Hướng dẫn sử dụng Intent trong Android

37454

Intent trong Android là những object tin nhắn không đồng bộ mà bạn có thể sử dụng để yêu cầu hành động từ các thành phần Android khác. Bên cạnh đó nó cho phép bạn tương tác với các thành phần từ các ứng dụng tương tự cũng như với các thành phần do các ứng dụng khác đóng góp. Ví dụ: một Activity có thể bắt đầu một Activity bên ngoài để chụp ảnh

intent-trong-android

Intent trong Android là object của class android.content.Intent. Code của bạn có thể gửi Intent đến hệ thống Android với chỉ định thành phần mục tiêu gửi đến. Ví dụ, thông qua startActivity() bạn có thể xác định một Intent sử dụng để gọi chạy một Activity khác. Tại Activity mục tiêu, với  startActivity() bạn có thể xác định được Intent của người gửi đến để khởi động Activity này.

Một Intent trong Android có thể chứa dữ liệu thông qua Bundle. Dữ liệu này có thể được sử dụng bởi các receiving component (thành phần tiếp nhận).

Trong Android, việc tái sử dụng các application component khác được coi là một task. Một ứng dụng có thể truy cập các component Android khác để đạt được một task. Ví dụ: từ một component của ứng dụng, bạn có thể kích hoạt một component khác trong hệ thống Android, component đó sẽ quản lý ảnh, ngay cả khi nó không phải là một phần của ứng dụng đó. Trong component đó, bạn chọn một ảnh và quay lại ứng dụng của bạn để sử dụng ảnh đã chọn.

Một dòng sự kiện đó sẽ được mô tả như sau:

intent-trong-android
Intent được sử dụng để:
  1. Bắt đầu một Activity: startActivity(intent)
  2. Bắt đầu một Activity con
  3. Bắt đầu một dịch vụ (Service): startService(Intent)

Cách bắt đầu một Activity hoặc Service

Để bắt đầu một Activity chúng ta sẽ sử dụng method startActivity(intent). Method này được định nghĩa trên đối tượng ContextActivity mở rộng.

intent-trong-android

Đoạn mã sau minh họa cách bạn có thể bắt đầu một Activity khác thông qua một Intent:

# Start the activity connect to the
# specifiedclass

Intent i = new Intent(this, ActivityTwo.class); startActivity(i);

Các Activity được khởi động bằng các Activity Android khác gọi là sub-Activity.

Còn để khởi động một Service thông qua Intent trong Android ta dùng method startService(Intent)

Tham khảo thêm: Tuyển dụng lập trình Android lương cao tại Topdev

Các loại Intent

Intent trong Android hiện có 2 loại là Intent tường minh (explicit) và Intent không tường minh (implicit).

Một ứng dụng có thể xác định thành phần mục tiêu một cách trực tiếp vào Intent (explicit) mục tiêu được yêu cầu là rõ ràng hoặc yêu cầu hệ thống Android đánh giá các thành phần đã đăng ký trên dữ liệu đích để chọn ra một cái để gửi yêu cầu đến (Intent implicit).

  • Intent tường minh (explicit)

Intent tường minh (Explicit intents): Là những intent chỉ định rõ ràng tên của các thành phần mục tiêu để xử lý; trong đó, trường mục tiêu (tùy chọn) được sét một giá trị cụ thể thông qua các phương thức setComponent() hoặc setClass().

intent-trong-android

Ví dụ khởi tạo Intent:

Intent intent = new Intent(this,GreetingActivity.class);

intent.putExtra("firstName",firstName);
intent.putExtra("lastName", lastName);

this.startActivity(intent);

this.startActivityForResult(intent, MY_REQUEST_CODE);

Hoặc sử dụng Bundle:

// Cách 1.
Intent mIntent = new Intent(this, GreetingActivity.class);
Bundle extras = mIntent.getExtras();
extras.putString("firstName", "<firstName>");
extras.putString("látName", "<lastName>");

// Cách 2.
Intent mIntent2 = new Intent(this, GreetingActivity.class);
Bundle mBundle = new Bundle();
mBundle.putString("firstName", "<firstName>");
mBundle.putString("látName", "<lastName>");
mIntent2.putExtras(mBundle);

// Cách 3:
Intent mIntent3 = new Intent(this, GreetingActivity.class);
mIntent3.putExtra("firstName", "<firstName>");
mIntent3.putExtra("látName", "<lastName>");

Tại Activity:

Intent intent = this.getIntent();

String firstName= intent.getStringExtra("firstName");
String lastName = intent.getStringExtra("lastName");

