Cải thiện mối quan hệ giữa lập trình viên với sếp: dễ hay khó? (P2)

743
  Cải thiện mối quan hệ giữa lập trình viên với sếp: dễ hay khó? (P1)

Tôn trọng chuyên môn của nhau

Điều này khá rõ ràng và đơn giản.

Ở cấp quản lý, nếu bạn có thể tự tạo trang web hoặc hệ thống mà bạn đang yêu cầu các developers làm, hãy tự làm điều đó. Bạn không cần thiết phải yêu cầu developers làm việc đó thay cho bạn. Nó giống viêc yêu cầu một nhà thầu xây dựng cho bạn một ngôi nhà, và bạn là một dược sĩ, bạn đến gặp họ và yêu cầu họ xây dựng ngôi nhà theo cách của bạn. Các developers hoàn toàn không biết gì. Họ có kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn có thể không có. Hãy tôn trọng nó và đặt niềm tin vào đó.

Là một developer, bạn cũng phải làm điều tương tự. Bạn cần phải thành thật về những hạn chế trong kinh nghiệm của bạn. Đừng để cái tôi quá lớn ảnh hưởng công việc của bạn. Đừng cố gắng thể hiện biết tất cả. Bạn có thể nói “Tôi không biết làm thế nào để giải quyết vấn đề này” hoặc câu gì đó gần giống như thế. Hơn nữa, nó rất có lợi cho bạn khi tìm hiểu sâu tình hình kinh doanh của công ty và hiểu nó. Ít nhất phải tốn một khoảng thời gian tương đối dài để bạn có thể hoàn thành tốt code của bạn.

Thử thách lẫn nhau
Vâng! Điều này là bình thường ! Bạn hoàn toàn có thể bàn luận về cách tiếp cận. Thậm chí cũng có thể tranh luận. Bạn hoàn toàn có thể giữ vững lập trường của bạn hoặc đưa ra phương án tốt hơn.

Khi bạn đang thử thách lẫn nhau với những phản hồi mang tính xây dựng, bạn sẽ không cảm thấy mình đang tranh cãi tiêu cực. Đó có thể là một quá trình đáng giá và cả hai phía đều học được rất nhiều thông qua đó.

Điều này xảy ra với tôi và một người bạn mà tôi thường làm việc chung. Anh ấy là chủ sở hữu của một sản phẩm và tôi là developer. Đôi khi chúng tôi tranh luận về một tính năng trải nghiệm người dùng hoặc một mục SEO. Tôi sẽ có một cách tiếp cận trong đầu tôi và anh ấy sẽ có một cách tiếp cận khác. Nó phụ thuộc vào việc cả hai chúng tôi cố gắng giành chiến thắng đối phương. Hãy thực sự nghĩ về bối cảnh đó.

Cố gắng thắng đối phương.

Điều đó không phải là ” Chứng minh rằng tôi thông minh hơn” hoặc những ý tương tự như thế.

Bạn muốn một số người theo phe của bạn và tìm ra được những lợi ích. Tất nhiên, điều này cũng có nghĩa là bạn cần phải luôn sẵn sàng thay đổi lập trường của mình.

Hãy giao tiếp giống như cuộc sống của bạn phụ thuộc vào điều đó

Đây cũng là một điều quan trọng cho các nhóm làm việc từ xa.

Tôi đã từng dẫn đầu một nhóm khoảng 12 người làm việc cùng một lúc. Một trong số họ ở Úc. Anh ấy thông báo tiến độ mỗi hai hoặc ba giờ. Y chang hoạt động của một cái đồng hồ. Ngay cả khi anh ấy chỉ muốn nói ” Không có cập nhật gì kể từ lần trước, chỉ bashing code ra”. Ban đầu, tôi đã rất khó chịu với số lượng tin nhắn tôi phải đọc.

Tôi nhanh chóng, rất nhanh, đã thay đổi suy nghĩ của mình về ý kiến đó khi có một thành viên trong nhóm không nói chuyện với tôi trong một ngày và sau đó, vào cuối ngày, trình bày với tôi những gì họ đã làm và đã đi quá sai với yêu cầu ban đầu của tôi. Tôi muốn được thông báo mỗi ba giờ một lần để xem những gì đang xảy ra, và sau đó đi 8 hoặc nhiều giờ hơn với bất cứ điều gì và đặc biệt quan tâm vào thời gian cuối.

Đối với các vị trí quản lý, điều này có thể được hiểu theo cách khác. Giao tiếp có thể được thể hiện dưới hình thức giải thích các yêu cầu hoặc tại sao lại đặt ra timeline đối với những công việc cụ thể. Đó là một góc nhìn khác khi nói về truyền thông từ nhà tuyển dụng, nhưng nó thật sự rất quan trọng. Bạn cần có khả năng giúp các developers hiểu yêu cầu của bạn để họ có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

Kết luận
Nhìn chung, đây chỉ là một vài điều tôi lượm lặt được từ kinh nghiệm trong quá khứ của tôi. Tôi hi vọng những điều này có thể giúp đỡ được những bạn đang gặp trường hợp tương tự.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi và đừng ngần ngại liên hệ với tôi nếu bạn có bất cứ điều gì muốn nói hoặc hỏi, hoặc nếu bạn chỉ đơn giản muốn chụp chung một tấm.