Cài đặt transaction in memory cho Java

1307

Bài viết được sự cho phép của tác giả Trần Văn Dem

Khi xây dựng hệ thống backend chúng ta thường xuyên phải làm việc với transaction – đây là một khái niệm rất quen thuộc với các lập trình viên backend. Việc nắm bắt và sử dụng thành thạo các loại này là việc cần thiêt để xây dựng một hệ thống backend tốt.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp database chúng ta sử dụng lại không hỗ trợ transaction hoặc việc insert vào các loại cơ sở dữ liệu quan hệ được xử lý bởi các hệ thống acsync điều này khiến chúng ta phải xử lý các transaction trên logic trong application của mình.

Những hệ thống trước đây tôi xây dựng đều phải xử lý điều này và sau khi tìm được một cách hay ho có thể sử dụng lại thì tôi quết định viết bài chia sẻ cho mọi người.

  Cách sử dụng Transaction trong SQL hiệu quả

  Transaction Processing – Everything must know

Ta sẽ chú ý ví dụ lưu các sản phẩm khách hàng mua thành công trên RAM sau:

import blog.common.transaction.element.TxnHashMap;

import java.util.ArrayList;
import java.util.List;


public class TestTransaction {
    private TxnHashMap<String, List<String>> userData;

    public TestTransaction() {
        this.userData = new TxnHashMap<>();
    }

    private void buySuccess(String userName, String productName) {
        if (!userData.contain(userName)) {
            userData.put(userName, new ArrayList<>());
        }
        userData.get(userName).add(productName);
    }

    private void buyFail() {
        throw new RuntimeException(" something is error");
    }

    public TxnHashMap<String, List<String>> getUserData() {
        return userData;
    }

    public void setUserData(TxnHashMap<String, List<String>> userData) {
        this.userData = userData;
    }

    public static void main(String[] args) {

        TestTransaction test = new TestTransaction();

        TxnManager manager = new TxnManager();

        manager.executeTransaction(() -> {
            test.buySuccess("demtv","iphone");
            test.buySuccess("demtv","ipad");
            test.buySuccess("maitv","ipad");
            manager.executeTransaction(()->{
                test.buySuccess("maitv","ipad");
                test.buyFail();
                return null;
            });
            return null;
        });

        manager.executeTransaction(() -> {
            test.buySuccess("maipm","iphone");
            test.buyFail();
            return null;
        });

        System.out.println(test.getUserData().getValue());
    }

}

Tại đây tôi sẽ lưu các sản phẩm khách hàng mua thành công vào một TxnHashMap là implement của một HashMap nhưng áp dụng cho transaction. Kết quả của lệnh in là

{maitv=[ipad], demtv=[iphone, ipad]}

Đừng bỏ lỡ việc làm Java hấp dẫn trên TopDev

Tại đây tôi có các class chính sau :

  • interface Txn : Class này đại diện cho một transaction trong hệ thống, đảm bảo các TxnElement được hoạt động. Chứa tất cả thay đổi của TxnElement trong một tracsaction để thực hiện commit hoặc rollback khi cần.
  • TxnManager : Class quản lý cách transaction của hệ thống hoạt động.
  • interface TxnElement : Muốn sử dụng được transaction thì cần phải implement lại interface này. Trong ví dụ trên là TxnHashMap.

Cài đặt chi tiết mọi người tham khảo trong project nhé.
Link github : github.com/trandem/blog/tree/main/common/sr..

Tại đây tôi chỉ implement TxnHashMap để sử dụng trên RAM của chương trình trong thực tế mọi người có thể tự impl các class khác nhau để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Ví dụ thao tác với 1 key trên redis, gọi hệ thống ngoài,…

Nếu mọi người dùng được cách implement này thì cho mình 1 sao nhé.

Bài viết gốc được đăng tải tại demtv.hashnode.dev

Có thể bạn quan tâm:

Đừng bỏ lỡ việc làm IT mọi cấp độ tại TopDev