// Hoặc
Bundle extras = this.getIntent().getExtras();

String firstName1 = extras.getString("firstName");
String lastName2  = extras.getString("lastName");
  • Intent không tường minh (Implicit)

Intent không tường minh (Implicit Intents): Là những intent không chỉ định rõ một mục tiêu thành phần, nhưng bao gồm đầy đủ thông tin cho hệ thống để xác định các thành phần có sẵn là tốt nhất để chạy cho mục đích đó. Hãy xem xét một ứng dụng liệt kê các nhà hàng có sẵn ở gần bạn. Khi bạn bấm vào một tùy chọn nhà hàng cụ thể, ứng dụng sẽ hỏi một ứng dụng khác để hiển thị các tuyến đường đến nhà hàng đó. Để đạt được điều này, nó có thể gửi một ý định rõ ràng trực tiếp đến các ứng dụng Google Maps, hoặc gửi intent implicit, ý định sẽ được chuyển giao cho bất kỳ ứng dụng nào cung cấp các tính năng bản đồ (map)  (chẳng hạn, Yahoo Maps).

intent-trong-android

Ví dụ:

Intent intent=new Intent(Intent.ACTION_VIEW);
intent.setData(Uri.parse("http://www.tutlane.com"));
startActivity(intent);

Truyền dữ liệu cho intent explicit và implicit intent

Android hỗ trợ cho intent explicit và intent implicit. Một ứng dụng có thể xác định thành phần đích (target component) trực tiếp trong intent (intent explicit) hoặc yêu cầu hệ thống Android đánh giá các component đã đăng ký dựa trên dữ liệu intent (intent implicit).

Intent explicit sẽ xác định chính xác thành phần sẽ được gọi bởi hệ thống Android, bằng cách sử dụng lớp Java để định danh. Intent explicit thường được sử dụng để kiểm soát ứng dụng. Sau đây là cách tạo một intent explicit và gửi nó đến hệ thống Android để bắt đầu một Activity.

Intent i = new Intent(this, ActivityTwo.class);
i.putExtra("Value1", "This value one for ActivityTwo ");
i.putExtra("Value2", "This value two ActivityTwo");

Intent implicit chỉ định hành động cần được thực hiện và dữ liệu tùy chọn, cung cấp nội dung cho hành động. Nếu một intent implicit được gửi đến hệ thống Android, nó sẽ tìm kiếm tất cả các component được đăng ký cho hành động cụ thể và kiểu dữ liệu phù hợp. Nếu chỉ tìm thấy một component, Android sẽ khởi động trực tiếp component này. Nếu một số component được hệ thống Android xác định, người dùng sẽ nhận được hộp thoại lựa chọn và có thể quyết định component nào sẽ được sử dụng cho mục đích.

Ví dụ:

Intent i = new Intent(Intent.ACTION_VIEW,
Uri.parse("https://www.vogella.com/"));
startActivity(i);

Xác định bộ nhận intent hợp lệ

Đôi khi bạn muốn xác định xem một component đã đăng ký một intent hay chưa. Ví dụ: bạn muốn kiểm tra xem có sẵn một bộ nhận intent nhất định hay không và trong trường hợp có sẵn một component, bạn bật một chức năng trong ứng dụng của mình.

Việc kiểm tra này có thể được thực hiện thông qua lớp PackageManager.

Đoạn code sau sẽ kiểm tra xem một component có đăng ký một intent nhất định hay không. Xây dựng intent của bạn như bạn mong muốn để kích hoạt nó và chuyển nó đến method sau.

public static boolean isIntentAvailable(Context ctx, Intent intent) {
    final PackageManager mgr = ctx.getPackageManager();
    List<ResolveInfo> list =
        mgr.queryIntentActivities(intent,
            PackageManager.MATCH_DEFAULT_ONLY);
    return list.size() > 0;
}

Dựa trên kết quả, bạn có thể điều chỉnh ứng dụng của mình. Ví dụ: bạn có thể tắt hoặc ẩn các mục menu nhất định.

Các kiểu dữ liệu trong Intent

Qua những kiến thức ở trên bạn đã biết rằng, Intent trong Android có khả năng chuyển dữ liệu qua các Activity. Vậy cách thức hoạt động của quá trình đó như thế nào?

Dữ liệu được truyền vào Intent và lấy ra theo các cặp dữ liệu dạng key/value. Key ở đây là một chuỗi, giúp định danh cho kiểu dữ liệu value. Nếu bạn truyền vào trong Intent cặp dữ liệu key/value nào, thì bạn phải lấy ra bởi đúng cặp key/value đó, chắc chắn khai báo đúng key và lấy ra đúng kiểu của value khi được truyền vào.

