Flutter Vs. React Native – Nên chọn framework nào?

39545

Flutter và React Native là hai framework được rất nhiều người quan tâm ở thời điểm hiện tại. Điểm chung của cả 2 đều là Cross Platform Mobile, build native cho cả Android và iOS. Cả 2 có thể giao tiếp với native để viết các module base on native (gần như bắt buộc). Hãy cùng so sánh Flutter vs React Native xem chúng có những ưu và nhược điểm nào trong bài viết của TopDev.

Cơ bản về Flutter

Flutter là một là SDK (Software Development Kit) nguồn mở của Google dùng để tạo các ứng dụng chất lượng cao cho Android và iOS cách sử dụng một codebase duy nhất. Nó cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng di động chất lượng cao bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình Dart. Flutter nổi bật với khả năng cung cấp các giao diện người dùng mượt mà, đẹp mắt và hiệu suất gần như native nhờ vào việc sử dụng các thành phần giao diện tùy chỉnh.

Project Google Hummingbird (ra mắt 04/12/2018) cho phép các developer chỉ cần build một ứng dụng một lần và sau đó có thể chạy nó ở bất kỳ nơi nào.

Ứng dụng sử dụng framework Flutter

Ứng dụng sử dụng framework Flutter

  1. Google Ads
  2. Alibaba
  3. Hamilton Musical
  4. Reflectly
  5. Tencent
  6. eBay Motors
  7. Philips Hue
  8. BMW
  9. Abbey Road Studios
  10. The New York Times
  11. Realtor.com
  12. Groupon

Ưu điểm của Flutter

Như đã được đề cập ở trên, SDK nguồn mở và miễn phí này được hỗ trợ bởi Google và được dùng để phát triển các ứng dụng cho Android và iOS. Các feature chính của platform này là:

  • SDK cho platform chính xác và chi tiết
  • Các widget được thiết kế chi tiết, chính xác
  • Môi trường hoàn toàn tùy chỉnh
  • API hỗ trợ các hiệu ứng, animation và gesture 2D
  • Giao tiếp gần như trực tiếp với native
  • Feature Stateful Hot Reload để phát triển app nhanh hơn
  • Static language nhưng với syntax hiện đại, compiler linh động giữa AOT (for archive, build prod) và JIT (for development, hot reload)
  • Có thể dùng để build các bundle/framework gắn và app native để tăng performance.
  • Có thể chạy được giả lập mobile ngay trên web, tiện cho development. Các metric measure performance được hỗ trợ sẵn giúp developer kiểm soát tốt performance của app.

Tháng 05/2017, Google giới thiệu Flutter tới cộng đồng, sau đó vào ngày 04/12/2018, phiên bản ổn định hơn của Flutter được phát hành. Bên cạnh đó, Flutter có thể được sử dụng để tạo các ứng dụng cho Google Fuchsia, một hệ điều hành dựa trên khả năng của Google.

Xem việc làm Flutter lương cao tại TopDev

Nhược điểm của Flutter

  • Bộ render UI được team author gần như viết lại, không liên quan tới UI có sẵn của Framework native, dẫn đến memory sử dụng khá nhiều.
  • Phải học thêm ngôn ngữ DART, bloc pattern, DART Streaming
  • Khó khăn trong việc styling cho các component
  • Quản lý vòng đời phức tạp hơn so với React Native
  • Dù đã release 1.0 chính thức, tuy nhiên còn khá mới. Một số plugin rất quan trọng như Google Map vẫn còn đang phát triển, chưa stable.

Cơ bản về React Native

React Native là một framework mã nguồn mở được phát triển bởi Facebook, sử dụng ngôn ngữ lập trình JavaScript và React để phát triển ứng dụng di động. React Native sử dụng các thành phần giao diện người dùng native, điều này giúp nó cung cấp trải nghiệm gần như native cho người dùng.

  React Native là gì? Kiến thức tổng quan về React Native

Ứng dụng sử dụng framework React Native

Ứng dụng sử dụng framework React Native

  1. Facebook
  2. Instagram
  3. Airbnb
  4. Tesla
  5. Walmart
  6. Bloomberg
  7. Pinterest
  8. Uber Eats
  9. Skype
  10. SoundCloud Pulse
  11. Discord
  12. Salesforce

>> Bài viết liên quan: 9 ứng dụng tuyệt vời viết bằng React Native

Ưu điểm của React Native

  • Thiên về development/hotfix nhanh (hot reload, bundle injection), cho phép xem ngay các thay đổi trong mã nguồn mà không cần phải biên dịch lại toàn bộ ứng dụng, giúp tăng tốc độ phát triển.
  • Sử dụng JS (quen thuộc với nhiều developer) và có thể share business logic codebase với frontend (js).
  • Back bởi Facebook, họ dùng cho product của họ hàng ngày nên developer hưởng lợi khá nhiều từ đây.
  • Hiện tại đã rất nhiều thư viện, gần như đã rất đầy đủ cho các nhu cầu app thông dụng.

