6 vùng kiến thức mà Business Analyst nào cũng phải biết!

562

Bài viết được sự cho phép của tác giả Nguyễn Hoàng Phú Thịnh

Hello anh em 🙂

Như các bạn đã biết, một người BA sẽ phải gặp gỡ và kết nối với rất nhiều người. Do đó BA luôn cần aware tới việc nâng cao kiến thức và kỹ năng của chính mình.

Bản thân mình tốt lên. Công việc được giải quyết nhanh gọn hơn. Anh em sẽ có nhiều thời gian hơn để tiếp tục rèn luyện và nâng cao chất lượng công việc.

BABOK ver3 mô tả nhóm kiến thức (Knowledge Areas) của một người làm Business Analyst như sau.

Business Analyst

Knowledge Areas và Underlying Competencies

Đọc trong BABOK, thường mình sẽ dễ bị lẫn lộn giữa Knowledge Areas và Underlying Competencies.

  • Underlying Competencies nôm na là các kỹ năng cần của một người làm BA.
  • Còn Knowledge Areas là các nhóm kiến thức mà một người làm công việc Business Analyst cần phải có (nó là nhóm kiến thức đại diện cho các lĩnh vực chuyên môn của BA).

Underlying Competencies provides a description of the behaviorscharacteristicsknowledge, and personal qualities that support the practice of business analysis.

Knowledge Areas represent areas of specific business analysis expertise that encompass several tasks.

Nguồn: BABOK v3

Anh em nên hiểu tách biệt vậy cho rõ ràng. Kỹ năng là gồm cả cứng và mềm. Thời gian tu luyện sẽ cho biết được kỹ năng của người này cao hơn, hay thấp hơn với người khác.

Còn kiến thức là thứ nền tảng, là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của BA. 100% các công việc thường ngày của BA đều dựa trên nhóm kiến thức này.

Và cũng giống như kỹ năng, đây là những thứ mà mình tin rằng không chỉ đơn thuần rèn luyện, học hỏi là có. Mà quan trọng là phải được tích lũy từ những kiến thức cơ bản, rồi áp dụng thực tế, chinh chiến qua nhiều dự án thì mới rút kinh nghiệm và thẩm thấu được.

Ô kê hiểu sơ bộ vậy rồi, giờ thì cùng tìm hiểu về Knowledge Areas nhé anh em 😎

1. Lên kế hoạch và theo dõi tiến độ

Planning  Monitoring, đây là 2 kỹ năng không thể thiếu của một người làm Business Analyst. Đây là hai kỹ năng có ảnh hưởng trực tiếp đến các đầu mối công việc trong dự án.

Nhóm kiến thức về planning và monitoring được đưa lên đầu trong sơ đồ bởi vì tầm quan trọng và độ bao quát của nó.

Anh em cũng biết là planning thì không có sai hoặc đúng, mà chỉ là phù hợp hay không mà thôi. Phù hợp là đảm bảo được những resources hiện có và yêu cầu của dự án.

Resources là cả về nhân lực, vật lực và cả khả năng tiếp cận được công nghệ mới.

PM đưa ra plan cho dự án có sát với thực tế hay không, tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của anh này.

Một anh BA lên plan cho internal team cùng làm việc. Hay đơn thuần là những task công việc cho chính bản thân, cũng đòi hỏi phải tích lũy nhiều góc nhìn và trải nghiệm thì mới sát thực tế được.

Lên kế hoạch và theo dõi tiến độ
Plan anh em eiii…!!!

Thường thì mình sẽ thấy thoải mái và có động lực làm việc hơn khi có mục tiêu rõ ràng.

Từ những mục tiêu nhỏ, đạt được nó, rồi đi tiếp đến một mục tiêu khác. Tiếp tục đạt được nó, rồi lại đi tiếp đến một mục tiêu khác. Đạt được nó, đạt được nó và mình sẽ đạt được mục đích đề ra ban đầu từ việc đạt được những mục tiêu nhỏ này.

Như vậy, mình có thể keep track được tiến độ công việc. Điều này mang lại sự chủ động trong công việc. Và dĩ nhiên, xuất phát điểm phải bắt đầu từ những việc nhỏ.

Điều này giúp mình bám sát kế hoạch và chủ động thay đổi nếu có phát sinh. Và đặc biệt là nó giúp mình luôn ở thế chủ động, không bị task đè 😀

Chỗ mình ngồi có 2 cái bảng nhỏ. Sáng lên công ty mình hay viết lên bảng 3-4 tasks mà mình muốn làm trong ngày. Ngồi làm là luôn nhìn thấy nó. Đập thẳng vào mặt nên auto nhớ, muốn quên cũng không được 🙂

2. Moi móc và cấu kết với anh em

2.1. Moi móc thông tin – Elicitation

Elicit là động từ, danh từ là Elicitation, nghĩa là moi móc, đào bới.

Trong bối cảnh Business Analyst, elicit nghĩa là moi móc thông tin nhằm lấy được requirement. Dùng eilicit chính xác hơn so với get, hay gather.

Elicit là moi móc những thông tin từ khi nó còn “chưa tồn tại”, chưa được hình thành nữa. Thường là thông tin chưa có sẵn, chưa được phát biểu ra (unstated). Mình phải moi móc, phải elicit cho ra được thông tin, thành thông tin đã được phát biểu (stated).

Còn get hay gather thường chỉ dùng cho những thông tin đã có sẵn. Mình chỉ việc lấy về hoặc tập hợp lại thôi. Giống như đi hái hoa bắt bướm thì hoa với bướm có sẵn rồi, chỉ đi bắt, đi lụm về thôi. Còn requirement thì đâu dễ ăn như vậy.

Anh em xem thêm bài mình chém gió về Requirement và chuyện moi móc thông tin nhé.

2.2. Cấu kết với anh em – Collaboration

Collaboration, nghĩa là cộng tác, hợp tác, cấu kết với anh em cùng làm 1 cái gì đó, tốt cho dự án.

Không chỉ đơn thuần là teamwork, mà một người BA còn phải làm cho cả team cộng tác với mình và cộng tác với nhau một cách hiệu quả nhất.

Làm việc tốt với mọi người vẫn là chưa đủ. BA cần phải đảm bảo các thành viên khác làm việc trơn tru và hiểu ý nhau nữa.

Là một người nắm nhiều thông tin trong dự án, nên kết nối mọi người là “nghĩa vụ cao cả” của một người làm BA.

Cấu kết với anh em

Nghe có vẻ không liên quan, nhưng anh em hãy thử hình dung như thế này nhé.

Một anh tester và một anh dev xích mích với nhau về một tính năng. Ai cũng có lý của mình hết. Lúc này người nắm nhiều thông tin nhất là BA, sẽ nhảy vào can thiệp để giải quyết vấn đề cho mọi người.

BA sẽ cố gắng giải thích theo góc độ lập trình và cả góc độ người dùng để hai bên thấy rõ được góc nhìn của nhau.

Tuy đây không phải là một trong những yêu cầu công việc của BA, nhưng BA nên có nhận thức về điều này. Nó như một underlying responsibility của BA.

Điều này sẽ giúp công việc của team trơn tru hơn.

Và dĩ nhiên, làm tốt thì sẽ rất là tốt, làm không khéo có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khác. Nên chủ đề của bài này vẫn mong anh em luôn chú trọng nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình. Từ đó giúp giải quyết công việc một cách hiệu quả hơn 🙂

  Dân BA có cần phải rành về kỹ thuật???

  So sánh Data Analyst với Business Analyst, nên chọn cái nào?

3. Quản lý requirements

Có bốn loại requirement trong một dự án:

  • Business Objective Requirements
  • Stakeholder Requirements
  • Solution Requirements
  • Transition Requirements

Việc quản lý dòng đời các requirements bắt đầu từ lúc khởi tạo cho đến khi các requirements được xử lý.

Thực tế thì requirement rất hay thay đổi hoặc thêm mới. Thay đổi lớn có, nhỏ có. Tùm lum tùm la hết. Và dĩ nhiên, nếu không kiểm soát tốt, nó sẽ là một mớ hỗn độn, phá nát dự án ở mọi khía cạnh (từ time, budget, scope cho đến resources).

Không phải lúc nào cũng gật đầu “accept” một requirement mới. Và không phải lúc nào cũng “reject” những requirement mới này.

Việc quản lý requirement như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào việc dự án được triển khai theo phương pháp nào: Waterfall, RUP hay Agile.

Mỗi phương pháp đều có những đặc điểm riêng. Và requirements trong các phương pháp này cũng được quản lý rất khác biệt.

Thường thì trong dự án triển khai theo kiểu Waterfall hay RUP, requirements được chốt rất rõ ràng ngay từ đầu. Trong quá trình triển khai, sự thay đổi là có nhưng không đáng kể.

Còn Agile thì lại welcome to change. Mật độ thay đổi requirement trong những dự án này khá thường xuyên.

Nhưng quan trọng nhất, anh em BA cần phải học cách:

  • Hiểu được sự xuất hiện của các requirement.
  • Kiểm soát được các requirement từ lúc khởi tạo, có sự thay đổi cho tới khi được xử lý >> control được sự kỳ vòng từ phía users.

Xem thêm tuyển dụng Business Analyst lương cao trên TopDev

4. Hiểu về chiến lược của khách hàng

BABOK nó dùng từ Strategy Analysis, dịch trắng ra là “phân tích chiến lược”. Mình thấy dùng từ này nó đao to búa lớn quá, nên mình nghĩ một cách đơn giản: chỉ cần anh em hiểu về chiến lược của khách hàng, là đã đủ để phục vụ công việc của một người làm BA.

Hiểu về chiến lược của khách hàng là sao?

Khi làm giải pháp, rõ ràng anh em phải nắm được giải pháp đó làm ra, để giải quyết vấn đề gì. Và rồi mình mapping vấn đề đó với bối cảnh hiện tại của khách hàng, xem thử có suy ra được điều gì đáng chú ý hay không.

Từ đó, anh em mới có góc nhìn rộng nhất về tổng quan bài toán mà khách hàng đang gặp.

Ví dụ mình đang làm giải pháp CRM cho một doanh nghiệp F&B. Cái sâu sa họ muốn là gì, có phải chỉ đơn thuần là 1 giải pháp quản lý bán hàng? (trong khi thực tế là họ vẫn đang chạy một con local CRM rất ngon).

Thu gom nhiều yếu tố, mình có thể suy ra được: họ đang muốn chuyển đổi toàn bộ giải pháp IT của họ. Từ nhiều cục, họ muốn tất cả centralize lại thành một cục, một nền tảng, nhưng có nhiều giải pháp trong đó.

Họ vừa chuyển đổi thành công ERP sang nền tảng Microsoft, giờ tiếp theo sẽ là CRM, sau đó là e-Office, POS và kể cả toàn bộ cơ sở hạ tầng.

Đó chính là mong muốn sâu sa nhất của họ. Những giải pháp hiện tại chạy tốt, nhưng về cơ bản, nó đang không tập trung, và data vẫn đang nằm rải rác rất nhiều nơi. Và điều này không đáp ứng được hướng đi lâu dài của BOD.

Khi hiểu được điều này, anh em sẽ có hướng tiếp cận khách hàng phù hợp hơn. Cách đề xuất và đánh giá giải pháp phù hợp hơn, so với việc, chỉ nghĩ một cách đơn giản cục bộ là họ chỉ đang cần một giải pháp về CRM.

Và một lần nữa, giải pháp mình đề xuất đáp ứng được nhu cầu hiện tại của khách hàng. Nhưng nó cũng phải map được với hướng đi lâu dài của họ trong tương lai.

5. Phân tích và thiết kế

Analysis and Design, chắc chắn ai làm Business Analyst cũng đều làm cái này.

Requirement Analysis and Design để đơn giản thì mình có thể hiểu là một loạt các việc bao gồm:

  • Tổ chức và sắp xếp các requirement một cách có cấu trúc.
  • Phân loại rõ các loại requirement.
  • Verify requirement với internal team.
  • Validate requirement với khách hàng.
  • Làm tài liệu và mô hình hóa các requirement phù hợp với từng stakeholders cụ thể.
  • Cùng với team đề xuất solutions phù hợp.
  • Xác định những solution nào đáp ứng được business needs.
  • Có thể là ước tính được những giá trị mà solution đó mang lại như thế nào so với các solution khác. Hoặc có thể show cho khách hàng thấy Return On Investment là như thế nào.

6. Đánh giá giải pháp

Cái này thì rõ ràng quá rồi chứ hả anh em.

Không thể nào đi thuyết phục khách hàng ăn một món ăn dở, mà ngay cả mình cũng ghét nữa 🙂 Mình phải đánh giá một cách rất khách quan và tâm huyết với giải pháp mình đem lại thì mình mới có thể deliver một cách hoàn chỉnh nhất có khách hàng được.

Như mình có nói ở trên, không chỉ hiệu quả trong thời điểm hiện tại mà còn phải phù hợp với hướng đi lâu dài của khách hàng.

.

.

Ô kê mình sẽ tạm kết bài này ở đây. Hi vọng qua bài này, anh em hiểu được: 6 Knowledge Areas của một người làm BA, tức nhóm kiến thức chuyên môn của một người làm BA. Nó bao gồm:

  • Business Analysis Planning and Monitoring – Lên kế hoạch và theo dõi tiến độ
  • Elicitation and Collaboration – Moi móc và cấu kết
  • Requirements Life Cycle Management – Quản lý requirements
  • Strategy Analysis – Hiểu chiến lược của khách hàng
  • Requirements Analysis and Design Definition – Phân tích và thiết kế
  • Solution Evaluation – Đánh giá giải pháp

Mỗi ngành nghề có những kiến thức chuyên môn nhất định, và BA cũng có nhóm kiến thức chuyên môn của riêng mình.

Hiểu và cố gắng áp dụng nó vào công việc và cuộc sống. Mình cũng đang cố gắng từng ngày, nhưng nhớ áp dụng một cách linh hoạt và đừng rập khuôn nhé anh em 🙂

Hẹn gặp anh em ở những bài sau. Bái baiii!

Bài viết gốc được đăng tải tại thinhnotes.com

Xem thêm:

Xem thêm công việc CNTT hấp dẫn trên TopDev