Học lập trình tới khi nào có thể làm freelancer?

9480

Bài viết được sự cho phép của tác giả Tin Tran

Học lập trình tới khi nào có thể làm freelancer? Tôi thấy trên các group về lập trình thì thấy khá nhiều bạn post bài viết về mong muốn học lập trình xong để đi làm freelancer và coi đó là nghề tay trái của mình. Nên nay tôi sẽ viết bài này để nói về học lập trình khi nào thì có thể làm freelancer.

  10 câu nói cực hay về lập trình
  10 hiểu lầm tai hại về lập trình

1. Freelancer là gì?

Đầu tiên thì chúng ta cần phải biết freelancer là gì? freelancer là những người làm công việc tự do, không bó buộc vào một công ty nào cả. Freelancer thì có hai dạng, một là làm freelancer toàn thời gian, hai là freelancer chỉ làm buổi tối và cuối tuần. Còn ngày thường thì vẫn đến công ty làm bình thường.

2. Học lập trình khi nào có thể làm freelancer?

Câu trả lời nay rất đơn giản, khi bạn có kiến thức thì bạn có thể làm freelancer. Nếu bạn lại hỏi tôi kiến thức như thế nào là đủ thì tôi xin trả lời là kiến thức thì không bao giờ là đủ cả. Tôi xin ví dụ bạn đang và đã học hết một khóa lập trình ở một trung tâm hay một khóa học online nào đó, trong một ngày đẹp trời bạn vô tình lướt facebook và thấy một người nào đó post bài thuê làm bài tập hay đồ án. Bạn đọc yêu cầu và cảm thấy mình làm được và nhận cái công việc đó, hay bất kể công việc gì liên quan đến lập trình như fix bug, làm đồ án, bài tập…Lúc này bạn cũng đã dấn thân vào con đường freelancer rồi đó.

Tuy nhiên đó là những công việc chỉ giúp bạn kiếm được vài đồng lẻ mà thôi, làm sao bạn có thể trang trải cuộc sống trong khi giá cả đang leo thang từng ngày. Để trở thành một freelancer thực thụ, người mà có thể kiếm được nhiều hơn những số tiền lẻ kia thì cần rất nhiều kỹ năng về lập trình, phân tích dự án, giải quyết vấn đề… Mà những kỹ năng này thì không có trường lớp nào dạy bạn cả, chỉ có đi làm thực tế ở những công ty khoảng 2-3 năm là kinh nghiệm bạn sẽ phát triển dần dần lên. Lúc này bạn sẽ tự tin nhận những dự án khó, tiền nhiều để làm. Nếu bạn đang đi một mình thì không bao giờ mà học lập trình để làm freelancer mà không phải trải qua một vài năm rèn dũa ở các công ty về lập trình cả. Còn nếu bạn có người dẫn dắt để làm freelancer thì có thể bạn sẽ không cần rèn dũa bởi công ty mà lúc này người rèn dũa bạn chính là người dẫn dắt bạn.

3. Những khó khăn khi làm freelancer?

* Khó khăn về tìm kiếm dự án
Để làm được freelancer thì bạn phải có dự án để làm, mà dự án ở đâu ra. Bạn phải có được nguồn cung cấp từ bạn bè, người thân.. hoặc phải tự đi kiếm dự án về làm.
* Khó khăn về kỹ thuật
Một ngày nọ bạn nhận làm một project, tuy nhiên đang làm đến một task khó nào đó thì bạn bí, làm hoài hai ba ngày không ra, deadline sắp tới gần, bạn cảm thấy chán nản, bạn muốn bùng dự án. Lúc này kỹ năng của bạn không đáp ứng được độ khó của dự án, bạn cứ nghĩ là bạn làm được rồi nhận đại, nhưng khi vào làm thì tá hỏa lên vì không giải quyết được những vấn đề trong đó.
* Khó khăn khi nhận dự án
Khi nhận một dự án thì bạn phải cân nhắc về độ lớn của dự án, nếu đang làm freelancer độc cô cầu bại thì bạn không thể nhận dự án quá lớn được vì một mình thì khó có thể ôm một dự án lớn. Khi mà kỹ thuật của bạn không đủ thì dự án rất dễ bị fail. Lúc này bạn phải có một team để làm, cùng nhau giải quyết những vấn đề đang gặp phải.

4. Lợi ích khi làm freelancer?

Khi làm freelancer thì lợi ích về tiền bạc thì cũng không hề nhỏ, những người làm freelancer toàn thời gian nếu dự án có đều thì số tiền của họ kiếm được là gấp rưỡi hoặc gấp đôi nếu đi làm ở công ty. Còn những người làm freelancer ít thời gian thì cũng có thể kiếm được tiền trang trải cho cuộc sống của mình.
Ngoài lợi ích về tiền bạc thì bạn cũng tăng được kỹ thuật lập trình của mình lên, nhờ những lần tôi làm freelancer có nhiều yêu cầu khác nhau nên tôi cũng biết thêm khá nhiều những cái mới lạ và hay ho.

Tìm việc làm Freelance online

5. Thiệt hại khi làm freelancer?

Nhắc đến thiệt hại khi làm freelancer thì tôi vẫn đang cay, đó là việc bị khách hàng xù tiền. Vấn đề xù tiền khi giao hàng xong thì những người làm freelancer có lẽ ai cũng đã từng bị, lần đầu làm để tạo uy tín nên tôi đã không yêu cầu thanh toán trước 50% mà giao hàng họ test ổn thì sẽ yêu cầu thanh toán. Tuy nhiên sau khi giao hàng thì không liên lạc được nữa và mất trắng số tiền mà mình cực khổ làm cho họ. Thế nên nếu ai muốn theo nghiệp freelancer thì khi làm dự án nên cân nhắc số tiền đặt cọc để không mắc phải sai lầm giống như tôi nhé.

Bài viết gốc được đăng tải tại chickencodes.com

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm các tuyển dụng lập trình it hấp dẫn tại TopDev