Tại sao nguồn nhân lực lập trình ở Việt Nam lại đứng đầu Đông Nam Á

5796

Nói về cuộc cách mạng 4.0 và lập trình ở Việt Nam, nhiều người cho rằng Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân lực công nghệ cao trong khu vực. Điều này có thể là vì Việt Nam có nền giáo dục thiên về các môn học tự nhiên như toán học và khoa học trong nhiều năm qua.

Đây chính là nền tảng giúp các lập trình viên, nhà phát triển, có thể nhanh chóng bắt kịp với các xu hướng công nghệ mới.

  Tình hình tuyển dụng IT Việt Nam 2019: Nhu cầu nhân sự CNTT cao nhất trong lịch sử!
  Thị trường EdTech Vietnam- Nhiều tiềm năng nhưng còn bị bỏ ngỏ tại Việt Nam

Học sinh lớp 11 tại Việt Nam có thể vượt qua quá trình phỏng vấn nổi tiếng của Google mà không gặp vấn đề gì

“Không còn nghi ngờ gì khi một nửa số học sinh lớp 11 đó có thể vượt qua quá trình phỏng vấn của Google”, Neil Neil Fraser – kỹ sư phần mềm tại Goolge, đã viết trên blog của mình.

Để hiểu được câu nói đó, chúng ta cần tìm hiểu một chút. Gần đây, trong một chuyến đi đến Việt Nam, Fraser đã đi vào một số phòng học từ lớp 2 đến lớp 11 để hiểu rõ hơn về chương trình giảng dạy khoa học máy tính của nước ta.

Những gì anh khám phá ra, không cần phải nói, vừa gây sốc vừa ấn tượng mạnh với anh ấy.

Đến lớp 3, mọi đứa trẻ đều được học cách sử dụng Windows. Fraser đề xuất một cách nghiêm túc: “Việt Nam nên có một hệ thống Windows XP và Windows 7 độc quyền 100%” vì chi phí phần mềm khá cao đối với hầu hết các gia đình.

Nhưng điều đó cũng không gây khó khăn cho học sinh trong việc học đánh máy bằng tiếng Anh thông qua sử dụng Microsoft Word.

Đến lớp 4, học sinh được học code bằng Logo, một ngôn ngữ lập trình máy tính đa mô hình thường được dùng trong hệ thống giáo dục. Đến lớp 5, các em đã có thể viết các phương thức chứa vòng lặp.

lập trình ở Việt Nam

Trẻ em tại Việt Nam đam mê lập trình

Điều đó tuy đơn giản nhưng thật sự rất đáng kinh ngạc, vượt xa các quốc gia phương Tây, kể cả Hoa Kỳ về kỹ năng và chương trình giảng dạy. Fraser rất muốn xem những đứa trẻ này có thể phát triển nhanh như thế nào, và anh ta cần làm gì để hỗ trợ chúng nhiều hơn.

Và đó cũng là lý do để anh thiết kế ra một phần mềm tùy chỉnh có tên là Blockly Maze, và một series hướng dẫn tự học. Ông cũng thuê thêm một giáo viên nữa, để toàn trường có thể học về khoa học máy tính.

Chuyển nhanh đến lớp 11, các em được giao một bài tập: “Đưa một tệp dữ liệu mô tả về một mê cung có các tường chéo nhau”, và đề yêu cầu “đếm số lượng các khu vực kèm theo đó là đo kích thước của khu vực lớn nhất”.

Sau này Fraser có quay trở lại Mỹ và hỏi một senior engineer tại Google, để xem anh ta so sánh thế nào giữa câu hỏi này với quy trình phỏng vấn cực kỳ khó khăn của Google. “Mặc dù không biết nguồn gốc của câu hỏi từ đâu ra, nhưng ông đánh giá rằng nó sẽ nằm trong top 3.”, Fraser nói.

Quay trở lại với lớp học hôm đó, bài tập này không phải chỉ dành cho top 5% học sinh giỏi của lớp. Hầu hết học sinh đều làm xong trong vòng 45 phút và một vài em thì cần thêm 5 phút nữa để hoàn thành nó.

Vậy câu nói ban đầu của Fraser: “Không còn nghi ngờ gì về việc nửa số học sinh lớp 11 ở Việt Nam có thể vượt qua quá trình phỏng vấn của Google”. Câu nói này cũng chỉ là một sự suy đoán. Không có cách nào để biết liệu câu hỏi trong bài tập đó có bao giờ xuất hiện trong bài kiểm tra của Google hay không, hay liệu các em học sinh có thực sự vượt qua các phần khác của bài kiểm tra hay không.

Đây cũng chỉ là kết quả tương đối của một lớp, biết đâu các học sinh ấy có thể có trình độ và kỹ năng thấp hơn hoặc cao hơn học sinh trung bình ở Việt Nam.

Nhưng cũng chẳng sao cả. Điều quan trọng là nó vừa có chút đáng sợ nhưng cũng đầy cảm hứng và vô cùng ấn tượng, để biết rằng hệ thống giáo dục Việt Nam đang sản sinh ra những lập trình viên đẳng cấp thế giới với rất ít tài nguyên.

Một ví dụ khác là vào năm 2017, PwC đã phát biểu về ngành công nghiệp gia công đầy triển vọng tại Việt Nam: “Không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam đang dần được nhiều nước trên thế giới lựa chọn, vì các quốc gia đã “quen mặt” như Trung Quốc và Ấn Độ có chi phí vượt trội, cao hơn mặt bằng chung”. Nhìn chung, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 khu vực gia công phần mềm lớn, PwC dành nhiều lời khen ngợi cho Việt Nam.

Các báo cáo cũng chỉ ra rằng những gã khổng lồ công nghệ như Samsung, Microsoft, LG, Intel cũng đang đầu tư mạnh vào Việt Nam. Cùng với đó, một thế mạnh của người Việt Nam là bản chất không ngừng học hỏi để cải thiện bản thân. Đất nước này đã và đang thay đổi, nhờ vào một thế hệ trẻ tuổi làm việc chăm chỉ và tận tụy.

Lập trình viên Việt Nam làm việc 6 ngày 1 tuần, trong khi ở phương Tây thời gian làm việc mỗi tuần chỉ là 5 ngày. Ở thế hệ nhân sự trước đây tại Việt Nam, làm việc 12 giờ một ngày và 6-7 ngày mỗi tuần vẫn rất là bình thường.

Nhìn chung, mặc dù việc phát triển gia công phần mềm ở Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, nhưng tất cả những dấu hiệu trên đều hướng đến tương lai tươi sáng.

Lên đến đỉnh trong ngành gia công, cạnh tranh với Trung Quốc và Ấn Độ

Tất cả các câu trả lời sau đây sẽ dần giải đáp cho bạn rằng: Học sinh Việt Nam “cày” rất nhiều môn toán và khoa học từ nhỏ, đó là lý do tại sao các lập trình viên Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực Đông Nam Á.

Say Keng Lee, một người Singapore, nói rằng các sinh viên ở các nước Đông Nam Á rất “nể” sinh viên Việt Nam về môn toán học và khoa học. Tôi tới Việt Nam từ năm 2010. Là một giáo viên tiếng Anh, tôi thường xuyên tiếp xúc với nhiều học sinh cấp 3 Việt Nam, bao gồm cả hai đứa con nuôi của tôi hiện cũng đang học đại học.

Nói về Toán học và Vật lý, tôi tin chắc rằng các môn này ở đây cũng được dạy tốt như Singapore, nếu không muốn nói là tốt hơn. Bằng chứng là học sinh trung học ở Việt Nam thường đạt được kết quả rất cao trong các kỳ thi Olympic Toán học và Vật lý quốc tế.

“Hệ thống giáo dục ở Việt Nam tập trung vào toán học và khoa học. Việt Nam thực sự giành được nhiều vị trí trong bảng xếp hạng PISA và trong một số cuộc thi Olympic quốc tế.” – Khanh Luu, một nhà báo Việt Nam , cho biết.

Tất nhiên, thực tế là trên bản đồ công nghệ thế giới, Việt Nam vẫn là ‘ngôi sao tiềm năng’ chứ không phải “siêu cường quốc”, vì vậy những bình luận ‘có cánh’ của ông Pontus B hay Google Neil Fraser chỉ nên nghe để biết mà thôi.

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp BPO đã phát triển đáng kể. Theo số liệu của Hiệp hội dịch vụ CNTT và phần mềm Việt Nam (VINASA), gia công phần mềm CNTT đã tăng 20%-​​35% hàng năm trong thập kỷ qua, với doanh thu ngành công nghiệp năm ngoái đạt 2,2 tỷ USD.

“Việt Nam thực sự là một trong những lựa chọn cạnh tranh nhất trên thế giới về gia công phần mềm”, theo Gartner. Lợi thế lớn của đất nước này là chi phí lao động ở Việt Nam chỉ bằng một nửa so với Ấn Độ.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm việc làm Software Developers hot nhất trên TopDev

Người viết: Kevin Nguyen

TopDev via Medium

  Vietnam Mobile Day lần thứ 9 - Kỳ lân công nghệ sẽ xuất hiện tại Việt Nam trong một năm nữa
  Market Place Platform tại Việt Nam 2019 - Cuộc cách mạng nền tảng