Đâu là điểm khác biệt giữa Solution Architect và Software Architect?

5527

Bài viết được sự cho phép của tác giả Tino Phạm

Đây là hai vai trò thường xuất hiện trong cơ cấu của các doanh nghiệp làm công nghệ lớn. Các doanh nghiệp sẽ có bảng mô tả công việc không giống nhau cho cùng một vị trí, kể cả Solution Architect và Software Architect, ở một góc nhìn tổng thể từ các doanh nghiệp thì cải hai vai trò này có một số điểm khác biệt lớn.

  Giới thiệu về Clean Architecture – Phần 1
  Mẫu bảng mô tả công việc vị trí Solution Architect

Solution Architect thường tham gia cùng với đội kinh doanh (giai đoạn dự án chưa được hình thành) để nắm được các vấn đề kinh doanh của khách hàng, hoặc các cơ hội kinh doanh và đề xuất các giải pháp thiết kế hệ thống để loại bỏ các ràng buộc trong hoạt động kinh doanh.

Software Architect được hình thành với mục đích biến giải pháp kiến trúc đề xuất từ Solution Architect thành thành sản phẩm kiến trúc thực tiễn.

Cả hai vai trò cùng tham gia sẽ đảm bảo sản phẩm thực tế đến người dùng cuối được chính xác hơn với những gì được mô tả trong giải pháp đề xuất. Và sản phẩm thực tế được thiết kế chi tiết, triển khai với các nhà phát triển, những người có giới hạn về tầm nhìn về giải pháp tổng thể.

Dưới đây là mô tả công việc chung của hai vai trò này.

1. Solution Architect

  • Thường không trực tiếp thiết kế phần mềm, Solution Architect thường tập trung vào làm việc trên tính năng lớn với các giải pháp công nghệ, đề xuất thiết kế.
  • Đưa ra cách tiếp cận toàn diện để hiểu được ràng buộc trong kinh doanh, vấn đề của khách hàng để đưa ra giải pháp tổng thể để giúp khách hàng loại bỏ những ràng buộc đó.
  • Là người sử dụng công nghệ để giải quyết bài toán kinh doanh của khách hàng.
  • Am hiểu về mảng kiến thức nghiệm vụ của khách hàng, các giải pháp công nghệ có trên thị trường, giới hạn của mỗi công nghệ, xu hướng phát triển nền tảng công nghệ, và cả khả năng phát triển giải pháp thành hiện thực bằng phần mềm.
  • Biết được các giới hạn của giải pháp, khả năng mở rộng, khả năng bảo trì trong tương lai.
  • Có trách nhiệm đưa ra độ ưu tiên cho giải pháp cần được triển khai.
  • Tuỳ theo khu vực địa lý khác nhau mà công việc của vai trò này được đảm nhận một phần bởi các vai trò Product Manager hoặc Senior Business Analyst.

Thông thường các Solution Architect có sự đòi hỏi khác nhau tuỳ theo ngành công nghiệp đặc thù. Là một người bạn đáng tin cậy trong giới công nghệ và thấy được niềm vui khi sản phẩm phần mềm thực tế giải quyết triệt để nhu cầu của khách hàng.

Tham khảo thêm các vị trí tuyển dụng Solution Architect lương cao tại Topdev.

2. Software Architect

  • Là người phải tìm hiểu hết các tính năng được đề xuất trong giải pháp và thiết kế ra kiến trúc phần mềm thực tế.
  • Thực hiện thiết kế kiến trúc hệ thống
  • Đưa ra cách tiếp cận về mặt kỹ thuật để phát triển phẩn mềm giải quyết các tính năng nghiệp vụ, viết các tài liệu kiến trúc tổng quan, coding convention, và hướng dẫn các developer phát triển bản thiết kế chi tiết cho từng chức năng.
  • Chịu trách nhiệm đánh giá các công nghệ, các components, kỹ thuật phát triển, phương thức phát triển, tích hợp hệ thống, và hướng dẫn các developer thực hiện công việc hàng ngày một cách hiệu quả.

Công việc của Software Architect luôn đầy thách thức, và ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động của đội phát triển.

Solution Architect sẽ tập trung giải quyết câu hỏi “What?” còn Software Archirect sẽ tập trung giải quyết câu trả lời “How?”.

Theo APEX Global Corporation

Bài viết gốc được đăng tải tại thangphampt.wordpress.com
Có thể bạn quan tâm:
Xem thêm các việc làm Developer hấp dẫn tại TopDev