Call API trong VueJS theo cách thông minh nhất

26881

Bài viết được sự cho phép của tác giả Ngo Thang

Call API? Gần đây thấy VueJs có vẻ đang hot nên thử tìm hiểu xem thực sự nó như thế nào.

Mình cũng thử đọc code của 1 vài sample, tutorial thì thấy chỗ call API đa số đều dùng axios ở Component hay là ở bên trong Vuex.

Nếu mà áp dụng những cái đó vào trong dự án thực tế thì sẽ xảy ra những vấn đề sau:

  • Việc viết API trực tiếp trong component sẽ rất khó cho việc viết unit test. (Tìm hiểu thêm về component là gì?)
  • Tính mở rộng của Vuex(actions) (đối với những xử lý không dùng lại thì không nên viết ở trong Store)
  • Việc module hoá phần giao tiếp API với PureJS không làm giảm đi độ phụ thuộc. Vì API được định nghĩa trong component nên muốn thay đổi API hay logic sẽ phải sửa trong nhiều file khác.

  Cách tạo một Docker đơn giản cho Node.JS

Và còn rất nhiều vấn đề nữa…

Sau khi tìm hiểu thì mình thấy có rất nhiều design pattern có thể áp dụng cho việc gọi API. Nhưng có 1 design pattern mà mình thấy tốt nhất đó là Repository Factory. (Xem thêm Design Pattern là gì?)

Quả thực mình rất thích cái pattern này vì nó scale khá là dễ.

Mục đích bài viết

  • Biết cách áp dụng design pattern vào việc call API. Đặc biệt là Repository Factory pattern.
  • Mặc dù bài viết lấy ví dụ là VueJS nhưng mà Angular, ReactJS mình thấy đều có thể áp dụng được.

Tại sao lại dùng nó?

Đầu tiên mình sẽ dùng repository pattern để truy cập vào tài nguyên theo cách độc lập, không có bất kì logic nào ngoài việc trả về dữ liệu.

Cái thứ 2 là sẽ sử dụng factory pattern để khởi tạo logic của môi trường hay repository cần thiết cho từng case. Factory có 1 lợi thế là có thể khởi tạo 1 mock repository hoặc là production repository nếu cần thiết.

Chắc hẳn mọi người đọc example hay tutorial cũng đều thấy axios luôn được sử dụng trong component. Vậy có vấn đề gì xảy ra chỗ này:

  • Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta muốn tái sử dụng việc call api?
  • Điều gì xảy ra nếu endpoint thay đổi?
  • Điều gì xảy ra nếu muốn tái sử dụng việc call api cho dự án khác?
  • Điều gì xảy ra nếu muốn refactor 1 vài lời gọi hàm hoặc muốn di chuyển nó đến Vuex actions?
  • Mình có nhiều hơn 1 cái resource, thế bây giờ phải định nghĩa tận 4 cái endpoint?
  • Làm thế nào có thể dùng 1 cái mock api cho việc test?

Đương nhiên là thay đổi 1 file sẽ dễ dàng hơn là thay đổi 30 file rồi đúng không?

Phương pháp đúng

Trong case này, để đơn giản hoá code và có thể định nghĩa được 1 vài loại resource khác nhau thì mình sẽ sử dụng POJO (Plain Old JavaScript Objects). Đương nhiên có thể sử dụng Class nếu bạn muốn.

Bây giờ cùng bắt đầu đi định nghĩa asxios nhé.

Mình sẽ đặt tên file là Repository.js vì nó đảm nhiệm việc kết nối đến các resources.

Cũng có 1 vài người thích cái tên Service hay là API, nhưng trong hoàn cảnh này mình thấy cái tên Repository có vẻ hợp lí hơn.

Call API

Tiếp theo chúng ta sẽ đi định nghĩa cho từng Entity của project.

Ví dụ như bạn có 1 blog. Khi đó chúng ta sẽ có 1 Entity là posts. Và bây giờ chúng ta sẽ đi định nghĩa tất cả các thao tác CRUD (Create Update Delete).

Và khi đó postsRepository.js sẽ trở thành như sau:

Call API

Tiếp theo chúng ta sẽ đi tạo Factory.

Call API

Nhìn vào trên ta thấy việc tạo Repository từ Factory trở nên thật simple phải không?

Hơn nữa ở đây ta cũng dễ dàng tạo mock repository (phù hợp với từng môi trường ví dụ develop, staging, production) hay thêm 1 vài logic vào trong hàm get ở trên cũng đều được hết.

Còn đây là cách áp dụng vào trong component:

tuyển dụng it

Nhìn vào chúng ta thấy nó simple phải không nào? Vì phần logic đã được tách ra ở 1 chỗ khác nên việc dùng 1 endpoint khác như GraphSQL cũng hoàn toàn có thể.

Xem thêm việc làm VueJS hấp dẫn tại TopDev

Kết luận

Hiện tại pattern này mình đang áp dụng vào dự án thấy khá ngon. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là nó phù hợp với dự án của các bạn.

Tuy nhiên, theo mình thấy thì pattern này có 1 số ưu điểm sau:

  • Có thể dễ dàng test 1 đoạn code nào đó 1 cách đơn giản
  • Code của component trông đẹp hơn
  • Có thể dễ dàng mở rộng (Đúng không ta?)
  • Có thể đảm bảo tính DRY (Donot repeat your self)

Bài viết gốc được đăng tải tại Nghệ thuật coding

Có thể bạn muốn xem thêm: