Tổng hợp kiến thức và cách tự học lập trình C

76399

Ngôn ngữ lập trình C không chỉ là một trong những ngôn ngữ lập trình được ưa chuộng nhất nhất hiện nay, từ các dự án nhỏ đến các dự án lớn và phức tạp. Cùng TopDev tìm hiểu tất tần tật về ngôn ngữ lập trình này, bên cạnh đó chúng tôi cũng tổng hợp một số tài liệu và cách học lập trình C hiệu quả nhất.

Khái niệm ngôn ngữ lập trình C

Ngôn ngữ C là một ngôn ngữ lập trình cấp cao, đa năng, cung cấp giao diện trực tiếp, nhất quán và mạnh mẽ cho các hệ thống lập trình. Đây là lý do vì sao ngôn ngữ C được áp dụng rộng rãi trong việc phát triển phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và các hệ thống nhúng.

Có ảnh hưởng lớn, ngôn ngữ lập trình C đã trở thành nguồn gốc của nhiều ngôn ngữ khác. Ví dụ, C++ và Java là hai ngôn ngữ phổ biến và hiện đại phát triển từ C.

Với khả năng thích ứng tốt với phát triển hệ thống, ví dụ như hệ điều hành, trình biên dịch và trình điều khiển mạng, C vẫn là một lựa chọn xuất sắc. Tuy nhiên một số người cho rằng cú pháp của C có thể phức tạp và khó học, trong khi những người khác nhấn mạnh vấn đề thiếu chuẩn hóa. Cùng tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ lập trình C ở các phần tiếp theo cũng TopDev!

Việc làm lập trình C mới nhất tại TopDev

Lịch sử hình thành và phát triển của C programming language

Lịch sử hình thành và phát triển của ngôn ngữ lập trình C
Lịch sử hình thành và phát triển của ngôn ngữ lập trình C

Nguồn ảnh: unstop.com

Ngôn ngữ lập trình C có một lịch sử phát triển đáng chú ý, bắt đầu từ những năm 1960 và tiếp tục trở thành một trong những ngôn ngữ quan trọng nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Ngôn ngữ C được phát triển bởi Dennis Ritchie tại Bell Labs vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970. Ban đầu, nó được dùng để viết hệ điều hành Unix.

Vào năm 1978, Brian Kernighan và Dennis Ritchie viết cuốn sách “The C Programming Language” giúp ngôn ngữ C trở nên phổ biến hơn. Cuốn sách này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cú pháp và các tiêu chuẩn sử dụng cho ngôn ngữ C.

Năm 1983, ANSI (American National Standards Institute) thành lập một nhóm làm việc để tiêu chuẩn hóa ngôn ngữ C, dẫn đến việc xuất bản tiêu chuẩn ANSI C vào năm 1989. Tiêu chuẩn này quy định cú pháp và các tính năng cơ bản của ngôn ngữ C, giúp cho việc phát triển và duy trì mã nguồn trở nên dễ dàng hơn.

Ngôn ngữ lập trình C hoạt động như thế nào?

Ngôn ngữ lập trình C hoạt động như thế nào?
Ngôn ngữ lập trình C hoạt động như thế nào?

Ngôn ngữ lập trình C hoạt động dựa trên mô hình biên dịch và thực thi mã nguồn. Dưới đây là cách ngôn ngữ C hoạt động một cách cụ thể:

  1. Biên dịch (Compilation):
    • Mã nguồn được viết bằng ngôn ngữ C sẽ được biên dịch thành mã máy thông qua một trình biên dịch (compiler).
    • Trình biên dịch sẽ dịch mã nguồn C từ ngôn ngữ con người thành mã máy, mà các bộ xử lý (CPU) có thể hiểu và thực thi.
  2. Mã máy (Machine Code):
    • Mã máy là ngôn ngữ gần nhất với phần cứng và có thể thực thi trực tiếp trên hệ thống máy tính.
    • Mã máy được tạo ra từ quá trình biên dịch mã nguồn C và là kết quả cuối cùng mà máy tính sẽ thực thi để chạy chương trình.
  3. Linking (Liên kết):
    • Sau khi mã nguồn C được biên dịch thành mã máy, các tệp mã máy này có thể được liên kết với nhau và với các thư viện (libraries) để tạo thành một chương trình hoàn chỉnh.
    • Quá trình liên kết đảm bảo rằng tất cả các phần của chương trình có thể giao tiếp với nhau và với hệ điều hành.
  4. Thực thi (Execution):
    • Khi chương trình đã được biên dịch và liên kết thành công, nó có thể được thực thi trên máy tính.
    • Mã máy được CPU thực thi, và chương trình sẽ chạy với các hoạt động và chức năng mà người lập trình đã thiết kế.
  5. Điều khiển luồng (Control Flow):
    • Ngôn ngữ C cho phép người lập trình điều khiển luồng của chương trình thông qua các cấu trúc điều khiển như if-else, vòng lặp for, while.
    • Điều này cho phép thực hiện các hành động điều kiện và lặp lại để xử lý dữ liệu và thực thi các tính năng của chương trình.

Tóm lại, ngôn ngữ lập trình C hoạt động bằng cách biên dịch mã nguồn C thành mã máy, sau đó liên kết các tệp mã máy và thư viện để tạo thành một chương trình có thể thực thi trên máy tính. Quá trình này cung cấp sự hiệu quả cao và kiểm soát cấp thấp đối với hệ thống, làm cho C trở thành lựa chọn phổ biến cho các ứng dụng yêu cầu hiệu suất và tối ưu hóa.

Tại sao lập trình viên nào cũng nên học lập trình C?

Lợi ích của ngôn ngữ C so với các ngôn ngữ lập trình khác là rất rõ ràng và đa dạng. C là một ngôn ngữ mạnh mẽ có nhiều ưu điểm vượt trội so với các đối thủ:

  • Đa dụng và Phổ biến: Có thể sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau, từ quản trị hệ thống đến lập trình mạng và phần mềm nhúng.
  • Hiệu quả và Đáng tin cậy: Viết mã bằng C nhanh chóng và tin cậy, đảm bảo hiệu suất cao và kiểm soát tối ưu với phần cứng.
  • Di động: Mã viết bằng C dễ dàng di động giữa các nền tảng khác nhau mà không cần thay đổi nhiều.
  • Sự phát triển liên tục: Với cộng đồng lập trình đông đảo và sáng tạo, C liên tục được cải tiến với các công cụ và thư viện mới.

Các đặc điểm chính của ngôn ngữ C bao gồm:

  • Cú pháp dễ học và dễ đọc, hỗ trợ cho việc gỡ lỗi và phát triển nhanh chóng hơn.
  • Chương trình viết bằng C thường ngắn gọn hơn so với các ngôn ngữ khác, giúp tiết kiệm thời gian triển khai.
  • Là công cụ mạnh mẽ cho việc xây dựng các hệ thống phần mềm phức tạp, nhờ vào hiệu suất và khả năng kiểm soát cao.

>> Xem thêm: Nên học C hay C++

7 ứng dụng tuyệt vời của lập trình C

Ứng dụng tuyệt vời của lập trình C
Ứng dụng tuyệt vời của lập trình C

Ngôn ngữ lập trình C có rất nhiều ứng dụng quan trọng và đa dạng trong ngành công nghiệp và nghiên cứu. Dưới đây là một số ứng dụng chính của ngôn ngữ C:

  1. Phát triển Hệ điều hành: C là ngôn ngữ chủ đạo được sử dụng để phát triển các hệ điều hành như Unix, Linux và Windows. Nhờ vào tính năng tiếp cận trực tiếp với phần cứng và hiệu suất cao, C là lựa chọn lý tưởng để xây dựng và quản lý các hệ thống phần cứng phức tạp.
  2. Phần mềm nhúng (Embedded Software): Với tính năng di động và khả năng tối ưu hóa hiệu suất, C thường được sử dụng trong việc phát triển phần mềm nhúng cho các thiết bị điện tử thông minh, hệ thống điều khiển tự động, và IoT (Internet of Things).
  3. Phát triển ứng dụng hệ thống: Có sự linh hoạt và khả năng tương thích cao, C được sử dụng rộng rãi trong việc phát triển các ứng dụng hệ thống như trình duyệt web, máy chủ, và các phần mềm đa nền tảng.
  4. Lập trình mạng: Cung cấp các thư viện và công cụ mạnh mẽ cho việc phát triển ứng dụng mạng, từ các giao thức mạng đơn giản đến các ứng dụng phức tạp như máy chủ email và hệ thống phân phối nội dung.
  5. Công cụ di động và game: Có thể sử dụng để phát triển các ứng dụng di động và game, đặc biệt là trong lĩnh vực game console và game đa nền tảng.
  6. Công cụ hệ thống và bảo mật: Được sử dụng để viết các công cụ hệ thống như trình biên dịch, trình gỡ lỗi và phần mềm bảo mật, bao gồm cả các công cụ phân tích và thử nghiệm bảo mật.
  7. Nghiên cứu và giáo dục: Là một trong những ngôn ngữ lập trình cơ bản và phổ biến trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học máy tính, C giúp sinh viên và nhà nghiên cứu hiểu sâu hơn về cấu trúc và hoạt động của máy tính.

Những ứng dụng trên chỉ ra rằng ngôn ngữ lập trình C không chỉ phổ biến mà còn cực kỳ linh hoạt và mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực công nghệ thông tin và kỹ thuật.

Cách học lập trình C hiệu quả cho người mới

Học lập trình C không phải là chuyện mà ta có thể làm trong một sớm, một chiều, nhưng nó không phải là quá khó khăn. Có rất nhiều điều bạn có thể làm cho nó dễ dàng hơn khi bạn học lập trình. Bài viết sau đây sẽ có thể giúp ích cho chúng ta khám phá được những bí quyết để học lập trình C tốt hơn và nhanh hơn.
C là một trong những ngôn ngữ lập trình rất lâu đời. Nó đã được phát triển vào những năm 70, nhưng vẫn rất mạnh mẽ nhờ là ngôn ngữ bậc thấp. Học C cũng là một hướng đi đúng đắn để có 1 nền tảng lập trình vững chắc cho các ngôn ngữ phức tạp hơn và kiến thức có được sẽ rất hữu ích trong hầu hết các ngôn ngữ lập trình bậc cao.
“Không đi quá nhanh, hãy nắm đúng nó trước khi nó di chuyển”
(Don’t go too fast, get it right before move on)
Trước tiên chúng ta cần tạo cho mình một nền tảng tốt bằng cách thường xuyên luyện tập thực hành cái bài tập lập trình C. Trong quá trình luyện tập như vậy bạn sẽ thấy được những vấn đề cơ bản mà các lập trình viên thường mắc phải. Và tạo cho mình một thoái quen tốt để giải quyết vấn đề, chậm mà chắc các bạn à.
Đồng thời bạn phải luôn kiên trì luyện tập, đừng tránh một chủ đề nào sau khi bạn đã nắm vững tất cả những gì dẫn đến nó. Bằng cách đối mặt với nhiều ý tưởng và thách thức, bạn sẽ có một chất men giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được những vấn đề cơ bản.
Sau đây là 4 lời khuyên cho bạn khi muốn trở thành một C developer:

1. Xem code sample

Khi bạn mới bắt đầu học lập trình C, bạn nên cố gắng hiểu từng ví dụ, đọc và hiểu các đoạn code mà tác giả đã viết dùng để làm gì. Tuy các ví dụ đó không phải khi nào đánh vào máy cũng chạy, nhưng nó tập cho chúng ta một thoái quen xem code cẩn thận và góp phần giúp chúng ta viết code rõ ràng hơn.
Chúng ta phải viết code làm sao để cho các lập trình viên khác có thể đọc và hiểu nó, và để khi chính mình nhìn lại cũng nắm được. Do đó cần phải tuân thủ những nguyên tắc, và cú pháp khi viết code để đảm bảo kiểm tra lỗi đơn giản hơn, các phần hướng dẫn viết code theo một mẫu chuẩn.

2. Hãy chạy thử nó

Chạy thử ở đây không phải là copy rồi paste vào rồi nhấn F5. Bạn nên tự mình gõ từng đoạn code đó vào chương trình biên dịch, vì khi đó bạn thực sự buộc mình phải đi qua tất cả các dòng code, việc gõ code sẽ giúp bạn chú ý đến các chi tiết cú pháp của ngôn ngữ – những sự thiếu sót buồn cười như thiếu đấu chấm phẩy ở cuối mỗi câu lệnh có thể làm bạn hết sức đau đầu. Nhưng đó là những gì bạn cần phải vấp ngã, rồi bạn sẽ có kinh nghiệm sau những lần đau đó.

Sau khi gõ code xong, hãy chạy thử nó, sau đó thử thêm thắt vào đoạn code mà mình muốn. Điều đó sẽ giúp bạn hiểu nhanh hơn mỗi câu lệnh có ý nghĩa như thế nào.

3. Hãy tự mình ngẫm nghĩ và code riêng cho mình 1 chương trình ngay

Bạn hãy tự nghĩ cho mình một thuật toán riêng, một chương trình nào đó. Tuy việc này rất khó và tốn nhiều thời gian, nhưng nó sẽ giúp bạn có được những kinh nghiệm thực sự hữu ích, khả năng tư duy lập trình ngày càng phát triển. Thay vì lên mạng tìm code về sửa.

Nếu ý tưởng làm một ứng dụng lớn, phải viết một lượng lớn code. Khi đó bạn hãy chia nhỏ project thành nhiều tính năng, tự thiết kế cấu trúc và code của chức năng đó, rồi xong xuôi bạn map các tính năng lại cho hoàn chỉnh. Sẽ thất bại nhiều đó, tin tôi đi, nhưng đừng nản, khi bạn chạy ra được thành quả thì nó sẽ tiếp thêm động lực cho bạn.

4.Nhớ sử dụng rành rọt một công cụ Debug

Debug là một công cụ chỉ ra cho bạn chạy sai dòng nào đó hay lỗi nào đó. Nó cho bạn theo dõi giá trị của các biến và các thay đổi của chúng qua từng dòng code của chương trình. Công cụ debug giúp chúng ta hiểu chương trình của mình hơn, và là thứ chúng ta cần phải biết khi viết chương trình.

Khi bạn lần đầu tìm hiểu về debuger, có thể nó sẽ làm bạn mất khá nhiều thời gian khi bạn sửa lỗi chương trình của mình. Nhưng khi bạn nắm được các kiến thức về debug nó sẽ đem lại cho bạn một lợi ích lớn trong việc tiết kiệm thời gian khi sửa lỗi chương trình.

>> Xem thêm: Lộ trình học lập trình C cho người mới bắt đầu

Tài liệu học lập trình C tốt nhất

1.Tải và cài đặt trình biên dịch

Ngôn ngữ lập trình C cần phải được biên dịch bởi một chương trình giải mã thành mã máy mà máy có thể hiểu được.

  • Window: bạn tải Visual Studio Code hoặc MinGW
  • Mac: dùng Xcode
  • Linux: bạn dùng gcc

2.Lập trình C cơ bản PDF

3.Video series học lập trình C cơ bản

Tải bộ tài liệu tự học lập trình C/C++ tiếng Việt tốt nhất tại đây.