5 công nghệ huyền thoại sẽ không bao giờ lỗi thời!

1365

Công nghệ đang thay đổi với mức độ chóng mặt mỗi ngày. Những ngôn ngữ mới liên tục được ra đời như Ruby, Hadoop hay những công nghệ mới nhất cloud đang ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, những ngôn ngữ và kỹ năng cơ bản vẫn đóng vai trò như những bộ khung sườn vững chắc giúp mọi thứ vận hành suôn sẻ. Sau đây là 5 loại công nghệ vẫn đóng vai trò lớn cho đến tận thời điểm này.

COBOL

123

“Rất nhiều người dùng cuối hiện vẫn đang tương tác với các hệ thống được xây dựng bằng COBOL.” – Ed Airey, Product Marketing Director cho COBOL solution tại MicroFocus cho biết.

Các dịch vụ như Ngân hàng, bảo hiểm, tàu lửa hay hàng không là những dịch vụ mà khách hàng tương tác với COBOL nhiều nhất, vì ngôn ngữ này vượt trội ở khả năng tính toán và quản lý lưu lượng thông tin dữ liệu lớn.

“COBOL vượt trội hơn các ngôn ngữ khác ở khoảng xử lý các khối lượng dữ liệu rất lớn, tính năng này được gọi là batch processing,” Airey cho biết. Các hệ thống ngân hàng, công ty tín dụng, và các công ty IRS đều sử dụng hệ thống được lập trình bởi COBOL để xử lý một lượng lớn các giao dịch trong cùng một thời điểm. COBOL còn được sử dụng ở các hệ thống kiểm tra lý lịch di trú và nhập cảnh. Quá trình này còn giúp khoanh vùng các đối tượng cần được theo dõi.

TOP các vị trí tuyển dụng lập trình Cobol

Mainframes

mainframe

“Hầu hết các hệ thống máy tính quy mô lớn đã được phát triển trong những năm 1960. Với kết cấu đồ sộ, chúng vẫn được phát triển tiếp tục đến tận bây giờ. Sự ổn định của nó cho phép mainframes (hay big iron)  có thể chạy ổn định mà không bị gián đoạn trong suốt nhiều thập kỷ. Những ngành như Ngân Hàng, bán lẻ, dịch vụ tài chính, logistics, và sản xuất phụ thuộc khá nhiều vào công nghệ mainframe.” – Craig O’Malley, CEO của mainframe solutions Compuware cho biết.

“Công nghệ Mainframe chắc chắn vẫn sẽ đóng vai trò chủ chốt cho rất nhiều hệ thống back-end. Đây là giải pháp công nghệ tốt nhất, nhanh nhất và kinh tế nhất so với những gì mà nó làm được. Nó không chỉ được dùng cho batch processing, hay tăng tốc độ xử lý dữ liệu, mà nó chính là một giải pháp tối ưu để xử lý lưu lượng data cực lớn.”

Ngôn ngữ C

124

C được phát triển bởi Dennis Ritchie ở Bell Labs vào khoảng những năm 1969 và 1973. C được ví như một trong những ngôn ngữ lập trình được sử dụng nhiều nhất. Trên thực tế, rất nhiều ngôn ngữ “hậu bối” như C++, Python, Perl, Java và PHP đã mượn rất nhiều tính năng cơ bản từ C.

Ngôn ngữ này được dùng rất rộng rãi ở các hệ thống lập trình kể cả hệ điều hành hoặc các hệ thống nhúng, chưa kể đến các hệ thông siêu máy tính lớn cũng đang dựa vào ngôn ngữ này. Và đương nhiên C còn là nền tảng của khá nhiều hệ điều hành trong đó bao gồm cả Unix.

Video IoT and AI Thinking Linking Things Age of VUI

Fortran

125

Là ngôn ngữ được biết đến với tên gọi Formula Translation, là một ngôn ngữ được dùng cho các hệ thống máy tính lớn (mainframe) của IBM từ những năm 1950s. Nó được ví như “tiếng mẹ đẻ của khoa học máy tính”. FORTRAN được phát triển bởi Big Blue để đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin khoa học kỹ thuật trên các siêu máy tính.

Hiện nay, nó được dùng nhiều ở những lĩnh vực như dự báo thời tiết, động lực học, vật lý máy tính và những lĩnh vực đòi hỏi tốc độ xử lý cao.

Java

126

Về mặt kỹ thuật mà nói, Java không phải là một công nghệ siêu việt, nhưng nó sẽ chính thức ăn mừng sinh nhật thứ 20 của mình vào năm nay. Java được phát triển bởi James Gosling tại Sun Microsystem vào năm 1995. Nó được thiết kế với một mục đính giúp cho các nhà phát triển có thể “viết code ở một nơi, và chạy được ở nhiều nơi” (write once, run anywhere), mà không phải dịch lại thông qua một nền tảng nào khác.

Dù là một ngôn ngữ “trẻ tuổi” nhưng Java vẫn hiện đang nằm thuộc top những ngôn ngữ được cộng đồng sử dụng nhiều nhất, được đánh giá bởi cộng đồng Tiobe Software’s Programming Community Index. Với khoảng 9 triệu nhà phát triển, Java nằm vào top những ngôn ngữ được nhiều người dùng nhất, đa phần được dùng để xây dựng ứng dụng client-server Web.

TOp các việc làm cho lập trình Java

TopDev