Tuy vậy, bạn có thể sử dụng một trong hai hình thức sau. Sử dụng Extra hoặc là Bundle. Thật sự thì khác nhau giữa hai hình thức cũng không quan trọng lắm, chỉ là bạn nên biết cả hai cách và mình sẽ đưa ra chút lời khuyên phân tích trường hợp nào nên sử dụng cách nào ở bên dưới.

Trường hợp dùng Extra

Theo mình truyền nhận dữ liệu bằng Extra là cách đơn giản nhất.

Gửi Dữ Liệu

Bước đầu tiên, để truyền dữ liệu bằng Extra. Sau khi khai báo Intent và trước khi bạn dùng nó để kích hoạt một activity nào đó, bạn có thể sử dụng các phương thức được nạp chồng của nó để gửi dữ liệu. Các phương thức đó có chung một tên là putExtra().

intent-trong-android

Có một điều bạn cần lưu ý là các phương thức putExtra() này không có chữ s ở đằng sau Extra nhé. Extra mà có s thì sẽ dành cho Bundle ở bên dưới.

Với mỗi putExtra() như vậy, tham số đầu tiên sẽ chính là key mà mình nói trên kia. Tham số thứ hai chính là value. Phương thức này được nạp chồng làm nhiều bản để bạn dễ dàng sử dụng từng loại value mà bạn muốn. Tuy nhiên có 2 kiểu value bạn đừng để ý đến là Parcelable và Serializable, hai kiểu này hơi phức tạp một chút, có lẽ lần sau mình sẽ có một bài viết riêng về hai kiểu này khi thích hợp.

Đoạn code sau ví dụ cách để truyền dữ liệu vào Intent bằng Extra.

Intent intent = new Intent(this, ContactActivity.class);
intent.putExtra("Key_1", "Truyền một String");
intent.putExtra("Key_2", 5);
intent.putExtra("Key_3", true);
startActivity(intent);

Nhận Dữ Liệu

Đến bước này, theo như ví dụ trên thì ContactActivity sẽ được kích hoạt với dữ liệu là ba cặp key/value được truyền vào. Ở phương thức onCreate() hoặc bất cứ chỗ nào của ContactActivity, bạn đều có thể lấy bất cứ cặp key/value nào ra dùng. Bằng cách gọi đến getxxxExtra().

intent-trong-android
Các phương thức giúp lấy dữ liệu khỏi Extra

xxx ở đây thì bạn thay thế bằng kiểu dữ liệu phù hợp với key bên “đóng gói”, ví dụ như getBooleanExtra()getStringExtra()getIntExtra(),… Dĩ nhiên tham số name được truyền vào phương thức này phải đúng là key bên “đóng gói” luôn.

Có một số phương thức cần phải có tham số thứ hai, tham số đó chính là dữ liệu mặc định nếu như hệ thống không tìm thấy dữ liệu với key mà bạn đã cung cấp. Việc cung cấp tham số thứ hai này để tránh một số lỗi có thể xảy ra đối với chương trình của chúng ta.

Đoạn code sau sẽ mô phỏng cách lấy dữ liệu ra khỏi Intent bằng Extra ở onCreate() của Activity. Bạn có thể thấy từng cặp key/value khớp với khi bạn đặt dữ liệu vào trên kia.

@Override
protected void onCreate(Bundle savedInstanceState) {
    super.onCreate(savedInstanceState);
    setContentView(R.layout.activity_contact);

    Intent intent = getIntent();
    String value1 = intent.getStringExtra("Key_1");
    int value2 = intent.getIntExtra("Key_2", 0);
    boolean value3 = intent.getBooleanExtra("Key_3", false);
}

Trường hợp dùng Bundle

Như mình nói từ đầu, Bundle và Extra không khác gì nhau hết. Nếu như Extra trên kia sẽ “xé lẻ” dữ liệu ra và gửi theo từng dòng. Thì Bundle sẽ giúp bạn “đóng gói” dữ liệu lại và gửi nguyên kiện. Tất nhiên Bundle sẽ tiện hơn trong trường hợp bạn muốn gửi cùng một bộ dữ liệu đến nhiều Activity khác nhau.

Ngoài nhiệm vụ “đóng gói” dữ liệu để truyền qua lại giữa các Activity, thì Bundle còn được dùng trong một số trường hợp khác, ví dụ như truyền dữ liệu qua Fragment mà bạn sẽ được biết ở một bài nào đó trong tương lai 😂. Nên tốt hơn hết là bạn hãy học cách sử dụng Bundle ngay từ bài này nhé.

Gửi Dữ Liệu

Chỉ có phát sinh vài dòng code so với Extra trên kia thôi, đầu tiên là dòng tạo ra Bundle. Sau đó vẫn là các dòng đặt dữ liệu vào Bundle, các dòng này có hơi khác với các dòng đặt dữ liệu vào Extra một chút, nếu với Extra bạn dùng các phương thức nạp chồng với cùng một tên putExtra() thì với Bundle bạn phải dùng đúng phương thức putxxx() với xxx là kiểu dữ liệu bạn cần dùng.

intent-trong-android

Khi Bundle đã chứa đủ dữ liệu, bạn cần phải đặt Bundle này vào trong Intent bằng một dòng code putExtras() (và nhớ là có s nha).

Bạn xem code như sau:

Intent intent = new Intent(this, ContactActivity.class);
Bundle bundle = new Bundle();
bundle.putString("Key_1", "Truyền một String");
bundle.putInt("Key_2", 5);
bundle.putBoolean("Key_3", true);
intent.putExtras(bundle);
startActivity(intent);

Nhận Dữ Liệu

Cũng tương tự như bước gửi thôi, nếu đã gửi theo kiểu Bundle, thì bên nhận cũng sẽ nên nhận theo Bundle trước rồi mới lấy từng dữ liệu ra dùng. Để lấy Bundle ra khỏi Intent thì chúng ta có phương thức getExtras().

Sau khi lấy Bundle ra khỏi Intent, việc tiếp theo sẽ gọi đến các phương thức getxxx() của nó. Các phương thức này của Bundle cũng giống như các phương thức getxxxExtra() của Extra ở trên. Chỉ khác một chỗ getxxx() của Bundle thường có hai phương thức nạp chồng, giúp bạn linh hoạt hơn. Thường thì bạn nên dùng getxxx() với hai tham số, như vậy bạn có thể định nghĩa được giá trị mặc định cho từng phương thức khi mà nó không tìm được dữ liệu từ key mà bạn cung cấp, giúp tránh một số lỗi không cần thiết.

intent-trong-android
Các phương thức giúp lấy dữ liệu khỏi Bundle

Để chắc chắn thì khi nhận dữ liệu với Bundle, bạn nên kiểm tra xem Bundle đó có tồn tại hay không (kiểm tra khác null) trước nhé.

@Override
protected void onCreate(Bundle savedInstanceState) {
    super.onCreate(savedInstanceState);
    setContentView(R.layout.activity_contact);  
  
    Intent intent = getIntent();
    Bundle bundle = intent.getExtras();
    if (bundle != null) {
        String value1 = bundle.getString("Key_1", "");
        int value2 = bundle.getInt("Key_2", 0);
        boolean value3 = bundle.getBoolean("Key_3", false);
    }
}

Bạn vừa xem qua cách thức chuyển dữ liệu qua lại giữa các Activity. Giờ là lúc chúng ta thực hành xây dựng một chút cho TourNote rồi.

Thực Hành Gửi Dữ Liệu Từ MainActivity Qua ContactActivity

Thực ra ContactActivity mà mình muốn hướng đến sẽ chứa hai loại nội dung. Một là thông tin về ứng dụng, hai là thông tin giúp đỡ. Việc phân biệt nội dung nào được hiển thị sẽ dựa vào lựa chọn của người dùng trên menu item của MainActivity. Chính vì vậy chúng ta sẽ xây dựng ContactActivity sao cho có thể nhận được dữ liệu từ MainActivity chuyển qua, dữ liệu này chỉ đơn giản báo cho ContactActivity biết người dùng vừa nhấn chọn About App hay Help.

Bạn đã hiểu yêu cầu của bài thực hành hôm nay rồi đúng không nào. Nên nhớ là chúng ta chỉ nói đến cách thức gửi nhận dữ liệu để ContactActivity hiểu được chuyện gì đang xảy ra thôi nhé, do đó bài này chúng ta chỉ sử dụng Toast để kiểm chứng dữ liệu nhận. Còn việc hiển thị cái gì khi đã nhận dữ liệu thì ở bài sau chúng ta sẽ xây dựng tiếp.

Xây Dựng Các Giá Trị Hằng Số

Bạn đã biết việc sử dụng Extra hay Bundle là việc lưu trữ các dữ liệu dạng key/value rồi chuyển đi và nhận chúng ở nơi khác đúng không nào. Vậy để đảm bảo các key luôn luôn được dùng đúng, chúng ta nên định nghĩa nó là một giá trị tĩnh (static) và hằng (final). Giá trị này nên định nghĩa bên lớp nhận dữ liệu thì tốt hơn về mặt quản lý code (theo ý mình thôi nhé, bạn có thể định nghĩa một lớp chuyên chứa các giá trị key này). Do đó mình thêm các thuộc tính được tô sáng sau vào ContactActivity.

public class ContactActivity extends AppCompatActivity {
 
    public static final String KEY_SHOW_WHAT = "show_what";
    public static final String VALUE_SHOW_ABOUT = "show_about";
    public static final String VALUE_SHOW_HELP = "show_help";
 
    @Override
    protected void onCreate(Bundle savedInstanceState) {
        super.onCreate(savedInstanceState);
        setContentView(R.layout.activity_contact);
 
        getSupportActionBar().setDisplayHomeAsUpEnabled(true);
        getSupportActionBar().setHomeButtonEnabled(true);
    }
 
    @Override
    public boolean onOptionsItemSelected(MenuItem item) {
        switch (item.getItemId()) {
            case android.R.id.home:
                finish();
                return true;
        }
 
        return super.onOptionsItemSelected(item);
    }
}

Gửi Dữ Liệu Từ MainActivity

Dĩ nhiên bên MainActivity, chúng ta chỉnh sửa một tí nơi kích hoạt ContactActivity, sao cho Intent có thể chứa Bundle mà chúng ta muốn như sau.

@Override
public boolean onOptionsItemSelected(MenuItem item) {
    if(drawerToggle.onOptionsItemSelected(item)) {
        return true;
    }
 
    switch (item.getItemId()) {
        case R.id.search:
            Toast.makeText(this, "Search button selected", Toast.LENGTH_SHORT).show();
            return true;
        case R.id.about:
            Intent intent = new Intent(this, ContactActivity.class);
            Bundle bundle = new Bundle();
            bundle.putString(ContactActivity.KEY_SHOW_WHAT, ContactActivity.VALUE_SHOW_ABOUT);
            intent.putExtras(bundle);
            startActivity(intent);
            return true;
        case R.id.help:
            intent = new Intent(this, ContactActivity.class);
            bundle = new Bundle();
            bundle.putString(ContactActivity.KEY_SHOW_WHAT, ContactActivity.VALUE_SHOW_HELP);
            intent.putExtras(bundle);
            startActivity(intent);
            return true;
    }
 
    return super.onOptionsItemSelected(item);
}

Nhận Dữ Liệu Ở ContactActivity

Như mình có nói, ContactActivity chỉ nhận dữ liệu rồi dùng Toast để show ra làm bằng chứng là nó đã nhận đúng dữ liệu. Còn việc hiển thị cái gì thì bài học sau chúng ta sẽ nói tiếp nhé. Như vậy code của ContactActivity như sau.

public class ContactActivity extends AppCompatActivity {
 
    public static final String KEY_SHOW_WHAT = "show_what";
    public static final String VALUE_SHOW_ABOUT = "show_about";
    public static final String VALUE_SHOW_HELP = "show_help";
 
    @Override
    protected void onCreate(Bundle savedInstanceState) {
        super.onCreate(savedInstanceState);
        setContentView(R.layout.activity_contact);
 
        getSupportActionBar().setDisplayHomeAsUpEnabled(true);
        getSupportActionBar().setHomeButtonEnabled(true);
 
        Intent intent = getIntent();
        Bundle bundle = intent.getExtras();
        if (bundle != null) {
            String valueShow = bundle.getString(KEY_SHOW_WHAT, "");
            Toast.makeText(this, "Show value: " + valueShow, Toast.LENGTH_SHORT).show();
        }
    }
 
    @Override
    public boolean onOptionsItemSelected(MenuItem item) {
        switch (item.getItemId()) {
            case android.R.id.home:
                finish();
                return true;
        }
 
        return super.onOptionsItemSelected(item);
    }
}

Kết quả là, tùy vào cách người dùng chọn vào menu item mà ContactActivity sẽ hiển thị Toast như sau.

intent-trong-android
Hình ảnh TourNote sau khi thực hành

Kết bài

Như vậy mình đã chia sẻ những kiến thức rất căn bản để có thể hiểu bản chất Intent trong Android cũng như cách chúng truyền dữ liệu cho nhau. Các bạn hãy nhớ rằng Intent là một phần cực kỳ quan trọng. Và nếu như chưa hiểu phần nào thì các bạn hãy comment bên dưới để mình và mọi người cùng hỗ trợ nhé. Chúc anh em sẽ thành công hơn

Có thể bạn muốn xem thêm:

Xem thêm các việc làm android hấp dẫn tại TopDev