Bàn về Dev Việt Nam và Dev level thế giới

11763

Bài viết được sự cho phép của tác giả Thanh Lê

Tại sao nên đọc bài này

  • Để vươn tầm ao làng, trở thành dev quốc tế

Dev Việt Nam

Mình cũng không rõ lý do tại sao mọi người có mong muốn nghe chủ đề này, theo mình thì chắc là mọi người đang làm trong môi trường VN và muốn vươn mình ra thế giới, bán mình cho tư bản.

Okey dù gì thì mình cũng có gần 2 năm bán mình cho tư bản lớn, cũng khoảng 2 năm bán mình cho khách tứ phương (chủ yếu là Mỹ và Châu Âu) nên cũng có ít nhiều góc nhìn về vấn đề này.

Có khá nhiều thứ mà mình học được và thấy sự khác biết trong cách làm việc của ae Việt Nam so với thế giới.

Kỹ năng “cứng”

Phần này thì phải nói là ae VN “Cứng” không kém gì so với cộng đồng quốc tế cả, mọi người có thể dễ dàng thấy Lead là người VN, CTO là người VN, nhân viên Google, Facebook là người Việt Nam. Trải nghiệm đi làm của mình cũng chứng mình điều đó, so với đồng nghiệp người nước ngoài thì về kĩ năng “Cứng” thì mình cũng chả thua gì cả, họ cũng không có gì “cứng” hơn mình về khoản này.

Đặc biệt là mọi người có xuất thân từ những trường dạy kĩ cơ bản như Back Khoa, Tự nhiên hay Công nghệ thông tin.

Vậy vì lý do gì mà anh em vẫn phải làm ở Ao làng VN?

Kỹ năng mềm

Phần này là phần cực kì khác nhau mà mình thấy được, và nói thực, nếu mình làm sếp và gặp những case như này thực sự mình cũng rất khó chịu.

Wait, mà tại sao phải quan tâm tới vấn đề này dưới góc nhìn của người làm sếp? Đọc bài sau nhé :)))

Thôi back về vấn đề chính, mình sẽ list ra những khoảng cách to lớn giữa “ao làng” và “biển lớn”.

Tiếng Anh

Cái này chắc mình không phải viết dài viết dai làm gì rồi. Công nghệ, Biz thay đổi hàng ngày, bạn không biết tiếng Anh nghĩa là mọi thông tin, kiến thức của mọi người bị delay 1-2 năm so với người ta rồi (mình không nói drama nhé, drama có khi ping mình còn tốt hơn ngta).
  1. Đầu tiên là đọc để có thể nắm được kiến thức, công nghệ mới nhất.
  1. Tiếp theo là viết, để code cho ngta hiểu được, để giao tiếp với “biển lớn”.
  1. Nữa là nói chuyện, cơ bản thì viết tốn thời gian lắm, team bạn phải siêu siêu giỏi và hiểu nhau thì mới không cần nói, còn lại thì đây là level giúp bạn ngang tầm với người ta. Có thể không cần nói lưu loát, phát âm chuẩn chỉ, nhưng cần tự tin, deliver được ý muốn truyền đạt, hỏi thì phản hồi được

  Cách để nâng cấp từ Dev Frontend Web2 sang Web3 hiệu quả

  Tản mạn về nghề đi code thuê

Tác phong chuyên nghiệp

Bạn đi đúng giờ bao nhiêu ngày một tuần, bạn tham gia buổi họp trước 5 phút, hay đúng giờ, hay là trễ 15 phút. Không chỉ là công việc, ngay cả cuộc hẹn trong cuộc sống.

Cái này mọi người có thể nói là do văn hóa, do xã hội châu á,… nhưng cái này là một điểm trừ cực kì lớn khi ae đi làm. Bạn trễ giờ nghĩa là bạn thiếu tôn trọng thời gian của người khác, bạn trễ giờ nghĩa là bạn thể hiện thái độ không hợp tác, bạn trễ giờ nghĩa là bạn không xem trọng công việc này.

Mình thấy mọi người có nhiều lý do nghe là “bất khả kháng” quá như là bị kẹt xe, gia đình có công việc xyz,… thường thì những lý do như vậy thì mình hầu hết mình thấy là do plan kém thôi. Một lần do đi trễ thì ok nhưng 3-4 lần trong một tháng đối với mình là do cá nhân.

Đọc thêm về phần Lý do mình viết trong bài này nhé https://thanhle.blog/blog/hanh-trinh-di-tim-ly-do

Thực tế là sẽ luôn có lý do bất khả kháng thật và cách xử lý là ae ping với đồng nghiệp về việc đi trễ này, hẹn lại trong khoảng thời gian khác, và đảm bảo là thời gian hẹn khác đừng có trễ nữa nhé!

Tham khảo các vị trí tuyển dụng Web developer cho bạn

Thợ lặn

Cái này chắc là thứ nguy hiểm nhất của ae. Thấy có cái gì khó quá hay là deadline tới mông rồi và không làm được thì “lặn” mất tăm. Không tin nhắn, không cuộc gọi nhỡ, sáng ra thì bốc hơi

Mình đã từng như thế rất nhiều lần, cơ bản thì hứa hẹn cố vô, OT các kiểu vẫn không xong, cũng quê khi phải đối diện với thực tại, đâm ra là mình thợ lặn. Nhưng thực tế, việc “lặn” như vậy mang lại hậu quả khủng khiếp lắm. Sếp chả biết tiến độ tới đâu, khách hàng thì dí tới diss rồi nhưng giờ chả có cách nào để trả lời khách cả, muốn gửi một bạn khác vô cứu mà cũng chả biết phải bắt đầu từ đâu.

Công việc của bạn, tệ thì bị trừ lương, chỉ trích, tệ hơn thì bị đuổi việc. Còn công việc của sếp, tệ thì bị đền hợp đồng, mà tệ hơn thì phá sản cả công ty.

Mình thấy “Biển lớn” handle những việc như này rất là chuyên nghiệp, họ thấy trước là năng lực không làm được, điều đầu tiên họ làm là thông báo cho sếp, tiếp theo mọi người sẽ cùng bàn phương án để vượt qua được khó khăn này. Và người “trễ” deadline cũng rất aggressive trong việc cầu cừ đồng nghiệp khác (hosting meeting, transfer,…).

Họ vẫn nói nhiều nhưng làm không nhiều, cũng ảo tưởng sức mạnh của bản thân, cũng thể hiện, nhưng tới cuối output của công việc luôn quan trọng hơn cái tôi của bản thân. Hèn chi tụi nó nó phương Tây thực dụng.

Feedback

Chà cái này cũng là khác biệt lớn nè. Thường mọi người sẽ thấy văn hóa feedback ở VN nó khá lạ, người cần nghe feedback thì không bao giờ được nghe :))) Yup, nó là kiểu nói sau lưng á!

Ở môi trường “biển lớn” thì nó khác, mọi người rất sẵn sàng trong việc give feedback, thường là ngay sau khi mình có một hoạt động gì đó. Và mọi feedback đều ra là đóng góp kiểu “Tao thấy m lên làm như này thì tốt hơn… tao thấy buổi present hôm nay của m tốt đó”,… Đôi khi nó cũng nặng lời hơn, nhưng chả ai để bụng cả.

Nên là khi đi làm mình cũng tránh vào những hội thoại feedback kiểu VN, và cố gắng tập feedback như người nước ngoài. Ngắn gọn, rõ ràng, mang tính xây dựng. Vì feedback để giúp cho ai nếu người nghe không hiểu được?

Data driven

Em thấy là… Em Nghĩ là … rồi back bằng một đống lý lẽ nhưng lại thiếu data.

Thực tế thì cách thuyết phục nhanh nhất, éo có nhưng là phải có data. Em optimize performance website này từ X lên Y (tăng Z%), đây là benchmark trước và sau khi em optimize. Đây là số bug trước và sau khi có em tham gia code,…

“Biển lớn” rất là crititcal thinking trong mọi việc và data driven là một thứ dễ nhất để phản biện và counter-phản biện. Thực tế vẫn có kiểu làm số để confirm cho một luận điểm gì đó, cái này sẽ khá nguy hiểm vì biến bạn thành kẻ mạnh trong việc bảo vệ một thứ sai.

Nên nếu muốn chứng minh hay propose làm việc gì, hãy chuẩn bị đầy đủ data, số liệu cho việc đó nhé!

Vì Goal chung

Mình đồng ý là ai đi làm cũng vì một mục tiêu cá nhân nào đó, dễ thấy nhất là có tiền lương về nuôi vợ con, báo hiếu cha mẹ, ăn chơi bay lack,…

Nhưng cái mục tiêu cá nhân mình hay thấy khá cao từ những ae ở VN, thường thì những tranh cãi cái này là lỗi của FE hay BE, đùn đẩy công việc cho nhau, delay decision đều xuất phát từ lý do sâu xa là tao không cần phải làm thêm việc nữa, tao không bị quê,… Hoặc là kiểu thôi cứ làm tròn vai, có tiền rồi sau này làm mình làm việc khác, mình làm ở chỗ khác,…

Với “biển lớn” thì tâm thế sẽ khác, okey, lỗi đó vậy làm cách nào để resolve nó, chỗ nào resolve là hiệu quả nhất. Sẽ vẫn có những người đi làm vì tiền, nhưng họ cũng tôn trong thành quá công việc lắm.

Một vài suy nghĩ

Những thứ ở trên mình không nghĩ là khó làm được, nhưng khó nhất là có một môi trường ở VN công nhận điều đó, khuyến khích điều đó. Với level ở sếp, hẳn là ai cũng muốn nhân viên của mình có được những điều trên, nhưng phần khó, là hầu hết động nghiệp của bạn là không vậy. Nên là đối với mình, việc làm khác đi so với số đông đã là một thứ gì đó rất dũng cảm rồi, và mình tin dũng cảm để bản thân tốt hơn, thì sẽ có một ngày bạn ngang hàng với những người tốt hơn và tạo được nhiều value hơn.

Bài viết gốc được đăng tải tại thanhle.blog