC đôi khi được đánh giá là khó nhằn cho những anh em mới bắt đầu. Tuy nhiên hướng tiếp cận được đề cập trong bài viết này sẽ giúp anh em dễ dàng hơn khi bắt đầu. Chia nhỏ các bước khi lập trình PLC giúp anh em dễ kiểm soát task tốt hơn và dễ dàng lập trình hơn.

Như đã đề cập ở lập trình PLC phần 1, phần 2 này sẽ đem tới cho anh em 1 ví dụ cơ bản khi lập trình PLC. Ví dụ này tuy đơn giản nhưng lại đầy đủ các bước cần thiết để lập trình PLC.

lap-trinh-plc-1

Hi vọng với 2 bài viết liên quan tới PLC, sẽ giúp đỡ phần nào cho anh em trong quá trình tìm hiểu về lập trình PLC. Chúc anh em xây dựng hệ thống làm việc với PLC thành công, đem vào sử dụng không xảy ra vấn đề gì.

1. Định nghĩa công việc cần làm

Như phần 1, anh em cũng đã biết để điều khiển được PLC, anh em cần có Input, Output và Process. Những yếu tố này là những yếu tố bắt buộc cần có để bắt đầu lập trình với PLC

Bước đầu tiên định nghĩa task của PLC là gì? Để định nghĩa được PLC cần làm gì, anh em có thể phải hỏi nhiều người khác nhau về cách thức hoạt động của máy. Máy đó hoạt động như thế nào?

Lúc nào thì cần PLC can thiệp? Những câu hỏi này cần phải trả lời rõ ràng trước khi anh em bắt đầu code trên PLC.

Cùng xem ví dụ dưới đây:

Các bước lập trình PLC
Nguồn ảnh / Source: accautomation.ca

Hai cảm biến: công tắc giới hạn trên cho biết khi nào piston được rút lại hoàn toàn (khi pistol kéo hết).

Phía dưới anh em có 1 công tắc, công tắc này cho anh em biết khi nào piston được mở rộng hoàn toàn. Phía trên anh em cũng có thể thấy một công tắc chính được sử dụng để bắt đầu quá trình và khi cần thì tắt. Khi bật công tắc chính, piston chuyển động tịnh tiến giữa vị trí kéo dài và thu lại. Khi tắt công tắc chính, piston sẽ trở về vị trí rút lại và tất cả các van điện từ đều tắt.

  Lập trình Arduino không hề khó cho người bắt đầu
  Lộ trình học lập trình C cho người mới bắt đầu

2. Định nghĩa input và output

Sau khi đã hiểu rõ máy móc hoạt động như nào. Giờ là lúc định nghĩa PLC sẽ làm gì cụ thể hơn với input và output. Cùng xem ví dụ dưới đây khi mô tả input và output.

Tất nhiên input sẽ là công tắc, vì bản thân công tắc có thể thay đổi chế độ bật tắt.

Khi anh em đã hiểu rõ phần hoạt động của máy thì input output không còn là vấn đề khó:

  • Công tắc chính – Bật/Tắt
  • Công tắc giới hạn trên – Bật/Tắt
  • Công tắc giới hạn dưới – Bật/Tắt

Với đầu ra (output), như ví dụ được nêu ở phần 1, output đầu ra sẽ là:

  • Down Solenoid – On/Off
  • Up Solenoid – On/Off

Sau khi đã định nghĩa được đầu vào và đầu ra, giờ là lúc lập trình chuỗi logic được định nghĩa từ trước.

Xem thêm tuyển dụng iOS hấp dẫn trên TopDev

3. Chuỗi logic

Phần này là phần tốn thời gian nhất khi lập trình với PLC. Bước 1, anh em hiểu hệ thống sẽ cần làm gì. Bước 2, anh em hiểu trong hệ thống PLC sẽ cần làm gì. Bước số 3 sẽ là bước hiện thực hoá chuỗi logic cần có ở PLC.

Để hiểu được logic, anh em có thể dùng chart hoặc sequence để mô tả phần logic sẽ dự định làm. Kinh nghiệm ở đây là nhiều anh em bỏ qua bước mô tả trình tự cần làm. Dẫn tới thiếu rất nhiều logic hoặc sai logic khi thực hiện viết vào PLC.

Các bước lập trình PLC
Nguồn ảnh / Source: accautomation.ca

Như bảng tuần tự được mô tả ở đây. Anh em sẽ thực hiện tuần tự các thao tác từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Trạng thái 1 (bật), và 0 (tắt) hoặc X (X ở đây anh em có thể hiểu là không quan trọng), in cũng được mà out cũng ok.

Lưu ý: Anh em sẽ nhận thấy rằng ở bước 2 sau khi bật công tắc chính, điện từ lên sẽ được kích hoạt. Vì vậy, piston luôn rút lại khi bật công tắc chính lần đầu tiên. Hoạt động này đã được chọn trong quá trình phát triển trình tự logic trong PLC này.

4. Lập trình PLC

Sau khi đã định nghĩa rõ các bước, giờ là lúc anh em bắt tay vào viết code PLC. Khi đã có đầy đủ phần logic được mô tả, anh em có thể code PLC bằng nhiều ngôn ngữ, nhưng trong phạm vi bài viết này, ladder logic sẽ được sử dụng.

Anh em code các ngôn ngữ khác có thể tham khảo thêm ở các bài viết khác.

Các bước lập trình PLC
Nguồn ảnh/ Source: accautomation.ca

5. Test thử chương trình PLC đã viết

Sau khi đã phát triển PLC, giờ là lúc kiểm tra các logic PLC đã viết. Các bước được mô tả trước đó giờ là công cụ hữu hiệu để anh em kiểm tra đối chiều các phần code PLC đã viết.

Kiểm tra phát triển chương trình PLC là một bước quan trọng để kiểm tra tất cả các điều kiện logic. (Chu kỳ nguồn, Lỗi cảm biến, An toàn, v.v.).

Tất nhiên phần kiểm tra tuỳ vào từng dự án, anh em có thể kiểm tra chương trình bằng máy mô phỏng hoặc máy thật. Ở bước này, có lỗi gì anh em có thể sửa chữa ngay.

Các bước lập trình PLC
Nguồn ảnh/ Source: accautomation.ca
Ngoài ra, anh em có thể hỏi những người am hiểu nhất về thiết bị để xem liệu thiết bị có hoạt động như họ mong đợi hay không. Phần này tương tự như feedback của end user, những người trực tiếp sử dụng máy.

6. Tham khảo

Mong rằng với 5 bước được đề ra trong bài viết này, anh em khi bắt đầu phát triển PLC sẽ dễ dàng hơn. Anh em cũng có thể tham khảo thêm các bài viết dưới đây trước khi bắt đầu dự án PLC của riêng mình.

Cảm ơn anh em đã đọc bài – Thank you for your time – Happy coding!

Tác giả: Kiên Nguyễn

Xem thêm: