HTTP2 in real project

4550

Bài viết được sự cho phép của tác giả Trần Văn Dem

Note for http2

Http2 là một giao thức truyền thông tin qua mạng một cách hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên. Mặc dù đã được giới thiệu từ lâu nhưng không ít lập trình viên backend còn cảm thấy mới với loại protocol này. Sau khi tìm hiểu và áp dụng vào dự án thực tế mình muốn chia sẻ những kiến thức của mình về giao thức này với mọi người hy vọng giúp ích được cho mọi người trong dự án của mọi người.

Dự án gần đây mình làm là viết client giao tiếp với notify server của apple. Apple đã dịch chuyển từ giao tiếp thông qua từ socket sang Http2 server. Trong khi làm việc mình cũng tìm được một số thư viện đã được viết sẵn để giao tiếp với service mới này của apple như :

Tuy nhiên để sử dụng thêm 1 thư viện mới vào product đang được chạy cũng có khá nhiều rủi ro vì cũng chưa có đủ thời gian để làm quen với chúng xem điểm mạnh, điểm yếu của thư viện. Tiếp đến việc ghép vào các interface có sẵn của project cũng khá khó. Nên mình tiếp tục tìm hiểu được một số thư viện có thể Http2 client viết sẵn trong java như :

  • okhttp3
  • netty

Trong bài này mình sẽ chia sẻ rõ hơn về 2 thư viện netty và okhttp3 này

Ứng dụng nổi tiếng nhất áp dụng Http2 mà mình từng biết là Grpc. Với Java thì Grpc sử dụng netty để xây dụng tầng transport của mình. Điều này khiến mình có thêm tài liệu là code của Grpc để tham khảo xây dụng http2 client để thao tác với Apple.

Bài blog này sẽ có code demo của các phần sau:

  • Simple http2 server
  • okhttp3 client
  • Simple netty http2 client

Simple http2 server

Demo về tốc độ của http2 server so với http1.1 trên mạng là rất nhiều :

  • http2demo.io
  • http2.akamai.com/demo

Khi các bạn vào trình 2 web site trên sẽ thấy được tốc độ load tài nguyên thực sự là chênh lệch rất nhiều nếu sử dụng http2.

Vì tò mò nên tôi cũng tự xây dựng cho mình 1 http2 server để test tốc độ cũng như để làm server test cho client của mình. Tôi sử dụng Spring-boot để tự viết Http2 server vì với Spring boot bạn sẽ làm được điều này rất nhanh chỉ cần thay đổi trong file config là bạn đã có 1 Http2 server sử dụng spring boot rồi. Code demo tại package http2.server. Sẽ được đính kèm ở cuối bài viết này.

Tại code demo này tôi sẽ cho trình duyệt load 180 cái ảnh để so sánh tốc độ. Trước khi load ảnh mình sẽ cho luồng đó dừng lại 100 ms

    @GetMapping(value = "/gophertiles_files/{name}", produces = MediaType.IMAGE_JPEG_VALUE)
    public ResponseEntity<ByteArrayResource> getImage(@PathVariable String name) throws IOException, InterruptedException {
        Thread.sleep(100);
        final ByteArrayResource inputStream = new ByteArrayResource(Files.readAllBytes(Paths.get(
                "image/" + name
        )));
        return ResponseEntity
                .status(HttpStatus.OK)
                .contentLength(inputStream.contentLength())
                .body(inputStream);

    }

Kết quả của http2

http2-load.PNG

Kết quả của http1.1

http1-load.PNG

Trình duyệt của bạn sẽ chỉ dùng 1 connection duy nhất để load dữ liệu từ http2 server thay vì 6 connection chạy song song với http1.1 server. Bạn có thể check được điều này bằng tab network trong ảnh. Đây là kỹ thuật ghép kênh quan trọng đưa tốc độ load dữ liệu của http2 nhanh hơn nhiều so với http1.1. Mở ít kết nối hơn cũng đồng nghĩa với việc tiết được nhiều tài nguyên hơn cho cả phía client và server.

Http2 client

Sau khi có một server http2 thì việc tiếp theo là xây dụng các client để giao tiếp với http2 server trên.

Netty Http2 client

Tại code example của netty cũng có demo về việc xây dựng một http2 client đơn giản với netty. Tại demo này của mình cũng sẽ sử dụng code đó và thay đổi 1 chút để giải thích một số config khá quan trọng để xây dựng http2 client.

Tài liệu chi tiết về http2 các bạn tham khảo tại link sau : httpwg.org/specs/rfc7540.html#top

Tại link đó sẽ mô tả chi tiết cho chúng ta về : StreamFrameErrorconfig, … Nếu các bạn muốn tự mình xây dựng 1 client mà không dựa vào netty thì có thể tham khảo nhé. Mình chỉ đọc để biết code với netty như thế nào thôi. Code demo tại package http2.client.netty;.

Tại đây mình sẽ giải thích 1 số thứ quan trong khi sử dụng netty làm client ứng với tài liệu viết tại link https://httpwg.org/specs/rfc7540.html#top

  • Stream Theo tài liệu của HTTP2 thì một connection sẽ sử dụng Stream để giao tiếp giữa client-server. Điều này giúp Http2 thực hiện ghép kênh trên cùng 1 kết nối TCP nhưng lại gửi được nhiều request. Mỗi Stream được định nghĩa bởi 1 ID vì vậy muốn biết được response này là của request nào thì mình cần phải biết được là Stream ID khi gửi request là gì và lưu lại. Theo tài liệu thì nếu là Client stream Id là một số lẻ bắt đầu từ 1,3,5,7,… Và nếu là Server thì sẽ bắt đầu từ 0,2,4,6,8,…

Khi bắt đầu thực hiện kết nối giữa client với server thì Client và Server phải gửi setting của mình cho nhau sau đó mới bắt đầu gửi request được. Điều đó giải thích cho việc trong code client demo của netty cũng như demo của mình để bắt đầu với Stream ID là 3. Tại class Http2ClientInitializer

    private int streamId =3;

    public int getCurrentStreamId(){
        int current =streamId;
        streamId +=2;
        return current;

    }
  • Frame Http2 sẽ gửi nhận dữ liệu thông qua các FrameHeader Frame và Data Frame, Netty cũng cung cấp cho chúng ta api đọc dữ liệu của các Frame này. Tại bản demo này để đơn giản mình không đọc dữ liệu thông qua Frame mà nhờ netty làm giúp điều này. Nếu được ủng hộ mình sẽ có bài viết implement theo Frame này.
  • SETTINGS_MAX_CONCURRENT_STREAMS Như đã trình bày ở trên thì khi thực hiện kết nối client, server sẽ gửi setting của mình cho nhau. 1 Trong những config quan trọng nhất cần quan tâm khi mình là client là SETTINGS_MAX_CONCURRENT_STREAMSSETTINGS_MAX_CONCURRENT_STREAMS số này có ý nghĩa là server sẽ chấp nhận số lượng Stream đồng thời tối đa là bằng SETTINGS_MAX_CONCURRENT_STREAMS, client không được gửi quá lượng lượng Stream lên server không thì server sẽ đóng lại Stream và Client sẽ không nhận được kết quả. Với server demo sử dụng spring boot của mình số SETTINGS_MAX_CONCURRENT_STREAMS sẽ là 100 và được gửi trong HEADER của HTTP2Setting. Với server của Apple con số này sẽ là 1000. Nếu bạn có như cầu gửi hơn 1000 request đến Apple 1 lúc thì hãy tạo thêm 1 connection mới nhé.
  • Với code demo trên thì bạn cũng nhận được kết quả là gọi 180 lần lên server với 1 connection thì kết quả sẽ là hơn 1 giây. Tất nhiên đây là 1 demo đơn giản nên nó sẽ chậm hơn trình duyệt 1 chút.

OKHttp3 client

Tiếp theo chúng ta sẽ sử dụng okhttp3 làm client. Vì code này ngắn nên bạn có thể xem Code demo bên dưới

package http2.client.okhttp;

import okhttp3.*;
import org.jetbrains.annotations.NotNull;

import javax.net.ssl.SSLContext;
import javax.net.ssl.TrustManager;
import javax.net.ssl.TrustManagerFactory;
import javax.net.ssl.X509TrustManager;
import java.io.IOException;
import java.security.cert.CertificateException;
import java.security.cert.X509Certificate;
import java.util.Arrays;
import java.util.concurrent.CountDownLatch;
import java.util.concurrent.TimeUnit;

public class OkhttpClient {
    public static void main(String[] args) throws Exception {
        OkHttpClient client = getUnsafeOkHttpClient();
        client.dispatcher().setMaxRequestsPerHost(1);
        Request request = new Request.Builder()
                .url("https://localhost:8082/test")
                .build();

        Response r1 = client.newCall(request).execute();
        System.out.println(r1.protocol());
        client.dispatcher().setMaxRequestsPerHost(100);
        CountDownLatch countDownLatch = new CountDownLatch(180);
        long startTime = System.currentTimeMillis();
        for (int i = 0; i < 180; i++) {
            client.newCall(request).enqueue(new Callback() {
                @Override
                public void onResponse(@NotNull Call call, @NotNull Response response) throws IOException {
                    response.close();
                    countDownLatch.countDown();
                }

                @Override
                public void onFailure(@NotNull Call call, @NotNull IOException e) {

                }
            });
        }
        countDownLatch.await();
        long time = System.currentTimeMillis() - startTime;
        System.out.println("time run " + time);
    }

    private static OkHttpClient getUnsafeOkHttpClient() {
        try {
            ConnectionPool connectionPool = new ConnectionPool(1, 3000, TimeUnit.SECONDS);

            // Install the all-trusting trust manager
            SSLContext sslContext = SSLContext.getInstance("SSL");
            TrustManagerFactory trustManagerFactory = TrustManagerFactory.getInstance(TrustManagerFactory.getDefaultAlgorithm());

            X509TrustManager manager = new X509TrustManager() {
                @Override
                public void checkClientTrusted(X509Certificate[] chain, String authType) throws CertificateException {

                }

                @Override
                public void checkServerTrusted(X509Certificate[] chain, String authType) throws CertificateException {

                }

                @Override
                public X509Certificate[] getAcceptedIssuers() {
                    return new X509Certificate[0];
                }
            };

            TrustManager[] managers = new TrustManager[1];
            managers[0] = manager;

            sslContext.init(null, managers, null);


            OkHttpClient okHttpClient = new OkHttpClient.Builder()
                    .followRedirects(false)
                    .sslSocketFactory(sslContext.getSocketFactory(), manager)
                    .protocols(Arrays.asList(Protocol.HTTP_2, Protocol.HTTP_1_1))
                    .retryOnConnectionFailure(true)
                    .connectionPool(connectionPool)
                    .build();

            return okHttpClient;
        } catch (Exception e) {
            throw new RuntimeException(e);
        }
    }
}

OkHttpClient có một nhược điểm là sẽ mở rất nhiều connection dựa theo số MaxRequestsPerHost .Nếu các bạn không set giá trị MaxRequestsPerHost thì mặc định sẽ là 6 giống như trên trình duyệt. Sau khi gửi request đến server và biết được server lòa http2 server thì OkhttpClient sẽ đóng hết tất cả kết nối lại và chỉ sử dụng 1 kết nối dành cho mục đích truyền tải dữ liệu với server. Đó là lý do tại sao mình lại phải gửi 1 request trước mục đích để khởi động hệ thống sau đó mới thiết lập lại số MaxRequestsPerHost. Tiếp theo nữa là MaxRequestsPerHost cũng tương ứng với số luồng được mở ra trong java để gửi nhận dữ liệu điều này cũng khá tốn thời gian. Và tại sao mình lại config số MaxRequestsPerHost là 100 thì đã được giải thích tại mục netty.

Khi sử dụng OkHttpClient mình hoàn toàn không lấy được setting của server để setting lại số MaxRequestsPerHost sao cho tối ưu nhất. Tiếp đến việc mở quá nhiều kết nối TCP tại thời điểm đầu tiên cũng là một nhược điểm của OKHttpClient. Việc sử dụng OKHttpClient sẽ làm code ngắn gọn hơn rất nhiều nhưng không mang lại hiệu quả tối ưu nhất khi sử dụng với product của mình. Việc disconnect và connect lại của OKHttpClent khiến mình không làm chủ được việc thiết lập config setMaxRequestsPerHost cho tối ưu.

Khi làm và tìm hiểu về OkHttpClient mình có đọc được 1 issue khá hot của nó tại link : github.com/square/okhttp/issues/3442

Tại issue này mọi người có nói đến việc MaxRequestsPerHost này. Trong có có người bình luận là I am sending warm up request and setting setMaxRequestsPerHost to 50. then when tried downloading images, Http/2 seems to be much slower than Http1.1 và chưa thấy ai giải thích việc này.

Mình xin giải thích việc này như sau để nếu như các bạn sử dụng OkHttpClient thì sẽ có thể tham khảo. Khi mình đọc code của OkHttpClient mình phát hiện ra số MaxRequestsPerHost này nếu bạn sử dụng HTTP1.1 thì sẽ tương ứng với mở 50 connection khác nhau đến server điều này hiển nhiên khiến bạn có thể tải được 50 ảnh cùng 1 lúc. Nhưng sao bạn set số MaxRequestsPerHost là 50 với Http2 lại có tốc độ thấp hơn khi so với Http1.1 vì theo lý thuyết nó sẽ gửi 50 request lên server 1 lúc. Điểu này lại ứng với server bạn gọi lên, mỗi server sẽ có các cách implement khác nhau để xử lý số lượng Stream bạn gửi lên. Mặc dù server trả lại cho bạn là có thể nhận > 100 (SETTINGS_MAX_CONCURRENT_STREAMS thường lớn hơn 100) request 1 lúc nhưng tại bản thân của nó sẽ chỉ xử lý 1 lượng Stream nhỏ hơn số này. Ví dụ với Http2 server demo vì mình dùng tomcat thì nó chỉ xử lý cùng 1 lúc là 20 Stream mặc dù nhận được 100 Stream. Config đó là maxConcurrentStreamExecution tham khảo tại tài liệu của tomcat mặc định số này là 20. Vậy tại đây có thể tạm hiểu là 1 connection của Http2 có thể bằng 20 connection của Http1.1

Vì các lý do trên bạn sẽ thấy tốc độ của HTTP1.1 khi MaxRequestsPerHost là 50 nhanh hơn Http2 nếu sử dụng Okhttp3Client. Nhưng trên thực tế sử dụng bạn không bao giở mở nhiều connection như thế vì nó tốn tài nguyên và cũng có thể bị server từ chối mở kết nối.

Khi nào nên sử dụng HTTP2

Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các server hiện nay thì mình nghĩ việc chuyển đổi từ HTTP1.1 sang HTTP2 là việc cần thiết và nên làm để tăng trải nghiệm khách hàng của bạn. Như bạn biết trình duyệt của bạn chỉ mở 6 connection vậy nên tốc độ không thể nào so sánh được với HTTP2 nên việc trải nghiệm dịch vụ của bạn sẽ bị tốt hơn nhiều khi sử dụng HTTP2.

Nếu bạn muốn truyền tải thông tin giữa các server nếu không cần cấu hình quá đặc biệt thì hãy thử sử dụng Grpc nó sẽ tiết kiệm rất nhiều tài nguyên và thời gian cho bạn. Mặc dù bạn có sử dụng Grpc thì cũng nên tự xây cho mình 1 Http2 server để học và tìm hiểu nó sâu hơn và cũng giúp bạn config Grpc một cách tối ưu nhất. Tất nhiên không phải cách tự xây dụng là sử dụng Tomcat hay Jetty nhé vì nó xây hết rồi lấy gì mà học hỏi nữa.

Nếu bài toán của bạn là xây dụng client giao tiếp với Apple thì mình khuyên bạn nên tự xây dụng dụa trên netty hoặc sử dụng pussy thay vì dùng okhttp3 mặc dù dùng okhttp3 là rất dễ nhưng nó sẽ không mang lại cho bạn 1 kết quả tốt nhất được.

Bài viết gốc được đăng tải tại demtv.hashnode.dev

Xem thêm:

Top IT Jobs cho các Developers có trên TopDev