Tham khảo tuyển dụng React Native lương cao hấp dẫn

Nhược điểm của React Native

  • Giao tiếp với native thông qua các bridge, dễ bị bottleneck nếu không được kiểm soát tốt.
  • Dùng JS nên mang theo các đặc điểm của JS: rất dễ làm nhưng cũng dễ sai, dẫn tới khó maintain về sau.
  • Hiệu năng animation là điểm yếu của RN, muốn làm tốt phải làm từ native, tầng js chỉ call vào, setup views. Tuy nhiên với các interactive animation thì rất đau khổ.
  • Không thích hợp cho các app cần năng lực tính toán cao (hash, crypto, etc).

Điểm tương đồng giữa Flutter và React Native

Cả hai đều được thiết kế để phát triển cross-platform app

React Native và Flutter đều cung cấp hiệu suất ứng dụng vượt trội, nhanh chóng và chất lượng cao trên nhiều platform bao gồm Android, iOS và UWP.

(Lưu ý: Flutter hỗ trợ platform Android và iOS)

Cả hai framework được hỗ trợ bởi các cộng đồng công nghệ khổng lồ

React Native được cung cấp bởi Facebook còn Flutter là SDK nguồn mở của Google để phát triển mobile app. Cả hai đều có cộng đồng các developer mạnh mẽ

Nguồn mở, miễn phí và nhanh chóng

React Native và Flutter là các SDK nguồn mở và miễn phí cho phép các developer tạo ra các app tuyệt vời một cách nhanh chóng dựa vào native performance của chúng.

Documentation chi tiết và luôn được cập nhật

Các cộng đồng của cả hai framework này luôn nỗ lực hết sức để liên tục cập nhập documentation mới nhất với các tài liệu tham khảo API và tài nguyên toàn diện.

Hỗ trợ UI và Native Experience tuyệt vời

React Native sử dụng các yếu tố xây dựng UI cơ bản trong Android / iOS để mang lại native experience. Flutter cũng sử dụng các widget để cung cấp native experience đáng chú ý trên platform Android và iOS.

Hot reloading và sửa đổi nhanh

React Native hỗ trợ “Hot reloading” cho phép đồng thời chạy code mới và giữ trạng thái ứng dụng, thay vì phải recompile. Tính năng này làm cho sự phát triển nhanh hơn, tức thì và hiệu quả.

Flutter cũng không hề kém cạnh. “Stateful Hot Reloading” của nó hỗ trợ phản ánh các thay đổi ngay lập tức mà không cần restart hoặc trong trường hợp mất trạng thái ứng dụng.

Chúng ta đã điểm qua sự giống nhau của React Native và Flutter, bây giờ hãy cùng xem qua những khác biệt của chúng trong process, flow, và feature.

React Native vs Flutter

React Native vs Flutter

Dưới đây là bảng so sánh giữa React NativeFlutter:

