50 keywords mà mọi JAVA developer nên biết

14701

Java hiện là ngôn ngữ lập trình phổ biến hàng đầu tại Việt Nam và rất nhiều sinh viên CNTT muốn theo đuổi ngôn ngữ này để phát triển sự nghiệp của mình. Có không ít khó khăn bạn cần phải vượt qua để làm chủ ngôn ngữ đầy rắc rối ấy và việc đầu tiên là hiểu những keywords – những từ khóa trong lập trình java. Việc này sẽ làm tiền đề giúp bạn trong việc tự học, tự trải nghiệm thách thức từ java.

Xem thêm cơ hội việc làm java developer tốt nhất thị trường

  5 điều lập trình viên Java Developer chắc chắn sẽ thích ở Kotlin
  10 lý do cho thấy tại sao bạn nên theo học ngôn ngữ lập trình Java

Abstract: Khai báo lớp, phương thức và interface trừu tượng không có thể hiện (instance) cụ thể

Assert: Kiểm tra điều kiện đúng hay sai (hay dùng trong Unit Test)

Boolean: Khai báo biến kiểu logic với hai giá trị: True or False

Break: Lệnh switch-case hoặc dùng để thoát khỏi vòng lặp

Byte: Các giá trị nguyên chiếm 8 bit (1byte)

Case: Trường hợp được chọn theo Switch (chỉ dùng khi được đi kèm Switch)

Catch: Dùng để bắt ngoại lệ, dùng kèm với try để xử lý những ngoại lệ nảy sinh trong chương trình

Char: Là kiểu ký tự Unicode, mỗi ký tự có 16 bit (2 byte)

Class: Dùng để định nghĩa class

Const: Không thể dùng trong java bởi nó chưa được sử dụng

Continue: Được dùng để dừng chu trình (interation) lặp hiện tại và bắt đầu chu trình kế tiếp

Tham khảo các job đang được global cybersoft tuyển dụng

Default: Mặc định được thực thi nếu không có case nào trả về giá trị True – được dùng trong Switch case.

Do: Dùng ở  vòng lặp While

Double: Là kiểu số thực có các giá trị được biểu diển bởi dấu phẩy động 64 bit (8byte)

Else: Rẽ nhánh điều kiện ngược với If

Enum: Kiểu dữ liệu Enum – tương đối giống với kiểu dữ liệu mảng. Khác biệt ở chỗ các phần tử của kiểu này có thể bổ sung thêm các phương thức.

Extends: Dùng để định nghĩa lớp con kế thừa những thuộc tính và phương thức từ lớp cha.

Final: Dùng để chỉ ra các biến – phương thức không thay đổi sau khi đã được định nghĩa. Những phương thức final không được kế thừa và override.

Finally: Thực hiện một khối lệnh đến cùng, bỏ qua các ngoại lệ – dùng trong Try-cactch.

Float: Kiểu số thực – Các giá trị được biểu diện bởi dạng dấu phẩy động 32 bit.

For: Dùng trong vòng lặp for – Các bước lặp đã xác định từ trước.

Goto: Chưa được sử dụng

If: Là lệnh chọn theo điều kiện logic

Implements: Xây dựng 1 lớp mới cài đặt những phương thức từ interface xác định trước

Import: Dùng để yêu cầu 1 hay 1 vài lớp ở các gói chỉ định cần nhập vào để sử dụng trong ứng dụng hiện thời

Long: Là kiểu số nguyên lớn – Các giá trị chiếm 64 bit (8 byte)

Native: Sử dụng khi lập trình viên muốn dùng code bằng ngôn ngữ khác

New: Khởi tạo đối tượng

Package: Sử dụng khi xác định 1 gói sẽ chứa một số lớp trong file mã nguồn

Private: Khai báo biến dữ liệu, phương thức riêng trong từng lớp và chỉ cho phép truy cập trong lớp đó.

Protected: Dùng để khai báo biến dữ liệu – Chỉ được truy cập ở lớp cha và những lớp con của lớp đó.

Public: Dùng để khai báo biến dữ liệu, lớp – Phương thức công khai có thể tự truy cập ở mọi hệ thống.

Return: Kết thúc phương thức, trả về giá trị cho phương thức.

Short: Kiểu số nguyên ngẵn – giá trị chiếm 16 bit (2byte)

Static: Định nghĩa biến, phương thức của một lớp có thể được truy cập trực tiếp từ lớp mà không thông qua khởi tạo đối tượng của lớp.

Super: Biến chỉ tới đối tượng ở lớp cha

Switch: Sử dụng trong câu lệnh điều khiển Switch case

Synchronized: Chỉ ra là ở mõi thời điểm chỉ có 1 đối tượng hay 1 lớp có thể truy nhập đến biến dữ liệu hoặc phương thức loại đó – Thường được sử dụng trong lập trình đa luồng (multithreading).

This: Biến chỉ tới đối tượng hiện thời

Throw: Tạo một đối tượng Exception nhằm chỉ định 1 trường hợp ngoại lệ xảy ra

Throw: Chỉ định cho qua ngoại lệ nếu exception xảy ra

Transient: Chỉ định rằng nếu một đối tượng được Serialized, giá trị của biến sẽ không cần được lưu trữ

Try: Thử thực hiện cho đến khi xảy ra 1 ngoại lệ

Void: chỉ định 1 phương thức không trả về giá trị

Volatile: Báo cho chương trình dịch biết là biến khai báo volatile có thể thay đổi tùy ý trong các luồng (thread)

While: Sử dụng trong lệnh điều khiển While

TopDev via SmartJob

Xem thêm các việc làm tuyển dụng front-end hấp dẫn tại TopDev

Có thể bạn quan tâm: