Làm Gì Để Vượt Qua Khủng Hoảng Sau Khi Trượt Phỏng Vấn?

2486

Trượt phỏng vấn là câu chuyện không của riêng ai. Mỗi người có thể trượt phỏng vấn vì nhiều lý do khác nhau, tuy nhiên đa số mọi người sẽ cảm thấy thất vọng hoặc buồn bã về bản thân, nhất là với những bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm được hướng đi đúng đắn và hợp lí hơn cho bản thân với việc nên làm gì khi trượt phỏng vấn.

làm gì khi trượt phỏng vấn
Nên làm gì để vượt qua khủng hoảng sau nhiều lần trượt phỏng vấn?

Đối diện với cảm giác thất vọng và tìm cách vượt qua

Thất vọng chắc chắn là cảm xúc biểu hiện rõ ràng nhất sau khi bạn nhận được kết quả trượt phỏng vấn. Rất nhiều suy nghĩ hiện ra trong đầu rằng bản thân vẫn còn quá kém cỏi, năng lực chuyên môn mình vẫn chưa đủ cứng, đâu là thiếu sót khiến mình không thể thông qua buổi phỏng vấn,… Nhiều câu hỏi được đặt ra một cách liên tiếp để chứng minh cho việc bạn đang lo lắng và thiếu niềm tin vào bản thân.

Nhưng trượt phỏng vấn không hề chứng minh được bất kỳ điều gì về năng lực bản thân của bạn cả. Nó chỉ đơn thuần là những gì bạn có thể đáp ứng vẫn chưa phù hợp với yêu cầu của công ty mà thôi. Do đó, hãy thật bình tĩnh và tìm cách vượt qua chính mình. Hoang mang hay lo lắng sẽ chỉ khiến bạn mất phương hướng hơn.

Trước khi bắt tay vào tìm kiếm một công việc mới, bạn hãy cho bản thân được thư giãn và nghỉ ngơi nhiều hơn một chút. Bạn có thể dành thời gian làm những gì mình thích để thư giãn tinh thần trước khi tìm kiếm cho mình một cơ hội mới, như vậy chắc chắn về mặt tâm lý bạn sẽ làm tốt hơn rất nhiều. Đây chính là câu trả lời chính xác cho vấn đề nên làm gì sau khi trượt phỏng vấn.

Xem thêm Nguyên Tắc 4 KHÔNG Khi Xin Việc Ai Cũng Cần Nhớ

Đánh giá lại toàn bộ những vấn đề mình đang gặp phải

Trước khi bắt tay vào tìm kiếm một công việc mới, tốt hơn hết bạn nên dành thời gian để đánh giá lại một cách tổng quan về những gì mà đã làm được và chưa làm được trong hành trình tìm việc vừa rồi. Hãy nhìn nhận một cách thẳng thắn về những gì mình vẫn chưa làm được và nên khắc phục nó như thế nào.

làm gì khi trượt phỏng vấn

Để có thể đánh giá một cách tốt nhất và có sự cải thiện cho sau này, bạn có thể tham khảo ý kiến từ những người xung quanh hoặc những người làm trong ngành nhân sự mà bạn quen biết. Người khác sẽ cho bạn cái nhìn khách quan về năng lực bản thân. Đặc biệt với những ai làm trong lĩnh vực nhân sự, vì họ thường xuyên làm việc với các ứng viên nên có thể dễ dàng trong việc giúp bạn tìm ra và cải thiện những vấn đề mình chưa làm tốt. Ý kiến của người khác thì luôn khách quan hơn chính vì thế đừng ngần ngại đặt câu hỏi để giúp bản thân trở nên tốt hơn bạn nhé!

  6 Điều Cần Tránh Khi Phỏng Vấn Để Tăng Cơ Hội Thành Công
  NÊN & KHÔNG NÊN Để Đàm Phán Lương Thành Công Khi Phỏng Vấn

Tìm kiếm những cơ hội mới cho bản thân

Sau khi đã cho bản thân khoảng thời gian thư giãn thoải mái về đầu óc cũng như tìm ra được điểm yếu và điểm mạnh của bản thân, bạn hãy tập trung dành thời gian để tìm kiếm những công việc mới. Công việc không bao giờ là khan hiếm trên thị trường cả, điều quan trọng là bạn có biết tận dụng đúng thời cơ và dành hết sức mình cho cho một công việc, một vị trí mới hay không.

Xem thêm các việc làm IoT Development lương cao tại TopDev

Bên cạnh đó, hãy đọc kỹ các mô tả công việc được đăng tuyển để xem mình có thể đáp ứng được bao nhiêu phần trăm khả năng trong số đó. Tốt hơn hết là từ 70% trở lên, nếu thấp hơn mức này bạn có thể thấy rằng bản thân chưa phù hợp với định hướng của công ty nên tốt hơn hết là không nên ứng tuyển. Việc không đạt kỳ phỏng vấn phần nhiều cũng là do mục tiêu của công ty và của ứng viên chưa thật sự tương xứng với nhau.

Đừng bao giờ cảm thấy khó khăn hay chán nản sau khi trượt phỏng vấn, vì biết đâu được bạn sẽ tìm được những cơ hội mới tốt đẹp hơn so với vị trí mà mình đã từng ứng tuyển. Hãy luôn giữ một tinh thần mạnh mẽ và lạc quan để tìm kiếm cho mình những cơ hội, những công việc mới mà bản thân thật sự cảm thấy yêu thích và phù hợp. Khi một cánh cửa đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra, hãy tỉnh táo để nắm giữ “cánh cửa” mới này cho mình bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Việc làm UX/UI Design hấp dẫn trên TopDev