Bí quyết chọn laptop để lập trình

23570

Việc chọn một cái laptop phù hợp cho lập trình đôi khi là một việc rất khó khăn.

Bởi có quá nhiều lựa chọn khác nhau khiến bạn rối cả trí mỗi khi vào google search về chúng. Không những thế mỗi nhãn hiệu điều có những phiên bản khác nhau với điểm mạnh yếu tùy theo nhu cầu sử dụng của từng người.

Có một sự thật là bạn có thể code hầu như trên mọi loại máy laptop hiện nay. Tuy nhiên, năng suất của bạn sẽ tăng đáng kể nếu dùng laptop đúng theo nhu cầu của mình.

Có nhiều lĩnh vực phát triển, tools và ngôn ngữ khác nhau tùy theo ngành học của bạn. Thế nên không thể nào có một cái máy tính toàn năng, phù hợp với mọi yêu cầu mà giá thành lại rẻ được.

Tôi viết bài này là để dành cho các bạn web developer và chỉ có laptop để làm lập trình.

Sau đây là những lưu ý mà bạn cần phải nghĩ tới trước khi ra quyết định mua máy.

Tính di động

Laptop có đủ thể loại với kích cỡ hình dáng khác nhau. Bạn sẽ cần phải xác định rõ bạn muốn tính di động của laptop đến mức nào.

Nếu không phải mang laptop đi nhiều thì bạn nên chọn cỡ 15-inch. Những loại này thì thường được trang bị ngon lành hơn cũng như thực hiện được nhiều task khác nhau cùng một lúc.

Thế nhưng nếu bạn phải di chuyển rất nhiều thì hãy nên dừng ở mức 13~14 inch thôi. Chúng vừa nhẹ mà lại khá tiết kiệm pin.

Trừ khi bạn bắt buộc phải xài hoặc đó là hàng tặng thì đừng nên mua mấy cái laptop có touch-screen bởi nó chả cần thiết trong khi giá thì bị đội lên rất nhiều

Màn hình

Màn hình của laptop chính là thứ quan trọng nhất, đặc biệt là với programmer. Khi phải phát triển các ứng dụng đồng nghĩa với việc nhìn vào màn hình trong một thời gian dài bởi bạn phải tập trung vào rất nhiều chi tiết khác nhau.

Các Laptop giá rẻ thường có màn hình cỡ 1366 x 768, theo tôi thì chỉ thuộc dạng trung bình là cao nhất rùi. Chả đủ không gian để bạn làm nhiều việc cùng một lúc, đã thể chữ hiển thị cũng không đủ rõ để mắt bạn được dễ chịu mỗi khi đọc.

Còn màn hình 4K thì quá là lãng phí bởi bạn chả cần tới nó, chưa kể nó tốn tiền kinh khủng và ăn pin như hạm.

Nói chung, dù là gì đi nữa đừng bao giờ mua laptop mà có màn hình dưới Full HD 1920 x 1080 (1080p). Nếu có tiền thêm chút cho màn hình phân giải tốt hơn thì càng tốt.

Mà hãy chắc rằng bạn thấy thoải mái khi nhìn vào màn hình, không có gì tệ hơn khi nó phản chíu ánh sáng quá nhiều và trông chẳng khác gì một chiếc gương.

Processing Power (CPU)

CPU ảnh hưởng rất lớn đến hiệu năng của laptop thế nên bạn đừng nên ham rẻ xem nhẹ phần này. Có rất nhiều CPU khác nhau tùy vào nhu cầu của người mua. Một số thông số quan trọng bạn cần biết đến bao gồm cache, số core, frequency cũng như khả năng tỏa nhiệt của chúng.

Thường thì Intel core i5 hoặc i7 processor với frequency 3GHz hoặc hơn là lựa chọn tốt nhất cho bạn.

Memory (RAM)

Tôi không nghĩ bất cứ ai mà muốn theo nghiệp lập trình lại chọn mua laptop với ít hơn 4GB ram. Theo tôi, thấp nhất nên là 8 gb ram, với ngần đó cũng chỉ mới vừa đủ chạy một số ứng dụng khá tốn ram. Còn nếu dư dả thì bạn rất nên mua cái 16GB ram.

Ổ cứng – Dung lượng bộ nhớ

SSD (Solid State Drive) nên là một trong những ưu tiên bạn nên cân nhắc tới bởi sự cải thiện rõ rệt trong hiệu năng khi so sánh với các ổ cứng thông thường khác. Với SSD, tốc độ xử lí của OS, compile code. launch app hay load project đều được tăng rõ rệt.

256GB SSD là một khởi đầu tuyệt vời và nếu bạn điều kiện khá giả thì hãy mua 512GB hoặc 1TB SSD. Tất nhiên SSD không rẻ nên bạn chỉ nên để hệ điều hình và những software quan trọng vào SDD và những thứ khác như game, phim, nhạc, etc vào ổ cứng HDD.

Bàn phím

Bạn đừng xem nhẹ điều này bởi bàn phím là nơi mà bạn dùng để gõ code cả ngày đấy. Thường thì tôi sẽ ưu tiên những bàn phím rộng, thoải mái và có nút bấm nhạy.

Quan trọng nhất là bạn phải ngồi thử xài cái bàn phím trước khi ra quyết định có nên mua nó không. Lưu ý là nó phải khiến bạn cảm thấy thoái mái và không bị vướng víu khi gõ văn bản. Bàn phím có khả năng phát sáng trong đêm cũng khá là hay nếu bạn hay viết code vào đêm.

Thời lượng pin

Có thể không quan trọng mấy nếu laptop của bạn luôn được cắm sạc đầy đủ cũng như chả phải mang đi đâu xa. Dù vậy, tiêu chuẩn bạn nên nhắm tới cũng không ít hơn 6 tiếng.

Đừng nghe lời quảng cáo từ hãng mà hãy lên google tìm đọc những bài review của bên thứ 3 về chúng.

Hệ điều hành

Cái này thì không có gì phải nói, tùy vào nhu cầu của bạn mà nó sẽ khác nhau. Window thì bạn sẽ có khá nhiều lựa chọn nhưng nếu thích macOS thì bạn sẽ bị giới hạn với chỉ các dòng Macbook thôi.

Linux thì chạy tốt trên bất cứ máy nào nhưng bạn nên chọn những máy có hỗ trợ Linux chính thức. Thường thì Dell và System 76  về mặt này làm khá tốt.

Card đồ hoạ chuyên dụng hoặc tích hợp

Card rời không thật sự cần thiết cho việc coding thế nên bạn có thể tiết kiệm bằng cách chọn card on-board và lấy số tiền đó cho SDD hoặc CPU.

Và thế là bạn đã có thể tự tin trong việc kiếm cho mình một “chiến hữu” trong con đường trở thành lập trình viên rồi đấy!

Nguồn: blog.topdev.vn via Medium