3 sự kiện lập trình bạn nên tham gia ngay cuối tháng 9 này!

935

Làm thế nào để lập trình giỏi hơn? – Câu hỏi đã gây không ít nhức nhối đối với các developer, đặc biệt là các bạn còn đang chập chững những bước đầu tiên. Thực tế đã có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi kinh điển này theo nhiều hướng phân tích đa dạng cùng những chia sẻ kinh nghiệm khác nhau.

Bạn có thể tự mình trao dồi kĩ năng code nhờ công việc, tự mình nghiên cứu đọc tài liệu. thay đổi 1 số thói quen, nguyên tắc khi lập trình.

Và đừng quên, bạn có thể học từ code của người khác. Tất nhiên, việc học từ kinh nghiệm của các Techlead, các Senior dev đi trước trong ngành sẽ tiết kiệm kha khá thời gian, đặc biệt nếu đó là những buổi Meetup chuyên sâu vào 1 kĩ năng, 1 công cụ nào đó mà bạn đang mơ hồ, chưa nắm vững.

Topdev giới thiệu đến bạn 3 sự kiện công nghệ nên tham gia ngay trong tháng 9 này, đảm bảo giúp bạn tiến thêm 1 bước nhanh hơn nữa trên con đường chinh phục sự nghiệp lập trình của mình.

1/ Bắt đầu GraphQL. Giải pháp vấn đề phát sinh quá nhiều API

GraphQL bao gồm 3 điểm đặc trưng sau: cho phép client xác định chính xác những dữ liệu cần, hỗ trợ quá trình tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn dễ dàng hơn và sử dụng 1 type system để mô tả dữ liệu.

Lấy Facebook làm ví dụ. Facebook phải quản lí vô số data source và API clients mà REST API lại lộ khuyết điểm thiếu linh hoạt do tính chất dựa trên tài nguyên cố định, dẫn đến trường hợp “nghẽn cổ chai” thường thấy. Chính vì vậy, thay vì có đến hàng tá “endpoint” dư thừa, Facebook đã nghĩ đến giải pháp chỉ dùng một “endpoint” thông minh với khả năng tiếp thu những Query phức tạp rồi đưa ra output data với loại type tùy theo yêu cầu của client. Nói đơn giản hơn, đây là truy vấn hướng client, cấu trúc dữ liệu không khô cứng 1 khuôn mẫu từ server (REST API) mà thay đổi theo từng ngữ cảnh sao cho hiệu quả nhất đối với client Ngoài ra, GraphQL hoàn toàn có thể create, update, delete, nhưng với cấu trúc sáng sủa và cấu trúc phân tầng nên lại càng thuận lợi cho lập trình viên phía client.

 
Nhìn chung, nếu có định hướng phát triển nhiều dòng sản phẩm, nhiều client thì đây là cơ hội có 1-0-2 để tìm hiểu GraphQL tại buổi GRAPHQL – GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ PHÁT SINH QUÁ NHIỀU API với những nội dung chia sẻ cơ bản nhất diễn ra trong 180 phút đến từ diễn giả TRẦN TRỌNG THANH – CTO của Nâu Studio!

2/ Bắt đầu nghiên cứu Big Data từ đâu & như thế nào?

Năm 2005, Amazon từng sở hữu ba cơ sở dữ liệu Linux lớn nhất thế giới với dung lượng là 7, 8TB, 18, 5TB và 24, 7TB để xử lí hàng triệu hoạt động mỗi ngày cũng như những yêu cầu từ khoảng nửa triệu đối tác bán hàng.

Tương tự, Facebook cũng phải quản lí 50 tỉ bức ảnh từ người dùng tải lên. YouTube hay Google thì phải lưu lại hết các lượt truy vấn và video của người dùng cùng nhiều loại thông tin khác có liên quan.

Như vậy, Big Data đang dần trở thành từ khóa công nghệ được tìm kiếm nhiều nhất trong những năm gần đây. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ những công nghệ, nền tảng thực sự nào đứng sau Big Data?

Với buổi chia sẻ BẮT ĐẦU NGHIÊN CỨU BIG DATA TỪ ĐÂU & NHƯ THẾ NÀO, bạn sẽ nắm rõ những kiến thức, kĩ năng nào để nghiên cứu, thực hành Big Data nhờ sự hướng dẫn chi tiết của chuyên gia kinh nghiệm trong suốt 180 phút của buổi học.

3/ How Tiki Made Dzựt Cô Hồn?

Cứ mỗi tháng 7 hằng năm, sự kiện Dzựt Cô Hồn của Tiki lại thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Người dùng than thở vì canh mãi mà dzựt không được, nhưng đứng trên phương diện lập trình, liệu có dev nào đã từng thắc mắc Tiki sử dụng công nghệ, ngôn ngữ nào để xây dựng tạo nên 1 trong những chương trình rầm rộ nhất của mình?

Chưa dừng lại ở đó, hàng loạt vấn đề khác mà dân lập trình không thể làm ngơ: Từ framework, CSDL đến quá trình đảm bảo server, domain, cloud… chạy ổn định và cả những chiêu thức nhằm loại bỏ những khách hàng gian lận, hack, dùng Bot để can thiệp vào hệ thống.

Tất cả sẽ được tiết lộ tại buổi Meetup HOW TIKI MADE DZỰT CÔ HỒN với những chia sẻ chuyên sâu của chuyên gia, qua đây giúp bạn nắm vững cách giải quyết, xử lý “mượt mà” bài toán có hàng trăm ngàn request truy cập chỉ trong 3 giờ của buổi Meetup. Đây chắc chắn là 1 case study kinh điển và bài học kinh nghiệm quý giá dành cho các bạn Web dev, Tech team và Tech leaders.

Nguồn: Techtalk tổng hợp