Tiêu chí React Native Flutter
Ngôn ngữ và công cụ Không cần học ngôn ngữ mới nếu bạn đã biết JavaScript hoặc TypeScript. Tuy nhiên, việc làm quen với các công cụ và thư viện của React Native có thể phức tạp và tốn thời gian. Dart là ngôn ngữ mới, nhưng rất dễ học và thân thiện với nhà phát triển, đặc biệt nếu bạn đã quen với TypeScript, C#, hoặc Kotlin. Quá trình thiết lập và sử dụng công cụ của Flutter đơn giản hơn.
Tính năng React Native yêu cầu sử dụng nhiều thư viện cộng đồng để bổ sung các tính năng như UI, quản lý trạng thái, và localization. Môi trường và công cụ phức tạp hơn, nhưng cộng đồng hỗ trợ lớn. Flutter cung cấp rất nhiều tính năng từ đầu, bao gồm Material Design, Cupertino components, và các công cụ phát triển tiên tiến. Có thể phát triển ứng dụng mà không cần đến thư viện bên thứ ba.
Giao diện người dùng Sử dụng các thành phần UI native của từng nền tảng, điều này có thể dẫn đến sự không nhất quán giữa các nền tảng khác nhau. Giao diện người dùng tùy biến mạnh mẽ nhờ sử dụng CSS. Sử dụng engine đồ họa riêng để vẽ UI, giúp giảm thiểu sự khác biệt giữa các nền tảng. Styling khác biệt với CSS nhưng cung cấp nhiều tùy chọn tùy chỉnh và dễ sử dụng sau khi làm quen.
Hiệu suất Hiệu suất tốt nhưng có thể bị ảnh hưởng khi xử lý các tác vụ phức tạp do phải thông qua JavaScript Bridge. Không thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu đồ họa cao. Hiệu suất vượt trội hơn nhờ vào engine riêng, cung cấp trải nghiệm người dùng mượt mà và hỗ trợ tốt cho các animation phức tạp. Tuy nhiên, tiêu thụ bộ nhớ có thể cao hơn so với ứng dụng native.
Công cụ phát triển và trải nghiệm Expo cung cấp nhiều công cụ phát triển mạnh mẽ và tiện lợi như Expo Go để test app trực tiếp mà không cần sideloading. Cộng đồng và hệ sinh thái phong phú với nhiều thư viện hỗ trợ. Tích hợp chặt chẽ với VS Code và có công cụ hot reload mạnh mẽ. Tuy không có dịch vụ tương đương Expo, Flutter vẫn cung cấp các công cụ phát triển tốt và dễ sử dụng.
Trải nghiệm phát triển Có thể gây khó chịu do cần sử dụng nhiều thư viện bên thứ ba và các vấn đề không đồng bộ giữa các nền tảng. Tuy nhiên, cộng đồng lớn giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng. Trải nghiệm phát triển mượt mà, ít gặp phải các vấn đề phát sinh. Các công cụ và tính năng sẵn có giúp giảm thiểu thời gian và công sức phát triển.
Document Tài liệu tổng quát, dựa nhiều vào các bộ dev kit bên ngoài. Tài liệu không trực quan bằng Flutter. Tài liệu dễ đọc, chi tiết, có cấu trúc rõ ràng và trực quan hơn.
Mức độ phổ biến Được sử dụng rộng rãi hơn và phổ biến hơn so với Flutter. Nhiều nhà phát triển sử dụng do quen thuộc với JavaScript. Flutter là một framework mới hơn và ít được sử dụng hơn, nhưng đang dần thu hút sự quan tâm của cộng đồng.
Cộng đồng và hỗ trợ Ra mắt dưới dạng mã nguồn mở trên GitHub vào năm 2015, có cộng đồng lớn và nhiều câu hỏi trên Stack Overflow. Flutter là framework mới, cộng đồng nhỏ hơn nhưng đang phát triển nhanh chóng.
Cơ hội nghề nghiệp Sử dụng phổ biến nên cơ hội việc làm nhiều. Cơ hội việc làm hiện tại ít hơn, nhưng có thể tăng trong tương lai.

Bảng trên cung cấp cái nhìn tổng quan về sự khác biệt giữa React Native và Flutter, giúp bạn lựa chọn framework phù hợp dựa trên các tiêu chí như ngôn ngữ lập trình, hiệu suất, cộng đồng hỗ trợ, và cơ hội nghề nghiệp.

Vậy nên chọn React Native hay Flutter cho Mobile App?

Flutter phù hợp với các dự án focus về animation, các layout phức tạp, với thế mạnh sử dụng bộ render tự làm, giao tiếp trực tiếp với GPU và một SDK để viết anim dễ dàng. Cực kỳ phù hợp với các team native (đang có nhu cầu làm thêm các UX có hiệu năng cao vào app native có sẵn). Flutter Developer hiện tại chưa nhiều, sẽ khó tìm người hơn.

React Native phù hợp với các team dùng JS as main language, không có quá nhiều animation phức tạp. RN hiện tại tuyển người khá/rất dễ so với Flutter.

Những điểm tương đồng này cho thấy cả React Native và Flutter đều là những lựa chọn mạnh mẽ và linh hoạt trong việc phát triển ứng dụng di động đa nền tảng. Việc lựa chọn giữa hai framework sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của dự án và kỹ năng của đội ngũ phát triển.

Không chỉ React Native với Flutter, ngay cả Xamarin chen chân vào cuộc chiến cũng khiến các dev cân nhắc lựa chọn. Vậy dùng Flutter, React Native hay Xamarin phù hợp với dự án, với công ty hay với con đường sự nghiệp của bạn? Không có tốt nhất, chỉ có sự phù hợp nhất mới đem lại hiệu quả.

Xem thêm việc làm IT tại TopDev!

(Nguồn tham khảo: Việt Trần)

Bài viết liên quan: