Bài viết được sự cho phép của tác giả Thầy Long Web
Các thuật ngữ wordpress cần biết là bài viết cần thiết cho người mới làm quen với wordpress, giải thích những khái niệm cơ bản quan trọng.
Category trong wordpress
Trong wordpress, category là danh mục hay chuyên mục, hay một kiểu phân loại nội dung (taxonomy) để chứa nhiều item. Ví dụ post category (danh mục tin tức), product category (danh mục sản phẩm), room category (loại phòng)…
Widget trong wordpress
Widget là các box hiển thị nội dung gì đó bổ sung thêm ngoài thông tin chính của trang web. Các widget được đặt trong các thanh Sidebar.
Mặc định WordPress có sẵn các widget Recent Posts, Recent Comments, Meta (các liên kết quản trị), Archive (mục lưu trữ theo ngày tháng năm của post),… Website của bạn sẽ được bổ sung cá widget mới khi bạn cài plugin có hỗ trợ tạo widget, hoặc khi bạn cài theme.
Thanh sidebar
Sidebar là thanh nội dung phụ đặt bên cạnh nội dung chính ở phía trái hoặc phải. Sidebar có chiều rộng nhỏ hơn nội dung chính. Mỗi thanh sidebar chứa nhiều widget. Nhờ sidebar mà bạn có thể nhóm các widget lại thành từng nhóm và sắp thứ tự chúng.
Post type
Thành phần nào trong WordPress mà nó có chứa nội dung được gọi là Post Type. Mặc định WordPress đã có sẵn 5 post type là: Post, Page, Attachment, Revision, Nav Menu.
Trong đó, post type có tên Post và Page được dùng để đăng nội dung lên website như bài viết, trang giới thiệu,… Chúng ta cũng có thể tự tạo post type phù hợp với yêu cầu của mình.
Post trong wordpress
Post là bài viết. Khi muốn tạo 1 bài viết mới trong website, bạn sẽ tạo 1 post. Post một trong 5 post type mặc định của WordPress. Trong mỗi website, số lượng post sẽ rất nhiều, cho nên mỗi post sẽ được phân loại (mỗi post bạn sẽ đặt trong 1 category (loại ) nào đó.
Mỗi Post có hai taxonomy giúp phân loại đó là Category (loại ) và Tag (thẻ), giúp phân loại và tìm kiếm dễ dàng.
Page trong wordpress
Page là trang – một tính năng giúp bạn tạo các trang đặc biệt trong website như trang giới thiệu website, liên hệ, trang hướng dẫn sử dụng.
Số lượng page trong website thường không nhiều, cho nên mỗi page không có phân loại.
Plugin trong wordpress
Plugin là thành phần giúp bổ sung thêm tính năng cho wordpress. Mỗi plugin chứa code PHP giúp thêm bớt các chức năng cho wordpress. Nhờ plugin, bạn có thể bổ sung thêm tính năng mới mà wordpress chuẩn không có.
Theme wordpress
Theme là giao diện của website wordpress, bạn có thể cài đặt nhiều theme nhưng tại mỗi thời điểm chỉ sử dụng một theme. Các theme của wordpress nằm trong thư mục wp-content/themes.
Dashboard
Dashboard là trang chủ của phần quản trị website wordpress và thường có đường dẫn là wp-admin.
Permalink
Permalink là cấu trúc địa chỉ đẹp cho các bài viết, sản phẩm, category… Thường admin sẽ cấu hình để chọn cấu trúc cho permalink để các search engine đánh giá tốt hơn và nâng cao thứ hạng của website của mình.
Tham khảo việc làm WordPress hấp dẫn trên TopDev!
Excerpt
Excerpt là đoạn text mô tả nội dung của bài viết. Nếu trong bài viết chưa có thiết lập Excerpt thì nó sẽ lấy một phần đầu của nội dung làm excerpt.
Featured Image
Featured là hình đại diện cho bài viết, thường được dùng để hiển thị hình ảnh cho bài viết.
functions.php
Functions.php là ột file bắt buộc có trong tất cả các theme của WordPress. File này chứa những code PHP luôn được thực thi mỗi lần có request đến. Nơi đây bạn có thể khai báo các cấu hình, hay bổ sung thêm các tính năng mới trong website của bạn.
Responsive
Responsevive dùng để chỉ các giao diện được thiết kế theo chuẩn Responsive, nghĩa là giao diện có thể hiển thị tốt trên nhiều kích thước màn hình khác nhau, như điện thoại, máy tính bảng, desktop.
Shortcode trong wordpress
Shortcode là mã đặt biệt đại diện cho một nội dung nào đó. Một shortcode trông giống như một thẻ HTML, nhưng bao quanh là dấu ngoặc vuông. Mã này được thay thế khi trang được thực sự request từ user. Ví dụ shortcode trong website sau của Thầy Long khi hiện ra trang web sẽ thành 1 bài thi trắc nghiệm.
Slug của bài viết
Với mỗi bài viết, page hay category thì slug là địa chỉ thân thiện hay địa chỉ đẹp. Slug giúp địa chỉ của trang dễ xem hơn, các search engine đánh giá tốt hơn.
Địa chỉ như sau là không thân thiện:
Địa chỉ như sau là thân thiện, dễ xem :
https://longnv.name.vn/su-dung-wordpress/cac-thuat-ngu-trong-wordpress-can-biet
https://longnv.name.vn/su-dung-wordpress/bat-dau-voi-wordpress
Tag của bài viết
Tag là một trong những thông tin của mỗi bài viết trong WordPress. Nó dùng để diễn tả những keyword chính (quan trọng) của mỗi bài. Khi bạn nhập 1 bài viết, bài đó những từ quan trọng nào mà bạn nghĩ người ta sẽ search để hiệc ra thì gõ vào mục tag này. Mỗi bài viết có thể nhập vào nhiều tag.
Theme options
Mỗi theme của wordpress đều có 1 chỗ để bạn cấu hình nó. Chỗ đó gọi là Theme Options.
Child theme trong wordpress
Chield theme là theme con, nó kế thừa toàn bộ theme cha, bạn có thể chỉnh sửa theme con mà không cần đụng tới theme cha.
Child theme mang lại 2 lợi ích: không chỉnh sửa trên trực tiếp trên theme gốc và không thay đổi khi update theme cha.
Custom field trong wordpress
Custom field là cột thông tin bổ sung thêm tùy ý admin. Đây là tính năng nổi bật trong WordPress giúp bạn có tùy biến cao hơn website của mình. Cụ thể là nó giúp tạo thêm các field mới bổ sung vào trong các post type.
Ví dụ : với các post, bạn bổ sung thêm cột custom field : số lần xem, tác giá… Với các quyển sách, bạn có thể thêm các custom field như số trang, nhà xuất bản, loại giấy…
Revisions của bài viết
Mặc định, wordpress lưu bài viết của bạn thành nhiều revision khi bạn thực hiện lưu trang. Làm như vậy để giúp bạn restore bài viết khi muốn dùng lại nội dung trước đây. Tuy nhiên, đa số website không dùng tính năng này vì nó khá thừa và làm phình to database thêm. Để tắt tính năng này bạn thêm vào file wp-config.php dòng sau:
define('WP_POST_REVISIONS', false );
RSS
RSS (Really Simple Syndication) là kỹ thuật được sử dụng để chia sẻ nội dung web theo chuẩn XML. User dùng các chương trình đọc tin RSS để xem nhanh các tin mới nhất từ các website chia sẻ RSS.
Bài viết gốc được đăng tải tại longnv.name.vn
Xem thêm:
- Top 10 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn WordPress Developer
- Headless CMS là gì? Headless CMS có tối ưu cho SEO không?
- Docusaurus – Công cụ tuyệt vời để tạo trang tài liệu hoặc blog cá nhân
Dev đừng bỏ lỡ Top tin tuyển dụng IT tại TopDev nhé!